Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận – Trịnh Tiểu Lan

Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận - Trịnh Tiểu Lan

Thể Loại Kỹ Năng Sống
Tác Giả Trịnh Tiểu Lan
NXB NXB Thanh Niên
CTy Phát Hành Minh Long
Số Trang 320
Ngày Xuất Bản 08 – 2018
Xem Giá Bán Trên FAHASA T I K I SHOPEE

I. Giới thiệu sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

Sách Kỹ Năng Sống: Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận (Cuốn Sách Nghiên Cứu Tâm Lý Học Để Thay Đổi Cuộc Sống )

Có câu cách ngôn “Ở nhà nhờ bố mẹ, ra ngoài cậy bạn bè”, nói như vậy đủ hiểu quan hệ xã hội có vai trò quan trọng thế nào trong đời sống. Tuy nhiên quan hệ xã hội lại cũng là chuyện phức tạp nhất. Học ăn học nói học gói học mở là lời dặn con từ thuở lọt lòng. Dựa vào kiến thức tâm lý học, cuốn sách giúp bạn phân định rõ hơn những chuyện nên nói, nên làm cũng như gợi ý cho bạn cách nói, cách làm khiến người khác thấy tâm phục khẩu phục.

  • Muốn thăng chức, muốn tăng lương, phải nói thế nào?
  • Muốn từ chối, lại sợ người khác phiền trách, phải làm thế nào?
  • Muốn lỗi hẹn, lại sợ người khác tức giận, phải làm thế nào?
  • Muốn chỉ trích, muốn bảo ban, lại sợ người ta tự ái, phải làm thế nào?
  • Muốn thay đổi giao ước, lại sợ bị tẩy chay, phải nói thế nào, làm thế nào?
  • Nhất cử nhất động đều tạo phản ứng dây chuyền, chuyện gì không được nói, hễ nói sẽ sai? Việc gì không được làm, hễ làm sẽ tiếc?

Hãy học hỏi từ các bậc thầy chiến lược, nghe họ nói, xem họ làm, rồi bạn sẽ tỏa sáng.

II. Review sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

Review sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận - Trịnh Tiểu Lan

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Dưới đây là tổng hợp Review sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận của tác giả Trịnh Tiểu Lan. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.

Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.

1. VŨ PHƯƠNG review sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

“Về hình thức, bìa sách đẹp và bắt mắt, in trên giấy xốp nên cầm rất nhẹ, khổ sách to, được bọc màng co nên lúc nhận mình rất vui vì sách mới tinh à ^^ Nhưng mình còn đánh giá cao hơn nữa ở phần nội dung sách. Sách có rất nhiều đề tài hay, xoay quanh việc ăn nói, việc đối nhân xử thế sao cho hợp lòng người. Nhiều khi mình cũng rất ngại khi phải từ chối 1 việc gì đó, hoặc phải xin xỏ điều gì, nhưng cuốn sách đã đưa ra rất nhiều lời khuyên bổ ích, thiết thực và chi tiết để mình hoàn thiện hơn trong giao tiếp. Các chủ đề đa dạng giúp bạn đọc dễ dàng tìm cho mình 1 “bí kíp” thích hợp để áp dụng trong 1 tình huống thích hợp. Tác giả đôi chỗ viết còn hơi dài dòng nhưng nếu kiên nhẫn đọc hiểu thì bạn sẽ thấy có ích lắm đấy ^^ Một cẩm nang hữu hiệu phù hợp với mọi đối tượng !”

2. TAU LEOS review sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

“Đây là một cuốn sách rất hay, là một trong những cuốn sách mình yêu thích nhất. Ưu điểm, bìa ngoài đẹp, bắt mắt,… Chất lượng giấy in rất tốt: mịn, đẹp, chữ không bị nhòe, mờ,… Cái hay của cuốn sách là đã phản ánh được thực trạng chung của rất nhiều người, khiến người đọc ngay từ khi đọc cái nhan đề đã thấy hứng thú vào đọc rồi. Bất kể một ai trong chúng ta cũng đều có khao khát được tôn vinh, mong muốn được mọi người tôn trọng, ghi nhận, thế nhưng phần lớn trong chúng ta vẫn còn đang thiếu những kĩ năng đó. Cuốn sách sẽ chỉ ra cho bạn thấy những lỗ hổng trong cách nói và làm việc của bạn. Qua đó cung cấp những bài học, kinh nghiệm và ví dụ cụ thể để giúp bạn đạt được những gì bạn muốn và gặt hái được thành công.

Cuốn sách rất hay, mang tính thực tế cao, phù hợp với nhiều lứa tuổi trong cuộc sống”

3. T.A review sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

Một quyển sách rất bổ ích. Ngày nay, với sợ bùng nổ của công nghệ, mọi người thường có xu hướng “đắm mình” vào đó mà không chịu ra ngoài. Do vậy, có không thiếu bạn trẻ không biết cách cư xử sao cho hợp lí, thậm chí còn có chút cách li với thế giới bên ngoài. Thế nên, cuốn sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận này sẽ là một cuốn sách kỹ năng tuyệt vời. Tác giả đưa ra những bài học kinh nghiệm cho chúng ta trong quá trình giao tiếp trong, từ đó để ta tự áp dụng cho chính hoàn cảnh của mình. Cuối mỗi phần, tác giả còn tóm tắt lại nội dung chính một cách ngắn gọn, súc tích. Có điều là lời văn hơi khô khan nên không mấy hấp dẫn và lôi cuốn được người đọc lắm. Nhưng đây thực sự là một cuốn self-help tốt!

4. LAN DƯƠNG review sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

Trong thời đại ” nhất quan hệ, nhì tiền tệ, ba – trí tuệ ” này, giao tiếp trở thành một kĩ năng quan trọng trong mọi lĩnh vực, nhưng nó cũng đòi hỏi phải có ”kĩ thuật” cao. Cuốn sách sẽ cung cấp cho chúng ta những phương pháp thực tiễn và hữu ích, giúp ta ghi điểm trước người đối diện và nâng cao giá trị bản thân. Ví dụ như:

  • Làm thế nào để người khác cảm mến ngay từ cái nhìn đầu tiên?
  • Làm sao có thể nói chuyện để cuốn hút người nghe?
  • Làm thế nào để nhìn thấu ý tứ trong lời nói của đối phương?
  • Từ chối nhưng không làm đối phương mất mặt?
  • Phê bình nhưng lại tạo thiện cảm với người “được” phê bình?
  • Phương pháp ghi điểm trong mắt lãnh đạo?

Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong “Nói thế nào để được chào đón, làm thế nào để được ghi nhận”. Một cuốn sách tuyệt vời giúp kẻ yếu trở thành kẻ mạnh, giúp tìm kiếm và tạo lập các mối quan hệ, chỉ ra những cách ứng xử thông minh trong giao tiếp, giúp thu phục lòng người. Đây chính là quyển sách cần thiết dành cho những người nhân viên văn phòng và cả những người lãnh đạo. Tin tôi đi, đối thủ của bạn không mong bạn đọc được quyển sách này đâu :)))

5. KHẢ VY review sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

Để có thể giao tiếp thành công thì việc chú ý để sắc mặt của người đối diện cũng vô cùng quan trọng. Khi nắm được tâm ý của người khác thông qua thần thái của nét mặt thì bạn sẽ biết cách nói những câu nào để làm họ vui hay kể những câu chuyện nào đó để thay đổi tâm trạng.

Nếu cảm thấy họ chán với chủ đề bạn đang nói thì hãy ứng biến mà đổi ngay những chuyện khác thú vị hơn để thu hút sự chú ý của đối phương. Đừng để buổi nói chuyện trở nên nhàm chán và vô vị. Hơn thế nữa, chúng ta cần phải tìm hiểu một chút và biết tính cách của người sắp nói chuyện với mình.

Nếu họ là người thẳng thắn thì chúng ta cần tránh cách nói lòng vòng. Nếu người đối diện có tính cách trầm ổn, nhẹ nhàng thì nên dẫn dắt một chút trước khi vào chủ đề chính của câu chuyện. Hơn thế nữa, quyển sách cũng đưa ra những cách thiết thực để giải quyết những tình trạng bất lợi trong quá trình giao tiếp.

Khi xảy ra sự mâu thuẫn, tốt nhất là không tranh cãi để tránh tạo ra xung đột không đáng có. Điều tiên quyết chính là kiểm soát cảm xúc của bản thân và biết khi nào im lặng là cần thiết. Đôi lúc cũng cần chấp nhận lời nhận xét của người khác để sửa đổi bản thân và nếu biết cách thể hiện sự lắng nghe cũng như tôn trọng lời nói của người khác thì mọi người sẽ đón nhận bạn với ánh mắt thiện cảm hơn rất nhiều.

6. LAM NGỌC review sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

“Nói thế nào để được chào đón, Làm thế nào để được ghi nhận” là một cuốn sách rất hay, là một trong những cuốn sách mình yêu thích nhất. Ưu điểm, bìa ngoài đẹp khá bắt mắt ( thật ra là cái tên sách khiến mình tò mò hơn ). Chất lượng giấy in rất tốt: mịn, đẹp, chữ không bị nhoè, mờ,… Cái hay của cuốn sách là đã phản ánh được thực trạng chung của rất nhiều người, khiến người đọc ngay từ khi đọc cái nhan đề đã thấy hứng thú vào đọc rồi. Bất kể một ai trong chúng ta cũng đều có khao khát được tôn vinh, mong muốn được mọi người tôn trọng, ghi nhận, thế nhưng phần lớn trong chúng ta vẫn còn đang thiếu những kĩ năng đó. Cuốn sách sẽ chỉ ra cho bạn thấy những lỗ hổng trong cách nói và làm việc của bạn. Qua đó cung cấp những bài học, kinh nghiệm và ví dụ cụ thể để giúp bạn đạt được những gì bạn muốn và gặt hái được thành công. Cuốn sách rất hay, mang tính thực tế cao, phù hợp với nhiều lứa tuổi trong cuộc sống.

7. THƯ review sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

Nội dung quyển này có nhiều điểm tương đồng với cuốn Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie. Văn phong Á Đông vốn đã gần gũi với cách tư duy của người Việt, khi dịch sang tiếng Việt không bị cứng nhắc hay khó hiểu như một số quyển sách dịch từ tiếng Anh, nhờ vậy mà mình đọc quyển này cảm thấy lĩnh hội các ý tưởng nhanh hơn. Có một số ví dụ trong sách là mượn từ Đắc Nhân Tâm, thay tên đổi họ sang tên Trung Quốc thôi, nhưng cũng có rất nhiều ví dụ đặc trưng cho văn hóa Trung Quốc, rất gần với văn hóa Việt Nam và hoàn toàn có thể áp dụng vào môi trường ở Việt Nam được, nhất là các ví dụ về giao tiếp ở nơi làm việc. Sách không quá dày, chữ hơi bé và dày đặc.

8. ĐINH CÔNG HỢP review sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

Mình mua cả 2 cuốn về kỹ năng nói của Minh Long là cuốn “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” và cuốn này thì mình thấy cả 2 đều đáng đọc.Tuy nhiên cùng là một chủ đề về Nói nên sự trùng lặp về ý tưởng đôi khi khó tránh khỏi. Nhưng với mỗi tác giả thì sẽ có góc nhìn khác nhau và có cách sắp xếp và đề cập khác nhau. Ở cuốn “Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận” thì có đề cập thêm về việc phải làm thế nào nữa, cách ứng xử cũng rất hay nên sẽ đầy đủ hơn. Có thể nói cuốn sách này là sự kết hợp cả hai kỹ năng dụng ngôn – xử thế.

9. LING LING review sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

Tôi đã mua quyển “Nói thế nào để được chào đón, làm thế nào để được ghi nhận” và học hỏi rất nhiều điều từ quyển sách này. Nội dung rất hay nói về những kỹ năng ứng xử khéo léo trong cuộc sống, cũng như vừa lòng mình được lòng người rất cần thiết cho mỗi con người.Tôi cảm thấy học được rất nhiều điều bổ ích,kinh nghiệm và tự tin hơn trong giao tiếp khi đọc nó. Về chất lượng in sách chỉ có thể nói là cực kỳ tốt. Đây là một quyển sách rất đáng để đọc và cảm nhận.

III. Trích dẫn sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

Trích dẫn sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận - Trịnh Tiểu Lan

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Trích đoạn sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

Chương 1: Hiểu tâm lý của đối phương khi nói chuyện

PHẦN I: NÓI THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC CHÀO ĐÓN

Nói chuyện là phương thức trực tiếp nhất để có được sự yêu mến của người khác. Nói chuyện không chỉ đơn thuần là giao lưu mặt đối mặt mà còn là một môn nghệ thuật giao tiếp, mọi người đều cần phải rèn luyện.

Bài 1: Căn cứ vào thân phận, địa vị của đối phương để nói chuyện

Thanh niên ngày nay luôn đòi hỏi giải phóng cá tính, coi trọng sự bình đẳng, coi thường phép tắc trên dưới mà tổ tiên truyền lại. Người Phương Đông từ xưa tới nay coi trọng bổn phận, làm theo quy tắc, chỉ cần biết vị trí của mình là gì trong xã hội là sẽ ngoan ngoãn chấp nhận, bởi họ sợ gây rắc rối. Điều này nhìn qua thì thấy có vẻ như mang tính cách hiền lành nhút nhát nhưng thực chất là thông minh, thỏa đáng. Trong phim cổ trang thường có cảnh tượng như thế này: Một thường dân chạy đến chỗ quan phủ, chỉ vào mặt quan chửi quan hồ đồ, mặc dù nhìn thì có vẻ dũng cảm, khí thế nhưng rốt cuộc đều bị lôi ra ngoài, đánh cho một trận nhớ đời. Hoặc ví như trong quán trọ có khách đến, nếu là một thư sinh chất phác, tiểu nhị sẽ nói: “Khách quan đi đường vất vả rồi, ở đây chúng tôi có hai món rau dưa với một bình rượu nhỏ, xin mời uống cho ấm người!” Nếu là một ông chủ vừa nhìn đã biết giàu có, tiểu nhị sẽ nói: “Lão gia, quán trọ mới có hải sản, có rượu hảo hạng dành cho ngài đấy ạ!” Quán có một tiểu nhị khéo léo như vậy, việc kinh doanh không tốt mới là lạ. Nếu đổi đối tượng, nói ngược lại hai câu nói này thì thư sinh sẽ cảm thấy bị bới móc, còn lão gia sẽ cảm thấy quán trọ nghèo nàn, không xứng với mình. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Nằm ở chỗ trước khi nói cần xác định rõ thân phận địa vị của đối phương.

Những người trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm có thể nghĩ rằng điểm này không quan trọng. Thực tế là, khi chúng ta nói chuyện, nếu biết căn cứ vào thân phận địa vị của đối phương thì không những sẽ phù hợp với lễ nghi xã giao cơ bản mà còn phù hợp với nhu cầu tâm lý của con người. Một khi lời bạn nói thỏa mãn nhu cầu tâm lý của người khác thì dĩ nhiên sẽ hỗ trợ cải thiện và tăng cường quan hệ giữa chúng ta với những người xung quanh. Nói một cách cụ thể, trong quá trình giao tiếp, nhìn vào thân phận địa vị của đối phương để nói chủ yếu sẽ có những tác dụng dưới đây:

1. Tăng cường sự đồng thuận của đối phương với thân phận địa vị của mình

Trong nội dung lý luận tháp nhu cầu, Maslow – nhà tâm lý học người Mỹ cho rằng: Nhu cầu tự thể hiện bản thân là một nhu cầu khá cao, biểu hiện thông thường của nó là cảm thấy vinh dự và thành công, nó không giống với “sĩ diện” mà là điều kiện cần thiết để một người nào đó khẳng định được vị trí và vai trò của mình. Vì vậy, câu nói “Binh sĩ không muốn làm tướng quân thì không phải binh sĩ tốt” cũng có lý do của nó. Mục đích của nó là để thể hiện giá trị của bản thân, đồng thời cảm nhận được sự uy nghiêm và vinh dự từ địa vị của mình.

Ai cũng có lòng hư vinh, nếu bạn cảm thấy điều này là thô tục, thì bạn có thể lánh thân ở nơi chùa chiền không dính bụi trần. Nhưng bạn cần biết rằng, trong chốn tu hành cũng có phân biệt về đẳng cấp, thân phận, địa vị; tu sáu bảy mươi năm đổi lấy một tiếng “sư tổ” của chúng đệ tử, và cũng ngần ấy năm để đổi lấy một câu “đại sư” trên giang hồ.

2. Đôi bên cùng có lợi

Tâm lý học xã hội cho rằng, lời nói và hành vi của mỗi thành viên trong xã hội đều nên phù hợp với quy phạm hành vi và chuẩn mực đạo đức về vai trò và địa vị của người đó. Trong giao tiếp xã hội, do mỗi người có vai trò địa vị khác nhau nên sẽ quyết định các phương thức khác nhau khi con người giao tiếp. Căn cứ vào thân phận địa vị của người khác để vận dụng cách nói chuyện tương ứng, có thể duy trì khoảng cách qua lại thích hợp giữa bạn và đối phương, đồng thời cũng khiến quan hệ giữa bạn và đối phương ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Khái niệm “vai diễn xã hội” do từ chuyên môn là vai diễn trong phim và kịch diễn tiến mà thành. Các nhà xã hội học, trong quá trình phân tích tương tác xã hội đã phát hiện, sân khấu xã hội và sân khấu trong phim có một số điểm tương đồng, vì vậy người ta liền mượn khái niệm “vai diễn” trong phim để áp dụng trong tâm lý học và xã hội học.

Trong cuộc sống, có một số người khi nói chuyện với người khác không phân biệt già trẻ lớn bé, không phân biệt trước sau trên dưới, không hiểu rõ mối quan hệ giữa mình và những người xung quanh. Những người như thế này nói chuyện, chứ đương nhiên người khác sẽ không bao giờ muốn nghe, đừng nói đến chuyện thông qua giao tiếp để kéo gần mối quan hệ với người xung quanh. Nói tóm lại, cuộc đời giống như một bộ bài, địa vị xã hội là số trên quân bài, cùng là quân bài nhưng tác dụng không giống nhau. Bạn là số 5 thì không thể thắng được số 6, đây là thứ tự. Nếu bạn đảo lộn thì khó có thể tiếp tục chơi được. Vì thế, hãy đánh bài theo lẽ thường, bạn có thể là một con số 5 vui vẻ, nhưng hãy nhớ còn con số 6 lớn hơn bạn.

3. Tăng cường sự tôn trọng của người khác đối với bạn

Nếu bạn có thể căn cứ vào thân phận địa vị của đối tượng giao tiếp để áp dụng các phương thức nói chuyện khác nhau, đặc biệt là với những người cần tôn trọng đặc biệt, yêu cầu cách nói và thái độ có sự chú trọng cần có thì điều này là vô cùng quan trọng. Như thế vừa có thể thỏa mãn nhu cầu tâm lý của đối phương, lại vừa thể hiện được tố chất và sự tu dưỡng của bản thân, từ đó cũng khiến người khác báo đáp lại bạn sự tôn trọng tương tự. Sự tôn trọng và quan tâm của con người luôn là sự tương tác qua lại với nhau, điều này vừa phù hợp với sự miêu tả của định luật hấp dẫn trong tâm lý học, vừa phù hợp với tâm lý thiếu hụt nội tại của con người – cho dù là trong giao tiếp hay là những lúc khác, con người thường nỗ lực tìm kiếm sự cân bằng tâm lý, khi bạn tôn trọng và đối xử trọng hậu với người khác, người khác sẽ nghĩ mọi cách đáp lại sự đãi ngộ tương tự với bạn trong thái độ hoặc hành vi.

CẨM NANG NÓI CHUYỆN LÀM VIỆC

Tục ngữ có câu: “Liệu cơm gắp mắm”, chúng ta cần căn cứ vào sự khác biệt về thân phận, địa vị của đối phương để áp dụng các phương thức nói chuyện khác nhau. Vậy, khi nói chuyện chúng ta cần lưu ý những gì?

(1) Hiểu rõ thân phận địa vị của mình

Bất cứ khi nào nói chuyện, chúng ta cũng đều phải hiểu rõ thân phận và địa vị của mình. Điều cần đặc biệt chú ý là: Trong các trường hợp khác nhau, trước những đối tượng khác nhau, thì bạn sẽ có những thân phận và địa vị khác nhau. Ví dụ ở nhà, bạn có thể là phụ huynh nghiêm khắc, nhưng trong công việc, địa vị của bạn lại được quyết định bởi chức vụ hoặc mức độ coi trọng của mọi người trong cơ quan.

(2) Hiểu được sự khác biệt về địa vị của mình và đối phương

Vai trò hay địa vị của mỗi người trong xã hội chỉ mang tính tương đối, khi chúng ta nói chuyện với người khác, phải hiểu địa vị của bản thân và địa vị của đối phương có sự khác biệt hay không. Nếu có thì sự khác biệt ấy là lớn hay nhỏ, phải hiểu rõ điểm này thì khi nói chuyện với người khác chúng ta mới không nhầm lẫn và phạm lỗi được.

Bài 2: Căn cứ vào biểu cảm khuôn mặt của đối phương để nói chuyện

Đắm chìm trong tình yêu, cô gái với tâm trạng rối bời khi cãi nhau với bạn trai, thường khóc lóc chất vấn: “Rốt cuộc anh có yêu em không?” Sau đó vì một câu nói “Anh yêu em” khô khan từ bạn trai, sẽ lập tức tin tưởng và tha thứ cho đối phương; bạn bị mất tự tin trong công việc, đối mặt với giám đốc khó tính, thỉnh thoảng cũng căng thẳng tới mức không biết phải nói thế nào.

Vậy là do bạn trai quá giỏi ngụy trang hay giám đốc quá khó tính đã khiến bạn lâm vào tình cảnh như vậy? Đều không phải, tất cả bắt nguồn từ chính bạn: Để trở thành một người sáng suốt, có tình yêu đẹp đẽ, làm nhân viên được ưu ái, chuẩn bị cho việc thăng chức, tất cả đều cần bắt đầu từ vai trò của tâm lý học.

Tục ngữ có câu: “Biết người biết mặt mà không biết lòng”, trái tim con người ẩn sâu, chỉ có bạn mới hiểu được chính nó mà thôi. Tâm lý học dạy bạn “biết mặt”, “mặt” ở đây chỉ biểu cảm khuôn mặt. Xét từ góc độ khoa học, chính là giải mã tâm lý qua khuôn mặt.

Bạn có biết thương nhân Ba Tư cổ đại khi định giá cho đá quý đã có mánh khóe gì không? Họ dựa vào mức độ giãn nở đồng tử của khách hàng khi nhìn thấy đá quý để định giá, đồng tử giãn nở càng lớn, chứng tỏ khách hàng càng thích đá quý. Cho nên chúng ta mới thường nghe thấy khách hàng than phiền thế này: “Vì sao càng là những thứ mình thích thì lại càng đắt nhỉ?”

Nhìn ví dụ nhỏ ở trên, có phải bạn đã hiểu ra điều gì rồi không? Làm ăn buôn bán cần dựa vào biểu cảm khuôn mặt của người khác để suy đoán tâm tư trong lòng đối phương. Bình thường, khi chúng ta giao lưu nói chuyện với người khác, cũng cần phải kết hợp với biểu cảm khuôn mặt của đối phương. Ví dụ, muốn biết điều mình nói có phải là điều mà đối phương thật sự muốn nghe không, vậy thì khi nói chuyện, bạn hãy chú ý quan sát ánh mắt của đối phương. Người giỏi nói dối thế nào cũng có một đôi đồng tử thành thực. Các nhà tâm lý học thông qua nghiên cứu đã phát hiện, đồng tử có thể phản ánh chân thực biến đổi nội tâm của một người. Khi người ta nhìn thấy hoặc nghe thấy người hay sự vật mà mình thích, đồng tử sẽ nhanh chóng giãn nở; ngược lại, đồng tử sẽ thu nhỏ. Vì thế, lần sau nói chuyện với bạn bè, bạn nhất định không được chỉ biết ngồi đó nói những chuyện mình cho là thú vị, mà nên nói ra chủ đề với mục đích thăm dò, sau đó quan sát biểu cảm khuôn mặt của mọi người, nếu họ đều tỏ ra không quan tâm tới mình, biểu lộ vẻ mặt không quan tâm thì tốt nhất bạn nên chuyển chủ đề nói chuyện.

Nhà tâm lý học nổi tiếng, chuyên gia nhận biết nói dối nổi tiếng trên thế giới – Paul Ekman nói: “Chúng ta dùng thanh quản để nói chuyện, nhưng chúng ta dùng biểu cảm khuôn mặt, thanh điệu, thậm chí toàn bộ cơ thể để biểu đạt và truyền tình cảm. Khuôn mặt rất trung thực, hơn nữa thường xuyên biểu lộ tâm trạng của con người. Con người không thể khống chế biểu cảm khuôn mặt của mình một cách có ý thức.”

Paul Ekman (15 tháng 2 năm 1934 – ) là nhà tâm lý học người Mỹ, sinh ra ở Washington, Hoa Kỳ. Ông chủ yếu nghiên cứu sự biểu đạt của cảm xúc và hoạt động sinh lý của nó, những biểu hiện của nét mặt thể hiện sự lừa gạt trong giao tiếp. Ông là người đi đầu trong việc nghiên cứu cảm xúc và biểu cảm khuôn mặt. Năm 1991, ông giảnh giải thưởng cống hiến khoa học xuất sắc do hiệp hội tâm lý học của Mỹ trao tặng. Ông là nguyên mẫu của nam diễn viên chính Cal Lightman trong bộ phim Lie to me (Dối trá) của Mỹ.

Dưới đây là một số thông tin giải mã biểu cảm khuôn mặt, được phân tích từ góc độ tâm lý học trong bộ phim Lie to me rất được ưa chuộng của Mỹ.

  1. Người nói dối sẽ không giống như bình thường né tránh ánh mắt của đối phương mà càng cần giao lưu bằng ánh mắt để phán đoán đối phương có tin vào lời anh ta nói hay không.
  2. Nếu khi đối phương kể lại sự việc, đồng tử nhìn về phía dưới bên trái, điều đó chứng tỏ bộ não đang nhớ lại, những gì nói là sự thật. Còn nếu đối phương không chớp mắt, kể lại một cách lưu loát thì rất có thể là đang nói dối, bởi vì nói dối không cần quá trình nhớ lại.
  3. Khi đã biết còn cố tình hỏi, lông mày sẽ hơi vểnh lên trên.
  4. Khi cười giả tạo, khóe mắt không có nếp nhăn.
  5. Nhếch mép biểu thị sự khinh miệt.
  6. Biểu cảm ngạc nhiên, sợ hãi trên một giây, chứng tỏ là giả vờ.
  7. Đối phương tỏ ra coi thường lời chất vấn của bạn, thông thường lời chất vấn của bạn sẽ là thật.
  8. Chớp mắt khi mỉm cười chứng tỏ thật sự nghĩ tới chuyện khiến người ta hạnh phúc.
  9. Bĩu môi là biểu cảm phạm lỗi kinh điển, hành vi tiềm thức này tiết lộ người nói dối không tự tin vào lời nói của mình.
  10. Cằm rung mạnh chứng tỏ đang tức giận.
  11. Không có biểu cảm và xuất hiện biểu cảm quan trọng như nhau, nếu đối phương không thay đổi ánh mắt, tỏ ra bình tĩnh quá mức, rất có thể anh ta chính là cao thủ nói dối.
  12. Khi biểu cảm hai bên khuôn mặt không đối xứng, rất có thể người đó đang ngụy trang tình cảm.

Trong giao tiếp xã hội, cần nói những lời như thế nào để có thể thu hút được sự chú ý của người khác, khiến người khác nảy sinh ấn tượng tốt đẹp với bạn? Nếu trước đó chưa hiểu rõ về người khác, vậy thì phải làm cho bản thân trở nên linh hoạt hơn, trong quá trình giao lưu cần phải quan sát lời nói, sắc mặt của người khác một cách tỉ mỉ, nghiêm túc nghiền ngẫm tâm tư của họ, sau đó căn cứ vào tâm tư của họ để nói những lời phù hợp với nhu cầu tâm lý của họ. Với những người như thế, người nói chuyện không thể không yêu mến.

……

Trên đây là một trích đoạn sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận – Trịnh Tiểu Lan. Nếu các bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản nhé!

Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận - Trịnh Tiểu Lan

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè!

Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!

5/5 - (9 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Trích dẫn sách Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc - OSHO

Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc – OSHO

"Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc" Bằng sự gần gũi và tình yêu, bằng cách cởi mở với nhiều người khác, bạn sẽ càng trở nên giàu có. Và nếu có thể sống trong tình yêu sâu sắc, trong tình bạn bền chặt, trong sự gần gũi thân thiết với nhiều người, tức là bạn đã có một cuộc sống đúng nghĩa. Và cho dù ở đâu, bạn đều học được cách sống và sống hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *