Thể Loại | Tôn Giáo – Tâm Linh Tâm Lý – Kỹ Năng Sống |
Tác Giả | Đại sư Tinh Vân |
NXB | NXB Hà Nội |
CTy Phát Hành | Skybooks |
Số Trang | 248 |
Ngày Xuất Bản | 08-2020 |
Xem Giá Bán Trên | FAHASA T I K I SHOPEE |
I. Giới thiệu sách Đường Nào Cũng Trong Lòng Bàn Tay
“Trời đã cho ta hạt giống sinh mệnh, chỉ có thể nỗ lực chăm sóc đến ngày nở hoa.”
Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi.
Trên đời này vận mệnh thực sự có tồn tại, hiển hiện trên nét mặt, trên đường chỉ tay, nhưng chẳng phải tất cả đều thuộc về con người chúng ta hay sao?
Bàn tay nhỏ bé của con người có thể làm được những gì?
Có thể lật giở trang sách để tiếp thu tri thức, làm giàu tâm hồn.
Có thể lao động cần cù để tạo ra của cải giá trị.
Có thể buông bỏ hận thù, thả trôi phiền não.
Có thể nâng đỡ những mảnh đời khác, trao gửi yêu thương.
Có thể vạch ra đường đi cho chính mình, nắm bắt cơ hội, siết chặt quyết tâm.
Tự do chân chính không phải là nhàn thân lười biếng, mà là nỗ lực để có một chân trời rộng lớn tốt đẹp hơn. Đừng đợi ai đó cầm tay mình chỉ đường dẫn lối, hãy chủ động bắt tay học hỏi. Đừng đợi ai đó đặt vào tay mình những thứ sẵn có, hãy tự tạo ra cuộc sống cho mình.
Bởi vì, đường nào cũng trong lòng bàn tay!
Tiếp nối phần “sự nghiệp và cuộc sống” từ cuốn sách “Một đời đáng giá, đừng sống qua loa”, “Đường nào cũng trong lòng bàn tay” là phần “nhân sinh và tinh thần”, tập hợp những tri thức quý báu và lời khuyên chân thành từ Đại sư Tinh Vân, để mỗi người đọc thấu hiểu bản thân, hoàn thiện “một đời đáng giá” của mình.
Giới thiệu về Đại Sư Tinh Vân
Đại sư Tinh Vân sinh ngày 22 – 7 năm Đinh Mão (1927) tại Giang Đô, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Là con thứ ba trong một gia đình có bốn anh chị em, năm lên 5 tuổi ngài bắt đầu ăn chay, đến năm 12 tuổi, ngài đến xin xuất gia với Hòa thượng Chí Khai Thượng Nhân chùa Đại Giác ở Nghi Hưng, vốn tư chất thông minh lại thâm tín Phật pháp chẳng bao lâu sau ngài tốt nghiệp Học viện Phật giáo Tiêu Sơn.
Đến năm 1967, Phật Quang Sơn ra đời dưới sự lãnh đạo của ngài. Từ đó đến nay Phật Quang Sơn đã ngày một phát triển về mọi mặt như văn hóa, giáo dục, từ thiện… Có thể nói, đó chính là một minh chứng hùng hồn nhất của diện mạo Phật giáo trong thời đại hiện nay.
Với hoài bão lớn lao, Đại sư đã ngày đêm không mệt mỏi đẩy mạnh sự nghiệp hoằng pháp, văn hóa và giáo dục Phật giáo, ngài thành lập Trung tâm phục vụ Văn hóa Phật giáo, xây dựng học viện Phật giáo, sáng lập các nhà trưng bày mỹ thuật, thư viện, nhà xuất bản, nhà sách, các trường học, Học viện Tùng lâm Phật giáo, v.v…
Bên cạnh đó, ngài đã chỉ đạo biên soạn Phật Quang Đại tạng kinh, Phật Quang đại từ điển và cho xuất bản Trung Quốc Phật giáo bạch thoại kinh điển bảo tạng, v.v… Với tinh thần không ngại gian khó, ngài đã thuyết giảng khắp nơi từ Đài Loan, đến các nước Đông Nam Á, qua châu Âu, châu Mỹ, từ chùa đến trường học, từ tổ chức chính phủ đến tổ chức tư nhân, từ nhà tù đến trung tâm quân sự…
II. Đánh giá của độc giả về “Đường Nào Cũng Trong Lòng Bàn Tay”
1. Độc giả Diệu Linh nhận xét về tác phẩm Đường Nào Cũng Trong Lòng Bàn Tay
“Đường Nào Cũng Trong Lòng Bàn Tay” Một cuốn sách hay về nội dung! Lần đầu đọc sách mang ý niệm về tôn giáo Phật pháp. Mỗi một câu chuyện kèm theo một lời răn ý nghĩa, giúp người đọc suy ngẫm và nhìn lại bản thân. “ Ý nghĩa của cuộc sống nằm ở việc cống hiến cho đời, để lại từ bi cho xã hội, để lại tín ngưỡng cho bản thân”
2. Độc giả Minh Nhật nhận xét về tác phẩm Đường Nào Cũng Trong Lòng Bàn Tay
Trạng Tử đã từng nói “Nhân sinh thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích”. Ý chỉ của câu nói này là đời người trong trời đất cũng như ngựa câu trắng chạy qua khe hở. Câu là một loại ngựa tốt, thiên lí câu là ngựa chạy nghìn dặm. Ngựa câu đã chạy nhanh, nhìn ngựa câu chạy qua khe hở thì càng nhanh gấp bội (ấn tượng thị giác do bị thu hẹp trường nhìn).
Đức Phật xưa kia đã từ bỏ thân phận hoàng tử cao quý bước chân ra khỏi Thành, lần đầu tiên tiếp xúc với cuộc sống hiện tại thì bố thứ mà đầu tiên ông nhìn thấy chính là Sinh Lão Bệnh Tử, là bốn nỗi khổ đau lớn nhất của đời người.
Trong suốt cuộc đời mình con người không ngừng tìm kiếm sự An Yên và không ngừng sợ hãi trước sự già nua chết chóc. Như thế nào là An yên? Và Tại sao biết trước cái chết sẽ đến mà người ta vẫn luôn luôn sợ hãi.
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
“Đường nào cũng trong lòng bàn tay” giống như một nốt nhạc trầm trong một bản nhạc đầy các nốt reo vang. Là nới tâm hồn tìm được chốn nương nhờ sau hàng vạn các đơn đau nghiệt nghã. Bên trong cuốn sách này là những lời thuyết giảng của Đại sư Tinh Vân, giúp chúng ta từ bỏ được chấp niệm và có được cuộc sống hưởng lạc. Chừng nào vẫn bi thương đau khổ thì chúng ta sẽ không có được sự giải thoát chân chính. Chỉ cần chúng ta ung dung tự tại thì dù hoàn cảnh vẫn thế nhưng tâm can đã được giải thoát rồi. Chúng ta đến với thế giới này giống như một cuộc dạo chơi, cõi nhân gian chỉ là nơi chú ngụ của thân xác, giống như quan niệm sắc không của phật giáo.
Mỗi buổi sáng chúng ta nhìn thấy giọt sương trên những ngọn cỏ, nhưng đến trưa khi ánh sáng xuyên vào chúng ta không còn nhìn thấy những giọt sương nữa. Vậy thì giọt sương có tồn tại hay là không tồn tại, đương nhiên là có. Sự tồn tại của chúng ta cũng giống như vậy, đến một thời điểm nào đó thân xác của chúng ta cũng sẽ không còn, nhưng việc chúng ta đã từng tồn tại là có thật. Bởi vì như thế nên con người không nên sợ hãi trước cái chết, bởi cái chết không phải là kết thúc.
Nó chỉ là sự chuyển tiếp để chung ta có được hình hài mới, một cuộc sống mới, giống như mỗi buổi sáng khi chúng ta tỉnh dậy chúng ta lại nhìn thấy những giọt sương đó, giọt sương cũng vẫn nằm trên những ngọn cỏ. Và ở trong cuốn sách này khi mình đọc cuốn sách này thì mình ngộ ra được điều đó. Nên là hãy giữ cho tâm của mình luôn được bình an,luôn được thanh tịnh, vì không có gì là hoàn toàn mất đi cả. Chỉ là ta đối diện với nó và ta nhìn nó theo cách nhìn như thế nào.
“Đường nào cũng trong lòng bàn tay” là một cuốn sách dành cho những ai chưa thể buông bỏ để đến với cuộc sống An lạc, bằng lối viết nhẹ nhàng sâu lắng tác giả đem đến cho chúng ta những trang viết đậm chất thiền, biến cuốn sách trở thành một liều thuốc hữu hiệu dành cho tâm hồn.
III. Trích dẫn sách Đường Nào Cũng Trong Lòng Bàn Tay
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Có người đến thăm một vị thiền sư và hỏi: “Thầy nghĩ vận mệnh có thực sự tồn tại không? Có phải số phận đã sắp đặt, bắt con phải khốn khó cả đời?”
Thiền sư bảo anh ta chìa tay trái ra: “Con đã nhìn rõ chưa? Đường nằm ngang là đường tình duyên, đường nghiêng là đường sự nghiệp, đường thẳng tính là đường sinh mệnh” Sau đó thiền sư bảo anh ta nắm chặt tay lại, rồi hỏi: “Con nói xem những đường này ở đâu?”
Người đó đáp: “Trong lòng bàn tay con!”
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Nhưng con người thường không hiểu được điều đó, hễ thấy người khác phất lên như diều gặp gió lại buồn phiền vì vận mệnh của mình không suôn sẻ, bắt đầu than trời trách đất. Thực ra, người nắm giữ vận mệnh của ta là chính ta chứ chẳng ai khác. Tiếc thay không phải ai cũng hiểu được điều này và nắm giữ cuộc đời mình.
Vậy yếu tố nào chi phối cuộc đời khiến nhiều người khổ sở như hiện nay?
Thứ nhất thói quen chi phối cuộc đời.
Phật pháp có câu: Phiền não khó dứt, nhưng thói xấu còn khó bỏ hơn. Một khi thói quen xấu ăn sâu bén rễ, chúng sẽ chi phối cuộc sống của ta, gây tai hại suốt đời. Ví dụ, có người nóng tính, hễ nổi giận là lại chửi mắng người khác, ăn nói hằn học. Anh ta cáu mãi thành quen, dần dần không ai chủ động giúp đỡ anh ta nữa, các mối quan hệ ngày càng xấu đi, làm việc gì cũng không thuận lợi.
Thứ hai, mê tín chi phối cuộc đời.
Tín ngưỡng có thể trở thành chỗ dựa tinh thần giúp con người vượt qua lúc khốn khó. Nhưng cái gì quá cũng không tốt, một khi “tín” trở thành “mê tín”, nó sẽ như bóng tối bao phủ cuộc đời, che lấp ánh sáng của thế gian và của chính ta, khiến hành động của ta dần trở nên mù quáng, lệch lạc.
Thứ ba, tình cảm chi phối cuộc đời.
Tình cảm là một phần rất lớn của cuộc sống. Nó có thể khiến cuộc đời thăng hoa, cũng có thể khiến cuộc sống bế tắc. Có người nhờ gia đình hạnh phúc mà thăng tiến trong sự nghiệp; cũng có người gặp nhiều trắc trở vì vợ hoặc chồng ngoại tình dẫn đến cửa nát nhà tan. Phật giáo có câu: “Tình không nặng không sinh cõi Ta Bà”. Nếu cứ mãi cố chấp, bị trói buộc bởi tình bạn, tình thân, tình yêu, những tình cảm đã dần biến chất thành xiềng xích đọa đầy, ta sẽ sống mãi trong vũng lầy khổ đau. Muốn cắt đứt ràng buộc tình cảm cần một thanh gươm sắc, đó là trí tuệ. Giữ lấy lý trí, giữ cho mình rộng lượng, biết kiềm chế cảm xúc, thì cuộc đời sẽ không bị tình cảm chi phối.
Thứ tư, nghiệp chi phối cuộc đời. Kết quả của suy nghĩ, lời nói, hành động của con người gọi là tam nghiệp (Thân – khẩu – ý). Có câu “ Thiện ác đều có quả báo, vấn đề chỉ là sớm hay muộn mà thôi” Nghiệp được chia ra thành thiện nghiệp và ác nghiệp. Có thể nói nghiệp chi phối cuộc đời ta, song chính ta cũng kiểm soát nghiệp, bởi suy cho cùng nghiệp được tạo ra bởi suy nghĩ, lời nói, hành động của chúng ta, kiểm soát được nó là kiểm soát được nghiệp. Nếu biết giữ mình, tạo nhiều thiện nghiệp, đường đời tất sẽ bằng phẳng, xán lạn.
Nỗi đau lớn nhất đời người là vô tri, sai lầm lớn nhất đời người là tà kiến.
Phiền muộn lớn nhất đời người là dục vọng, nỗi lo lớn nhất đời người là sinh tử.
Rắc rối lớn nhất đời người là thị phi, đức tính lớn nhất đời người là từ bi.
Thu hoạch lớn nhất đời người là thỏa mãn, năng lượng lớn nhất đời người là tín ngưỡng.
Tài sản lớn nhất đời người là lòng biết ơn, sự tu dưỡng lớn nhất đời người là khoan dung.
Hy vọng lớn nhất đời người là bình an, tâm nguyện lớn nhất đời người là làm điều có ích cho mọi người.
Của cải lớn nhất đời người là trí tuệ, bệnh tật lớn nhất đời người là phiền não.
Trích: Đường nào cũng trong lòng bàn tay.
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè! |
Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!