Trò Bịp Trên Phố Wall – Michael Lewis

Trò Bịp Trên Phố Wall - Michael Lewis

Thể Loại Kỹ Năng Làm Việc
Tác Giả Michael Lewis
NXB NXB Lao Động
CTy Phát Hành Alphabooks
Số Trang 479
Ngày Xuất Bản 07 – 2018
Xem Giá Bán Trên FAHASA T I K I SHOPEE

I. Giới thiệu sách Trò Bịp Trên Phố Wall

Trò Bịp Trên Phố Wall (Tái Bản)

Trò bịp trên phố Wall là hồi ký của Michael Lewis về bốn năm làm việc tại Hãng đầu tư Salomon Brothers, từ một thợ học việc non nớt đến một nhà buôn trái phiếu thành đạt, làm ra hàng triệu đô-la cho hãng và kiếm tiền từ cuộc đổ xô “tìm vàng” thời hiện đại.

Cuốn sách ghi lại giai đoạn đỉnh điểm của những năm điên cuồng và đầy biến động đó – một cái nhìn hậu trường trong một thời kỳ khác thường và hỗn loạn của nền kinh tế Mỹ. Bằng hiểu biết sâu rộng và những lý giải hài hước của người trong cuộc, Lewis miêu tả khoảng thời gian từ 1984 đến cuộc khủng hoảng 1987 như một thời kỳ mà lòng tham quá quắt và phương cách làm giàu vô nhân đạo chưa từng thấy thống trị thị trường.

Tóm tắt sách Trò Bịp Trên Phố Wall

Cuốn sách mở đầu bằng trò chơi Liar’s Poker để nhằm thể hiện sự vỡ nát của hệ thống tài chính phố Wall lúc bấy giờ, thể hiện cách những con sói trên phố Wall làm tiền và lợi dụng sơ hở của thị trường để làm giàu như thế nào.

Liar’s Poker là trò chơi thịnh hành ở Phố Wall vào những năm 70 và 80. Trò chơi này bao gồm 5 người, mỗi người tham gia cầm một tờ 100 đô la và cần đoán xem có bao nhiêu “loại” (các số 1,2,4,6…) có trên tất cả số sê-ri của 5 tờ tiền cộng lại.

Cuối cùng, một người nào đó sẽ nói: “Không, không có nhiều sáu cái như vậy” (“Nah, there are not that many sixes”), và do đó, tạm dừng cuộc chơi lại. Nếu thực sự không có nhiều số sáu, anh ta thắng; nếu có, anh ta thua cuộc. Trong nhiều game lớn, có thể có đến 10 triệu đô la được đưa vào cuộc chơi.

Ngoài ra, Trò bịp trên phố Wall còn đề cập đến hành động mỗi khi 1 sự kiện có ảnh hưởng diễn ra trên thị trường tài chính diễn ra, bạn cần nhanh chóng hỏi: “Nếu xảy ra thì sao?” và tìm ra những giải pháp phù hợp để kiếm tiền của các trùm phố Wall. Suy nghĩ nhanh, suy nghĩ trước và bạn có thể kiếm được lợi nhuận.

Đánh giá:

“Đầy sống động và ấn tượng… Đây là một trong số những cuốn sách hiếm hoi đã thâu tóm và nhận diện chính xác cả một thời kỳ… Nếu bạn muốn hồi tượng lại thập niên 1980 sôi nổi, hãy đọc Trò bịp trên phố Wall.” – (Fortune)

“Lewis miêu tả sống động đến mức dường như chúng ta có thể nhìn rõ tận chân tơ kẽ tóc các nhà giao dịch chứng khoán… Quả thực, xét từ những cống hiến của tác phẩm cho lịch sử của một thời đại hoang dại và đa sắc khi thị trường chứng khoán hoảng loạn điên cuồng, thì Trò bịp trên Phố Wall xứng đáng xếp ngang tầm với cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Bonfire of the Vanities (Lửa phù hoa)”. – (Business Week)

“Nếu muốn biết điều gì thật sự diễn ra ở Phố Wall… bạn nên đọc Trò bịp trên Phố Wall. Cuốn sách rất hay, chân thực, hài hước, và sâu sắc, sẽ kể cho bạn những điều bạn cần biết cho lần nhận điện thoại tiếp theo từ người môi giới của bạn”. – (Newsday)

“Đầy tiếng cười như một cuốn tiểu thuyết khôi hài… một “bản báo cáo nội gián” về nền văn hóa kỳ dị của các chủ ngân hàng đầu tư.” – (Los Angeles Times)

“Michael Lewis viết sách cũng xuất sắc như kinh doanh trái phiếu vậy. Có lẽ vì cả hai nghề này đều đòi hỏi khả năng kể chuyện hấp dẫn.” – (The New York Times Book Review)

“Cất lên một tiếng nói mà chúng ta không thường được nghe, từ một nơi mà hầu hết các cây bút thường tảng lờ, cuốn sách là một lịch sử, một câu chuyện tuyệt vời về những trò lừa đảo ở phố Wall.” – (National Review)

Thông tin tác giả Michael Lewis:

Tác giả Michael Lewis

Michael Lewis (sinh ngày 15 tháng 10 năm 1960) là một tác giả và nhà báo tài chính người Mỹ. Anh cũng là biên tập viên đóng góp cho Vanity Fair từ năm 2009, chủ yếu viết về kinh doanh, tài chính và kinh tế. Ông nổi tiếng với các tác phẩm phi hư cấu, đặc biệt là đề cập đến các cuộc khủng hoảng tài chính và tài chính hành vi .

Michael Lewis sinh ra ở New Orleans và theo học Đại học Princeton, từ đó anh tốt nghiệp ngành lịch sử nghệ thuật. Sau khi theo học tại Trường Kinh tế London, ông bắt đầu sự nghiệp ở Phố Wall trong suốt những năm 1980 với tư cách là nhân viên bán trái phiếu tại Salomon Brothers. Kinh nghiệm đã thúc đẩy anh viết cuốn sách đầu tiên của mình, Liar’s Poker (1989). Mười bốn năm sau, Lewis viết Moneyball: The Art of Winning an Unfair Game (2003), trong đó ông điều tra sự thành công của Billy Beane và Oakland Athletics. Cuốn sách năm 2006 của anh ấy The Blind Side: Evolution of a Game là tác phẩm đầu tiên của anh được chuyển thể thành phim, The Blind Side (2009). Năm 2010, anh phát hành The Big Short: Inside the Doomsday Machine. Bộ phim chuyển thể của Moneyball được phát hành vào năm 2011, tiếp theo là The Big Short vào năm 2015.

Sách của Lewis đã giành được hai Giải thưởng Sách của Los Angeles Times Book Prizes và là những tác phẩm được lựa chọn đáng chú ý trên Danh sách những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times Bestsellers Lists.

II. Review sách Trò Bịp Trên Phố Wall

Review sách Trò Bịp Trên Phố Wall - Michael Lewis

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Dưới đây là tổng hợp Review sách Trò Bịp Trên Phố Wall của tác giả Michael Lewis. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.

Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.

1. LUCAS review sách Trò Bịp Trên Phố Wall

Đọc Lewis thì khỏi phải nói rồi, rất thỏa mãn ở khía cạnh giải trí. Đây có lẽ là một trong những quyển thú vị ngôn ngữ nhất về phố Wall (đọc là: buồn cười) mà tôi đọc được. Nếu Flash Boys hơi nặng tính kỹ thuật và chỉ trích, The Undoing Project thiên về tính lịch sử và thán phục thì Trò Bịp Trên Phố Wall, đúng như cái tên, nghiêng về những trò mánh khóe và lừa bịp (The Big Short và Moneyball thì tôi mới chỉ xem phim, chưa đọc sách).

Với những kinh nghiệm ít ỏi của tôi khi còn “ở bên trong” thị trường chứng khoán thì quả đúng là như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà đây là nơi tập trung những kẻ thông minh nhất quả đất vào làm việc và chém giết nhau (nơi thông minh thứ nhì chắc là NASA).

Tóm lại là thống khoái.

2. LONG VUDUC review sách Trò Bịp Trên Phố Wall

Trò Bịp Trên Phố Wall có lẽ là cuốn hay nhất của Lewis mình đọc, cùng với Bán Khống và Boomerang. Tái hiện lại một thời huy hoàng của trái phiếu chuyển đổi của Solomons, cổ phiếu rác của Drexel. Cuốn này có vẻ giống Sói già phố Wall, khắc họa phòng giao dịch với tài năng, vinh quang, tiền thưởng sự căng thẳng, lừa lọc và giao dịch hàng triệu đô. Nếu muốn hiểu thêm về thị trường hãy đọc thêm Bí mật của may mắn.

Mình cũng đang băn khoăn muốn tìm hiểu xem, thị trường trái phiếu (vốn đang bùng nổ ở VN) sẽ đi đến đâu. Xem ra nó còn rất sơ khai và còn lâu mới đi đến đỉnh cao của ABS, CDO như US những năm 1980 – 2009.

3. TÔ MINH VƯƠN TRÍ review sách Trò Bịp Trên Phố Wall

Trò Bịp Trên Phố Wall là một quyển sách thích hợp cho những ai đang nghiên cứu hoặc muốn bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực đầu tư tài chính. Quyển sách kể cuộc đời của chính tác giả Michael Lewis từ một thực tập sinh khi mới tốt nghiệp trở thành tay buôn trái phiếu cực kì có tiếng ở ngân hàng Salomons Brother sau hơn 4 năm. Nó chính là những bài học các bạn nên rút kết để có thể suy ngẫm và đưa ra quyết định tốt nhất đối với lựa chọn của chính mình.

4. AN NGUYEN review sách Trò Bịp Trên Phố Wall

Sách “Trò Bịp Trên Phố Wall” đã chí ra những chiêu trò của các nhà tài phiệt, những người giàu có đầu tư trên thị trường chứng khoán trên phố Wall, một khu phố tấp nập đầu tư kinh doanh. Sách đã mang đến cho ta một cái nhìn từ tổng quát cho đến cụ thể chi tiết về “nghệ thuật” đầu tư, về những hướng đi đầu tư đầy đúng đắn sao cho phù hợp với những sự phát triển với những cái mới trong nền kinh tế không ngừng phát triển hiện nay.

5. ALEX NGUYỄN review sách Trò Bịp Trên Phố Wall

Đây là một trong những quyển sách đem lại danh tiếng cho tác giả Michael Lewis. Cuốn sách kể về chính tác giả, từ một thực tập sinh khi mới tốt nghiệp trở thành một tay buôn trái phiếu thành danh tại ngân hàng Salomon Brothers sau gần 4 năm. Michael Lewis cũng hé lộ văn hóa, tính cách và cuộc sống của những tay buôn trái phiếu, cũng như lòng tham và mặt trái của nó, điều đã dẫn đến sự sụp đổ của Salomon Brothers – một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Sau khi rời khỏi ngân hàng, tác giả đã chuyển hẳn sang làm nhà báo tài chính và thành công rực rỡ trong sự nghiệp viết lách của mình. Đây là một trong ít quyển sách về tài chính mình đánh giá 5 sao!

III. Trích dẫn sách Trò Bịp Trên Phố Wall

Trích dẫn sách Trò Bịp Trên Phố Wall - Michael Lewis

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Trích đoạn CHƯƠNG 1 sách Trò Bịp Trên Phố Wall

Chương I. Bài nói dối

Đó là vào khoảng đầu năm 1986, năm đầu tiên trong giai đoạn đi xuống của Salamon Brothers. Ngài John Gutfreund – chủ tịch hội đồng quản trị, rời khỏi bàn của mình ở lối vào của sàn giao dịch và đi dạo quanh. Tại bất cứ thời điểm nào trên sàn, hàng tỷ đô-la luôn phải đối mặt với rủi ro bởi dân buôn trái phiếu. Gutfreund thường hay dạo quanh và hỏi han tình hình mọi người. Giác quan thứ sáu hướng ông ta tới bất cứ nơi nào khủng hoảng đang nảy sinh. Gutfreund dường như có thể ngửi thấy tiền đang bị mất.

Ông ta là người cuối cùng mà một tay giao dịch có thần kinh thép muốn nhìn thấy. Gudfreund (đọc là Good Friend – tiếng Anh nghĩa là “người bạn tốt”) rất thích rón rén đằng sau và làm bạn ngạc nhiên. Đó là thú vui của ông ta nhưng với bạn thì không. Bởi luôn bận rộn nói chuyện với cả hai cái điện thoại cùng một lúc hay cố gắng đẩy lùi thảm họa, bạn không còn thời gian để quay lại mà nhìn. Bạn cũng không cần làm vậy. Bạn có thể cảm nhận thấy ông ấy. Không gian xung quanh bắt đầu rung chuyển. Những người khác đều làm ra vẻ bận rộn điên cuồng trong khi đó thực ra đang chăm chăm vào một điểm ngay trên đầu bạn. Bạn cảm thấy một luồng khí lạnh đến tận xương tủy, giống như cảm giác con thỏ đang co quắp lại khi một con gấu xám lẳng lặng tiến đến. Tiếng báo động rít lên trong đầu: Gutfreund! Gutfreund! Gutfreund!

Còn thông thường, ngài chủ tịch chỉ yên lặng lướt qua chút xíu và đi tới chỗ khác. Bạn cũng hiếm khi nhìn thấy ông ta. Dấu hiệu duy nhất mà tôi thường thấy là mẩu tàn xì-gà rớt trên sàn, ngay kế bên ghế tôi. Tàn xì-gà của Gutfreund thường dài hơn và không bị vỡ vụn ra so với tàn xì-gà của các sếp khác ở công ty. Tôi luôn cho rằng ông ta hút loại xì-gà đắt tiền hơn nhiều so với những người khác, chúng được mua từ số tiền 40 triệu đô-la mà ông ta kiếm được trong vụ bán lại Salomon Brothers năm 1981 (hoặc từ khoản 3,1 triệu đô-la mà ông ta trả lương cho chính mình vào năm 1986, cao hơn bất cứ CEO nào ở Phố Wall).

Tuy nhiên, vào một ngày nọ của năm 1986, Gutfreund hành động thật kỳ lạ. Thay vì làm kinh hãi tất cả chúng tôi, ông ta đi thẳng tới bàn làm việc của John Meriwether, một trong những thành viên quản trị của công ty và là tay buôn trái phiếu cừ nhất của công ty. Ông ta thì thầm vài tiếng với John Meriwether. Những tay buôn xung quanh vểnh tai gắng nghe trộm. Điều mà Gutfreund nói đã trở thành huyền thoại tại Salomon Brothers và là một phần tên tuổi của công ty. Ông ta nói: “Một ván, một triệu đô, không được khóc.”

Một ván, một triệu đô, không được khóc. Meriwether bắt lấy ý nghĩa của câu nói đó ngay tức thì. “Ông vua của Phố Wall” – tức danh hiệu mà tuần báo Business Week đã phong tặng cho Gutfreund, muốn chơi một ván tay đôi trò “Bài Nói dối”. Hầu như vào tất cả các buổi chiều ông ta chơi trò này với Meriwether cùng sáu tay buôn trái phiếu trẻ khác dưới quyền Meriwether và thường bị lột sống. Vài người nói rằng Gutfreund thua thê thảm. Những người khác cũng không thể tưởng tượng John Gutfreund giống ai đó ngoại trừ là nhân vật có quyền lực tuyệt đối ở công ty – và rất nhiều kẻ cho rằng thách đấu như vậy là hoàn toàn không thích hợp với tác phong của ông ta. Nhưng chính xác, điều đó lại khiến sự việc trở nên huyền bí.

Điểm khác biệt của lần thách đấu này là số lượng tiền cược lớn hơn nhiều. Thông thường thì ông ta chỉ cá không hơn vài trăm đô. Một triệu thì chưa bao giờ nghe tới. Hai từ cuối cùng “không khóc” có nghĩa kẻ thua cuộc sẽ rơi vào cơn đau đớn tột cùng nhưng không được phép than vãn, chửi rủa hay rên rỉ. Anh ta bắt buộc phải gặm nhấm nỗi mất mát đó một mình. Nhưng tại sao? Có lẽ bạn sẽ hỏi vậy nếu bạn là bất kỳ ai đó ngoại trừ Ông vua của Phố Wall. Tại sao phải làm như vậy ngay từ đầu? Tại sao phải thách đấu với chính Meriwether mà không phải ai đó trong số các giám đốc quản lý khác? Nó giống như một hành động điên rồ. Bởi vì Meriwether là Ông vua trò chơi này – nhà vô địch “Bài Nói dối” của sàn giao dịch Salomon Brothers.

Mặt khác, có một điều mà bạn sẽ học được trên sàn giao dịch, đó là những người thành đạt như Gutfreund luôn có vài lý do cho điều ông ta làm. Đấy có thể không phải là lý do tốt nhất, nhưng ít ra đấy là một quan điểm. Tôi không thể đọc được những ý nghĩ sâu kín nhất của Gutfreund, nhưng tôi biết rằng tất cả mọi người trên sàn giao dịch đều máu mê bài bạc và ông ta khao khát là một người trong bọn họ. Cái tôi nghĩ Gutfreund có trong đầu ngay lúc này là ước ao chứng tỏ dũng khí. Ai có thể tốt hơn Meriwether cho mục đích này? Ngoài ra, Meriwether có lẽ là người duy nhất có đủ cả tiền lẫn thần kinh để chơi.

Tình cảnh trái khoáy này cần được đặt vào một bối cảnh. Trong sự nghiệp của mình, John Meriwether đã mang về hàng trăm triệu đô-la cho Salomon Brothers. Anh ta có một khả năng hiếm thấy ở người khác và là một đặc điểm quý giá đối với giới giao dịch: giỏi che giấu cảm xúc. Hầu hết các tay giao dịch đều lộ ra họ thắng hay thua trong cách nói chuyện và cử động. Họ sẽ rất mực sảng khoái hoặc quá căng thẳng. Với Meriwether, bạn không hề, không bao giờ nhận ra. Anh ta lúc nào cũng mang vẻ mặt nửa vui nửa buồn khi thắng và ngay cả lúc thua. Tôi nghĩ anh ta còn có khả năng kiểm soát hai loại cảm xúc thường giết chết giới giao dịch: lòng tham và nỗi sợ hãi, và nó giúp anh ta trở thành một người ưu tú trong thế giới tài chính quyết liệt này. Anh ta còn được mọi người trong công ty công nhận là tay buôn trái phiếu cừ nhất Phố Wall. Khi nhắc tới anh ta, bao trùm khắp công ty chỉ có một giọng điệu kính sợ mà thôi. Họ nói: “Anh ta là người làm ăn giỏi nhất ở đây” hoặc “người đối mặt với rủi ro giỏi nhất mà tôi từng gặp”, hoặc nữa: “người chơi Bài Nói dối cực kỳ nguy hiểm”.

Meriwether đã mê hoặc những tay giao dịch trẻ làm việc cho anh ta. Bọn họ chỉ khoảng từ 25 đến 32 tuổi (Meriwether lúc đó 40). Hầu hết đều mang học vị tiến sỹ về toán học, kinh tế học và vật lý học. Nhưng khi đến với phòng kinh doanh của Meriwether, họ rũ bỏ hết dáng vẻ trí thức và trở thành môn đồ của anh ta. Họ bị ám ảnh bởi trò chơi Bài Nói dối, quan tâm tới nó như là thể đó là trò chơi của chính mình, và quan trọng hóa nó lên tầm cao hơn.

John Gutfreund luôn là người ngoài cuộc đối với trò chơi này. Đành rằng Business Week đăng hình ông ta lên trang nhất và suy tôn là “Ông vua của Phố Wall”, nhưng điều đấy chẳng có nghĩa lý gì đối với bọn trẻ. Và tôi muốn nói, đó chính là vấn đề. Khi Gutfreund được giới truyền thông trao vương miện, bạn có thể nhận thấy ngay suy nghĩ của giới giao dịch: “Những cái tên và gương mặt ngu xuẩn thường xuất hiện nơi công cộng”. Công bằng mà nói, Gutfreund một thời từng là tay giao dịch, nhưng như vậy có khác gì một bà già tự cho rằng mình cũng một thời sắc nước hương trời!

Chính bản thân Gutfreund cũng thừa nhận như vậy. Ông ta rất thích giao dịch. So với hoạt động quản lý, giao dịch là công việc trực tiếp. Bạn đặt cược và rồi có thể thắng hoặc thua. Khi bạn thắng, tất cả mọi người từ dưới lên trên đều khâm phục, thèm muốn và sợ hãi bạn với lý do: Bạn điều khiển được đồng tiền. Khi quản lý công ty, tất nhiên bạn cũng nhận được sự khâm phục, thèm muốn và sợ hãi nhưng ở một khoảng nhất định. Song nói tóm lại, bạn không làm ra tiền cho công ty. Bạn không đối mặt với rủi ro. Bạn là “vật thế chấp” của những người sản xuất. Họ đối mặt với rủi ro. Họ chứng minh sự vượt trội mỗi ngày bằng cách giải quyết rủi ro tốt hơn bất kỳ ai trên thế giới. Tiền được đem về từ những người đối mặt với rủi ro như Meriwether và nếu nó có được mang về hay không đều nằm ngoài sự kiểm soát của Gutfreund. Đó là lý do tại sao rất nhiều người nghĩ rằng việc thách John Meriwether chơi một ván Bài Nói dối trị giá một triệu đô là cách để Gutfreund khoe khoang rằng mình cũng là kẻ máu me. Nếu muốn phô trương, Bài Nói dối là cách duy nhất. Trò chơi này có ý nghĩa đặc biệt đối với giới giao dịch. Những người như John Meriwether tin rằng Bài Nói dối có rất nhiều điểm chung với buôn bán trái phiếu. Nó kiểm tra tính cách và mài giũa bản năng của một tay giao dịch. Một tay giao dịch giỏi cũng là kẻ chơi bài cừ khôi và ngược lại. Tất cả chúng tôi đều hiểu điều đó.

Trong trò Bài Nói dối, một nhóm ít nhất là hai và nhiều là mười cùng vây lại thành một vòng tròn. Mỗi người chơi giữ một tờ đô-la ngang ngực. Nó tương tự như tinh thần của trò I Doubt It (Tôi không tin) . Mỗi người cố gắng lừa người khác về số sêri in trên tờ tiền mà mình đang cầm. Một người bắt đầu bằng cách đặt giá. Chẳng hạn anh ta nói: “Ba số 6”, nghĩa là số sêri của tất cả các tờ đô-la cộng lại – kể cả tờ của anh ta, đều có ít nhất ba số 6.

……

Trên đây là một trích đoạn trong sách Trò Bịp Trên Phố Wall – Michael Lewis. Nếu các bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản nhé!

Trò Bịp Trên Phố Wall - Michael Lewis

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè!

Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!

5/5 - (9 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *