Thể Loại | Kỹ Năng Sống |
Tác Giả | William Ury |
NXB | NXB Lao Động – Xã Hội |
CTy Phát Hành | Alphabooks |
Số Trang | 306 |
Ngày Xuất Bản | 07 – 2019 |
Xem Giá Bán Trên | FAHASA T I K I SHOPEE |
I. Giới thiệu sách Lời Từ Chối Hoàn Hảo
Bí quyết đưa ra lời Từ chối mà không làm tổn hại các mối quan hệ nằm trong Lời từ chối hoàn hảo. Chia quy trình Từ chối thành ba bước – Chuẩn bị từ chối, đưa ra từ chối và hoàn tất từ chối – cuốn sách hướng dẫn bạn phương pháp nói Không hiệu quả, mạnh mẽ nhất.
Trong cuộc sống luôn tồn tại nghịch lý: càng có nhiều càng thấy thiếu. Càng làm được việc lại càng được giao thêm việc, giúp được nhiều người lại càng bị nhờ nhiều hơn, càng mua nhiều đồ càng muốn mua nhiều hơn,… Và càng ngày ta càng bị nghịch lý này đày đọa, càng phát triển ta càng vất vả, đau khổ và áy náy. Chúng ta quá coi trọng học “thêm” mà lại quên mất học “bớt”.
Chúng ta nói Có với quá nhiều việc tốt, rồi cuối cùng không làm tốt việc nào. Chúng ta cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người để không cảm thấy áy náy, cuối cùng lại luôn áy náy vì chẳng làm hài lòng ai. Thứ duy nhất bình đẳng với tất cả mọi người là thời gian, mỗi người đều có một tài sản như nhau – 24 giờ mỗi ngày. Cách bạn đầu tư tài sản này sẽ tạo nên tương lai của bạn. Bạn sẽ thất bại khi cố gắng làm tốt cả mọi việc. Bạn cần biết mình muốn điều gì, cái gì là quan trọng với mình để biết từ chối những điều không muốn, ít có ý nghĩa với bản thân.
Trong thế giới càng ngày càng dư thừa vật chất và tràn ngập thông tin, cũng như các trò giải trí, kỹ năng từ chối trở thành một tuyệt chiêu mà chúng ta cần phải học. Tuyệt hảo là không thể bớt được nữa. Muốn thành công, một điều bắt buộc là ta phải từ chối rất nhiều việc. Vậy làm thế nào để lời từ chối của ta không chỉ có sức nặng và còn đáng được tôn trọng, để nói không trở thành một lời từ chối hoàn hảo?
Dường như đó là cả một khoa học của nghệ thuật sống. Bạn phải đi qua các giai đoạn tuần tự, từ chuẩn bị, đưa ra và hoàn tất Từ chối. Trong mỗi giai đoạn lại có ba bước khác nhau. Mục đích cuối cùng của bạn không phải là phủ nhận, chỉ trích hay loại bỏ quan điểm, ý kiến, giá trị của người khác mà là khẳng định được những điều mình quan tâm, giá trị của bản thân và đạt được sự đồng thuận của mọi người.
Thông tin tác giả William Ury:
William Ury sinh ngày 12 tháng 9 năm 1953, là tác giả, nhà học thuật, nhân chủng học, chuyên gia đàm phán người Mỹ. William Ury là đồng tác giả của cuốn sách Getting to Yes với Roger Fisher. Ông tốt nghiệp năm 1970 tại học viện Andover. Ông nhận được bằng cử nhân tại Yale và bằng tiến sĩ nhân chủng học từ Đại học Harvard. Năm 1979, ông đồng sáng lập ra dự án Harvard Negotiation, mà ông hiện là Thành viên Xuất sắc. Năm 1981, ông đã giúp thành lập Chương trình Đàm phán tại Trường Luật Harvard.
William Ury đã từng làm cố vấn đàm phán và hòa giải trong các cuộc xung đột ở Trung Đông, Balkan, Liên Xô cũ, Indonesia, Nam Tư, Chechnya và Venezuela cùng các quốc gia khác.
William Ury là người thành lập và là giám đốc của Dự án Đàm phán Hạt nhân Harvard.
Cố vấn cho Trung tâm Quản lý Khủng hoảng tại Nhà Trắng, Trung tâm Giảm thiểu Rủi ro Hạt nhân ở Washington và Moscow.
Cùng với cựu Tổng thống Jimmy Carter, William Ury đồng sáng lập Mạng lưới Đàm phán Quốc tế, hoạt động nhằm chấm dứt các cuộc nội chiến trên khắp thế giới.
Ngoài ra, ông thường dạy thương lượng cho các giám đốc điều hành công ty quốc tế và các nhà lãnh đạo lao động để đạt được các thỏa thuận cùng có lợi với khách hàng, nhà cung cấp, công đoàn và các đối tác liên doanh.
Một số tác phẩm khác của ông:
- Beyond the Hotline: How Crisis Control Can Prevent Nuclear War (1985)
- Getting Disputes Resolved: Designing Systems to Cut the Costs of Conflict (1988)
- Getting Past No: Negotiating with Difficult People (1993),…
II. Review sách Lời Từ Chối Hoàn Hảo
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Dưới đây là tổng hợp Review sách Lời Từ Chối Hoàn Hảo của tác giả William Ury. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.
Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.
1. TRỌNG MẠNH review sách Lời Từ Chối Hoàn Hảo
Chúng ta thật khó khăn khi đưa ra những lời từ chối. Và từ chối giống như một cực hình với tôi. Tôi không muốn mọi người thất vọng về bản thân mình. Mỗi lúc nhận lời làm một việc tôi đang tự dồn mình vào chân tường, những tình huống khó xử ngày một nhiều và khi tôi không thể hoàn thành được nhiệm vụ. Tôi sẽ trở thành một người tệ hại trong mắt người khác.
Đôi lúc một lời từ chối là cần thiết trong cuộc sống, từ chối là thứ khiến ta thấy cuộc sống này đơn giản hơn, và như tác giả nói “Từ chối là 1 cách khác của việc nói đồng ý” tôi từ chối vì tôi đồng ý với quan điểm của bản thân mình.
Nếu nói về 10 quyển sách giúp ích bản thân mình nhiều nhất thì kiểu gì “Lời từ chối hoàn hảo” cũng góp nhặt 1 chân trong đó.
Tôi đã thực hành cách nói từ chối những việc đơn giản nhất. Từ chối được những áp đặt của người khác. Quả thật tôi đã là một tôi khác sau khi đọc quyển sách này.
Bài học từ quyển sách này rất nhiều nhưng tựu chung lại là học cách làm sao để nói lời từ chối. Làm sao để lời từ chối đó không làm tổn thương người khác. Đây là một nghệ thuật cần được học hỏi và rèn luyện.
Khi vừa nhìn thấy tiêu đề quyển sách trên giá sách, đọc trang mở đầu đã khiến tôi thôi thúc đọc nó ngay lập tức.
Chuẩn bị trước những lời từ chối, học hoàn cảnh diễn ra lời từ chối sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta khi nói nó. Tiếp đến học cách làm sao để bày tỏ lời từ chối đó. Và cuối cùng là Hoàn tất lời từ chối nhưng không làm tổn thương người khác.
2. THÔNG TRẦN review sách Lời Từ Chối Hoàn Hảo
Bạn đã bao giờ thấy khó xử khi cả núi công việc chưa xong nhưng lại nhận được lời nhờ giúp đỡ từ những người ‘không thể từ chối’; đã bao giờ bạn không hài lòng về những quyết định, những ý kiến của người khác nhưng lại chưa dám lên tiếng vì sợ ảnh hưởng đến những mối quan hệ?
Nếu câu trả lời là có, thì mình nghĩ các bạn nên đọc qua cuốn sách này, để biết được tầm quan trọng của lời từ chối và thế nào là một lời Từ Chối Tích cực. Cuốn sách “Lời từ chối hoàn hảo” giống như một tấm bản đồ, mà William Ury, người vẽ ra tấm bản đồ đó, sẽ dẫn bạn đi qua từng bước cụ thể để đi đến một phương án tối ưu cho bạn và người bạn nói lời từ chối đến.
Có những điều mình thích ở cuốn sách “Lời từ chối hoàn hảo” này, và cũng có điều mình chưa thực sự thỏa mãn.
Đầu tiên, điều mà đọng lại sâu sắc nhất trong đầu mình sau khi đọc “Lời từ chối hoàn hảo”, đó là sự Tôn Trọng trong đàm phán. William đề cập đến tôn trọng, như là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, khiến đối phương chấp nhận lời từ chối một cách tích cực nhất.
Thứ hai đó là hình ảnh ‘Ban công’, nơi chúng ta đi đến, có một cái nhìn tổng quát về vấn đề và đưa ra phương án khôn ngoan nhất. Hãy có trách nhiệm với cảm xúc của mình và đừng để nó ngồi lên sự khôn ngoan và làm tổn thương những người xung quanh. Khi có dấu hiệu cho thấy cảm xúc đang đi lệch khỏi quỹ đạo an toàn, cách tốt nhất là đừng nói thêm gì cả, và đi ra ‘ban công’.
Điều cuối cùng mình ấn tượng, đó là hình ảnh cây, với ba phần tượng trưng cho ba bước để có một lời từ chối ‘vẹn cả đôi đường’, rất súc tích, gãy gọn, dễ hiểu.
Nhưng bên cạnh đó, cuốn sách “Lời từ chối hoàn hảo” vẫn còn một điểm làm mình lấn cấn, không thoải mái trong quá trình đọc. Đó là những ví dụ mà william Ury đưa ra để làm sáng tỏ luận điểm của ông thực sự chưa thuyết phục, thậm chí một vài cái còn rất lố bịch, thiếu thực tế. Không rõ là do khác biệt về cách hành sử trong hai nền văn hóa, hay do người dịch chưa truyền tải được hết ý niệm của William Ury khi dịch từ tiếng anh sang tiếng việt. Điều này thật sự là hạt sạn không nhỏ, làm giảm đi sự hứng thú khi đọc.
Nói chung đây vẫn là một cuốn sách hay, nên đọc và ngẫm nghĩ.
3. NGUYỄN QUỲNH NGA review sách Lời Từ Chối Hoàn Hảo
Trong thế giới không ngừng phát triển này, con người không thể cô lập chính mình mà phải hòa mình với xã hội. Nhưng để hòa mình thì không phải dễ, tôi đã gặp rất nhiều rắc rối trong việc này. Tôi không muốn làm người khác thất vọng nên thường có ai nhờ việc gì là tôi đồng ý, kết quả là mọi chuyện trở nên quá sức và không ai vui vẻ cả. Đôi khi trong cuộc sống, lời từ chối cần phải được đưa ra, nhưng nhiều người không muốn làm người người khác phật lòng. Cho nên quyển sách Lời Từ Chối Hoàn Hảo rất thích hợp cho những ai không biết cách từ chối người khác hay sự hấp dẫn của việc giải trí. Bản dịch rất mượt, văn phong hiện đại nên cũng dễ hiểu, đây là quyển sách phù hợp với mọi lứa tuổi.
4. LORA review sách Lời Từ Chối Hoàn Hảo
Cuốn sách Lời Từ Chối Hoàn Hảo đã mang lại cho mình rất nhiều những lời khuyên thú vị, khiến mình hiểu mình hơn, hiểu người khác hơn, và trên hết là biết cách suy nghĩ, cư xử, và hành động đúng hơn. Cuộc sống thật nhiều cám dỗ, từ chối giúp đỡ một người đang khó khăn thì trái tim không cho phép, từ chối chính mình lại càng khó khăn hơn. Cứ thế, cuộc sống của mỗi người trở nên bận rộn hơn rất nhiều, bận rộn đến nỗi ta cứ cắm đầu cắm cổ làm hết mọi việc, chẳng còn thời gian suy xét xem việc mình làm có thực sự cần thiết không, có đem lại hiệu quả thật sự hơn, và quan trọng, là có ảnh hưởng tới các công việc khác hay không? Và sự thật là, hối hận cũng không thể dứt bỏ vì đã trót nhận lời, nhận lời bạn bè, người thân, nhận lời mời mọc đầy cả nể của chính bản thân mình
5. PHẠM THỊ NGỌC ÁNH review sách Lời Từ Chối Hoàn Hảo
“Lời Từ Chối Hoàn Hảo” là một cuốn sách rất hay và ý nghĩa. Trong cuộc sống hiện nay tôi thấy kỹ năng từ chối là rất cần thiết, nó giúp ta có thể sống với những điều mình thật sự muốn. Đôi khi khi ai nhờ ta một việc gì đó mặc dù ta rất không muốn làm nhưng vì cả nể nên cứ phải gật đầu đồng ý. Cuốn sách “Lời Từ Chối Hoàn Hảo” đã giúp tôi biết cách từ chối một cách hợp lý nhất, từ chối nhưng vẫn giữ được mối quan hệ. Dạy ta các bước để đưa ra lời từ chối. Cuốn sách đã đưa ra được những ví dụ thật sự cụ thể và thuyết phục khiến người đọc cảm thấy dễ hiểu và cảm thấy có thể áp dụng được. Lời văn dễ hiểu gần gũi. Tóm lại tôi thấy đây là một cuốn sách rất hay và ý nghĩa, là một cuốn sách mọi người nên tìm đọc. Và tối rất chờ đợi các cuốn sách khác của tác giả, cảm ơn.
6. THIỆN TRỊNH review sách Lời Từ Chối Hoàn Hảo
Đúng là trong cuộc sống có rất nhiều những thứ khiến chúng ta phải đau đầu bởi sự nghịch lý mà mỗi công việc, mỗi mối quan hệ mang lại, chúng ta phải học cách từ chối, từ chối làm sao để người nhận được những lời ấy cảm thấy nhẹ nhàng, mà vẫn thấy vui vẻ với những lời biện hộ,chối từ của ta. Cuốn sách “Lời Từ Chối Hoàn Hảo” sẽ giải đáp những thắc mắc,nó sẽ tháo những nút thắt ấy của bạn ra, cuốn sách này mang đến cho mỗi chúng ta một bài học thiết yếu trong nghệ thuật đối nhân xử thế,đó là học cách từ chối. Nội dung cuốn sách mang đến cho chúng ta những bài học đắt giá, tuy nhiên cũng có một vài chỗ trong cuốn sách khiến tôi khá khó hiểu, nhưng dù sao thì đây cũng là một cuốn sách rất đáng để đọc.
III. Trích dẫn sách Lời Từ Chối Hoàn Hảo
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Trích đoạn sách Lời Từ Chối Hoàn Hảo
Bước 1 – KHÁM PHÁ ĐIỀU BẠN ĐỒNG THUẬN
“Trong sáng tạo, khó khăn duy nhất là bắt đầu, cho dù đó là một nhánh cỏ hay mội cây sồi”. – James Russell Lowell
Có lẽ sai lầm lớn nhất chúng ta mắc phải khi Từ chối bắt đầu từ chính lời Từ chối. Lời Từ chối của chúng ta xuất phát từ sự không ủng hộ những yêu cầu hoặc hành động của người khác. Để có được một lời Từ chối tích cực, chúng ta phải thực hiện những điều hoàn toàn trái ngược, đặt Từ chối vào những điều mình Đồng thuận. Thay vì bắt đầu bằng từ Không, hãy bắt đầu bằng từ Có. Đưa ra lời Từ chối căn cứ vào một sự Đồng thuận sâu sắc hơn — Đồng thuận với chính mối quan tâm căn bản của bạn và những điều thật sự quan trọng.
Tôi học được bài học này từ một người họ hàng của tôi, một người nghiện rượu nặng và trong một tai nạn ô tô đã suýt phải trả giá băng chính mạng sống của mình và những người khác. Anh đã rất nhiều lần cai rượu nhưng chưa lần nào thành công. Ở tuổi 60, khi không còn ai hy vọng anh có thể bỏ được rượu nữa, chính anh lại có nghị lực cai rượu. Bí mật là gì? Anh nói: “Khi tôi có đứa cháu đầu tiên, tôi muốn sống lâu hơn để chứng kiến nó trưởng thành. Đó chính là động lực giúp tôi cai rượu. Hơn 15 năm nay, tôi chưa uống một giọt rượu nào”. Mong muốn được nhìn thấy, chơi đùa và chứng kiến cháu trưởng thành đã thúc đẩy anh bỏ rượu.
Câu chuyện của anh minh chứng cho một sự thật ngược đời diễn ra hàng ngày: sức mạnh Từ chối xuất phát từ chính sức mạnh của những gì bạn Đồng thuận.
Những gì bạn Đồng thuận là mục đích sâu xa khiến bạn Từ chối. Bước đầu tiên của phương pháp này là khám phá điều bạn Đồng thuận đăng sau Từ chối của bạn. Càng đi sâu vào động lực chính, thỏa thuận của bạn càng thuyết phục và lời Từ chối càng dứt khoát.
TỪ PHẢN ỨNG LẠI ĐẾN CHỦ ĐỘNG PHẢN ỨNG
“Trở ngại lớn nhất để Từ chối thành công không phải xuất phát từ người khác mà từ chính chúng ta. Xu hướng bản năng của chúng ta là phản ứng lại — phản ứng với cảm xúc mạnh nhưng lại không có mục đích rõ ràng. Và lời Từ chối của chúng ta cũng có xu hướng phản ứng lại. Chúng ta chấp nhận thỏa hiệp để thoát khỏi sợ hãi và tội lỗi. Chúng ta tấn công để thoát khỏi giận dữ. Chúng ta tránh né để thoát khỏi sợ hãi. Để thoát khỏi bẫy này, chúng ta cần phải chủ động phản ứng, hướng về phía trước và có mục đích.
Thách thức này được thể hiện rất sinh động trong một câu chuyện cổ của Nhật về một samurai và một người đánh cá. Một hôm, vị samurai đến thu nợ của người đánh cá. Người đánh cá nói: “Iôi xin lỗi, những năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài”. Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức. Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận”.
Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Đôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đó chỉ cần thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi”.
Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lần vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng văng bên tai: “Đừng hành động khi đang giận dữ”. VỊ samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hóa ra đó chính là mẹ ông.
Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!
Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để dọa chúng”.
Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị samurai. “Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”, người đánh cá phấn khởi nói.
“Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi”. Vị samurai trả lời. “Ngươi đã trả nợ rồi”.
Khi muốn Từ chối, hãy nhớ đến bài học của vị samurai: đừng hành động khi đang tức giận hoặc đang có những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi hay tội lỗi. Trong tình huống này, hãy thở sâu, tập trung vào mục tiêu — sự thỏa thuận. Tự hỏi xem mình thật sự muốn gì và điều gì thật sự quan trọng. Nói cách khác, chuyển từ phản ứng tập trung vào Từ chối sang chủ động phản ứng tập trung vào thỏa thuận.
Chương này giúp bạn vạch ra một quy trình. Giống như vị samurai đã làm, bạn hãy bắt đầu bằng cách dừng lại và trấn tĩnh. Sau đó, hãy tự hỏi chính mình tại sao. Tại sao bạn muốn Từ chối? Lợi ích sâu xa, nhu cầu, giá trị của bạn là gì? Khi đã có câu trả lời, bạn có thể định hình được những điều bạn Đồng thuận của mình với ý định bảo vệ những điều quan trọng nhất với bạn.
KHOAN: HÃY ĐI RA BAN CÔNG
Chúng ta sẽ không thể gây ảnh hưởng lên người khác nếu trước tiên chúng ta không tự kiểm soát được các phản ứng và tình cảm tự nhiên của mình.
Khi chúng ta muốn Từ chối một thái độ khó chịu hay một yêu cầu không chính đáng, đương nhiên là chúng ta cảm thấy bực mình. Nhưng sự giận dữ có thể khiến con người mù quáng. Khi Từ chối vội vàng, giận dữ và đôi khi thái quá, chúng ta sẽ dễ dàng mất đi những lợi ích có thể có. Quá sợ hãi có thể sẽ cản trở chúng ta theo đuổi mục tiêu của mình. Hãy thử tưởng tượng xem phản ứng của người khác thế nào khi chúng ta Từ chối. Họ sẽ nghĩ thế nào về chúng ta hay làm gì với chúng ta? Điều gì sẽ xảy ra với mối quan hệ đó, với công việc đó và quyền lợi của chúng ta? Chúng ta thấy tê liệt vì sợ, chúng ta điều chỉnh cách ứng xử và từ bỏ cái mình cần. Những điều tội lỗi cũng gây ra tác động tương tự. Tôi là ai mà có quyền Từ chối? Tôi không có quyền đòi hỏi cho riêng mình.Nhu cầu của họ quan trọng hơn của tôi.
Sự giận dữ có thể khiến người ta mù quáng, nỗi sợ hãi có thể khiến người ta tê liệt và tội lỗi có thể khiến người ta yếu đuối.
Vì thế, thử thách đầu tiên mà ta phải đối mặt là con người bên trong mỗi chúng ta. Hãy nhớ lại ví dụ về John — người đàn ông đã Từ chối người cha độc đoán và cũng là chủ của anh. John đã nói: Tôi không muốn chống lạibố tôi, tôi chống lại nỗi sợ hãi của mình! John ý thức được rằng trở ngại thật sự để đạt được điều mình mong muốn không phải là bố anh mà là nỗi sợ hãi của chính mình. Về cơ bản, mọi nỗi sợ hãi hầu như không còn khi tôi nói chuyện với ông ấy. Đó là điểm mấu chốt. Trước khi bạn Từ chối thì hành động đứng lên phản kháng đã có trong bạn rồi.
Hành động bên trong này của bạn bắt đầu bằng việc ngừng lại. Việc ngừng lại rất quan trọng vì nó ngăn không để bạn phản ứng tự nhiên, cho bạn thời gian để suy nghĩ, và do đó sẽ giúp bạn khám phá ra sự Đồng thuận của mình. Bạn có thể ngừng lại một giây, một giờ, một ngày hay bao lầu cũng được. Vấn đề là dừng lại và sau đó phải có một ý niệm về hoàn cảnh trước khi Từ chối.
Tôi thích sử dụng phép ẩn dụ đi ra ban công. Ban công được hiểu là một trạng thái tâm lý khác mà bạn có thể có bất kỳ lúc nào mình muốn. Hãy tưởng tượng bạn đang là một diễn viên trên sân khấu và sắp sửa nói lời thoại — Từ chối. Giờ thì tưởng tượng bạn đang ở trên ban công nhìn ra sân khấu, nơi bạn có thể dễ dàng nhìn mọi thứ từ xa. Đây là nơi có tầm nhìn rộng, yên nh và quang đãng. Từ ban công, việc khám phá ra sự Đồng thuận đằng sau lời Từ chối của bạn dễ dàng hơn nhiều.
Tôi đánh giá cao bài học này khi tôi được đề nghị điều hành một cuộc thảo luận gay go giữa các nhà lãnh đạo Nga và Chesnia vào giữa những năm 1990 về việc chấm dứt cuộc chiến ở Chesnia. Buổi thảo luận này diễn ra ở Peace Palace, The Hague, trong cùng một phòng hội thảo sử dụng cho tòa án quốc tế về tội phạm chiến tranh ở Nam Tư cũ. Phó tổng thống Chesnia bắt đầu bài diễn thuyết băng cách đưa ra một loạt cáo buộc người Nga. Ông nói rằng họ nên ở trong căn phòng đó vì họ sẽ sớm bị xét xử vì tội ác chiến tranh. Sau đó, ông ta quay sang nhìn thăng vào mắt tôi và bắt đầu công kích: Người Mỹ các ông đã hậu thuẫn người Nga phạm tội ác chiến tranh! Hơn nữa, các ông đang vi phạm quyền tự quyết của người dân Puerto Rico! Khi ông ta tiếp tục lời cáo buộc, những người khác ngồi quanh bàn nhìn xem tôi sẽ đáp lại thế nào. Tôi sẽ Từ chối lời cáo buộc này?
Tôi cảm thấy đang ở thế phòng thủ và bị rối trí, tôi nghĩ: Mình không thích cuộc nói chuyện diễn ra theo chiều hướng này. Tại sao ông ta lại công kích mình? Mình chỉ đang cố giúp đỡ. Puerto Rico ư? Tôi biết gì về Puerto Rico?“ Tôi bình tĩnh trở lại. Tôi có nên đáp lại tương tự không? Tôi có nên lặng thỉnh không?
May mắn thay, quãng thời gian để phiên dịch đã cho tôi cơ hội đi ra ban công. Tôi hít thở sâu và cố gắng bình tĩnh. Mục đích của chúng tôi là mang lại hòa bình cho người dân ở Chesnia và Nga. Đó là lời Đồng thuận của tôi. Trên cơ sở đó, tôi đã sẵn sàng để nói Từ chối đối với kiểu nói buộc tội mà chẳng dẫn tới đầu.
Khi đến lượt tôi trả lời, tôi chỉ đơn giản nói với vị Phó Tổng thống Chesnia: Tôi thấy lời chỉ trích của ông nhằm vào đất nước tôi và tôi coi đó là một dấu hiệu cho thấy chúng ta là bạn bè và có thể nói chuyện thăng thắn với nhau. Tôi biết người dân đất nước ông đang phải chịu đựng cùng cực. Những gì chúng tôi làm ở đây là để tìm ra một biện pháp ngăn chặn những nỗi đau và đổ máu ở Chesnia. Chúng ta hãy cùng nhau tiến đến một bước đi thực tế có thể thực hiện được ngay hôm nay. Cuộc thảo luận quay lại đúng quỹ đạo. Đi ra ban công đã tạo điều kiện cho tôi tìm ra lời Đồng thuận của mình.
Nên có một quãng thời gian tạm ngưng
Ngày nay, nguồn tài nguyên khan hiếm nhất là thời gian suy nghĩ. Hãy tìm lấy cơ hội đi ra ban công bất cứ khi nào có thể để suy ngẫm về lời Đồng thuận của mình.
Nếu bạn muốn có một quãng thời gian, những câu nói sau đây có thể rất hữu ích cho bạn. Ví dụ, khi người khác đòi hỏi không thỏa đáng, bạn có thể nói:
- Tôi xin lỗi nhưng đây không phải là lúc thích hợp để nói về điều này. Hãy nói về nó vào buổi chiều nay nhé.
- Hãy để tôi suy nghĩ về nó và tôi sẽ trả lời bạn vào ngày mai.
- Tôi cần thảo luận với đồng nghiệp đã.
- Để tôi gọi điện kiểm tra cái này trước đã.
Nếu người kia cư xử không đúng mực, bạn có thể dùng những câu như:
- Tại sao chúng ta không ngừng lại và nghỉ một chút nhỉ?
- Nghỉ 5 phút nhé.
- Tôi cần lấy một cốc cà phê khác, anh không phiền chứ?
Achok, một người bạn người Tây Tạng của tôi, đã có lần bảo với tôi: “Có và Không là những câu nói rất quan trọng, nhưng còn một câu khác đôi khi cũng thật sự quan trọng là Đợi một lát. Đôi khi bạn không biết làm thế nào để nói Có hay Không. Câu trả lời tốt nhất là Đợi một lát, nó cho bạn thời gian để quyết định“. Achok nói đúng. Khôn ngoan hơn là nên đợi một lát trước khi nói Không.
Trong khi câu giờ, hãy ra khỏi phòng một lát. Dùng quãng thời gian đó để nghĩ hay thảo luận với đồng nghiệp. Hãy tưởng tượng có một khách hàng ép bạn phải giao hàng vào một ngày mà bạn nghĩ rằng sẽ không kịp. Trước mặt ông ta, bạn có thể tỏ ra Đồng thuận nhưng sau khi nói chuyện điện thoại với đồng
nghiệp, bạn nhận ra đó là một sai lầm nghiêm trọng. Hãy cho mình cơ hội xem xét trước khi trả lời, nó sẽ tạo ra một sự khác biệt giữa việc nói Có gượng gạo và nói Không chủ động.
Nếu bạn cảm thấy khó chịu hay sợ hãi, hãy đi dạo một lát hoặc thực hiện bất kỳ bài tập thể dục ưa thích nào. Hãy để cho cơ bắp vận động và trái tim đập mạnh hơn, chúng sẽ giúp bạn giải tỏa bực bội và sợ hãi khi bạn phải nói Không.
Hãy lắng nghe cảm xúc
Điều khiến chúng ta phản ứng chính là do tâm trạng tiêu cực của mình. Sự sợ hãi và cảm giác làm sai điều gì đó khiến chúng ta dễ dàng thỏa hiệp và né tránh, trong khi cơn giận khiến chúng ta công kích người khác. Việc thể hiện cảm xúc chỉ hữu hiệu khi đang theo đuổi mục tiêu của mình. Trái lại, kiềm chế cảm xúc cũng không có tác dụng. Vì đó chỉ đơn thuần là chôn giấu nó, chứ không thể làm nó biến mất và nó sẽ lại xuất hiện không đúng lúc.
Nhưng có một cách thứ ba để giải quyết tầm trạng của chúng ta, ít xúc động hơn việc thể hiện ra và cũng ít ức chế hơn việc kìm nén. Phải biết được cảm xúc của mình và khi đó, bạn sẽ kiểm soát được chúng chứ không phải chúng kiểm soát bạn. Cách hiệu quả nhất để xử lý tâm trạng tiêu cực của bạn không phải là thể hiện ra mà là lắng nghe chúng.
Hãy xem xét ví dụ về một người bạn của tôi, cô rất vất vả thuyết phục cô con gái ba tuổi đến trường mẫu giáo. Cứ đến giờ đi học, cô bé lại giận dỗi và gây chuyện ỏm tỏi, khăng khăng đòi ở nhà. Người mẹ không biết nói Không để cô bé nghe theo. Người mẹ cảm thấy sầu não, bực bội, có lỗi, tức giận và chán nản, cô ở giữa hai trạng thái kiên quyết nhưng không rõ ràng (trách cứ) và tỏ ra tức giận với con gái (xao động).
Một ngày, người mẹ thực hiện một phương pháp khác. Cô chuẩn bị thời gian để nói Không và nói chuyện với bạn bè về cảm giác của mình. Với sự giúp đỡ của bạn bè, cô nhận ra được nguyên nhân lo lắng của mình là do chính nhu cầu đành tình yêu cho người thân của mình. Cô nhận ra mình lo lắng về việc đưa con tới trường xuất phát từ cảm xúc của chính bản thân khi bị mẹ cô bỏ mặc hồi còn bé. Từ khi cô biết là mình yêu con gái và việc gửi con đến trường không phải là bỏ mặc nó, cô cảm thấy thảnh thơi và không còn cảm giác lo lắng. Ngày hôm sau, cô nói Không với việc con gái cứ khăng khăng đòi ở nhà: Hôm nay con sẽ đến trường. Không chần chừ, rất nghiêm túc, chỉ là thông báo một sự thật hiển nhiên. Cô ngạc nhiên khi thấy con gái không hề phản đối hay giận hờn. Cô bé lăng lặng tự nguyện đi đến trường.
Khi bạn biết được tâm trạng của mình bắt nguồn từ những điều sâu thăm, một sự thay đổi nho nhỏ sẽ xảy ra, như trường hợp cô bạn tôi. Khi bạn thật sự hiểu được thông điệp ẩn giấu trong tâm trạng mình, những cảm xúc lắng xuống và bạn trở nên bình tĩnh hơn, tập trung hơn và làm việc hiệu quả hơn. Khi bạn đã thật sự lắng nghe các cảm giác của mình, bạn không cần phải thể hiện ra nữa.
Hãy bắt đầu bằng việc gọi tên nỗi sợ hãi, cơn giận hay cảm giác có lỗi của bạn. Hãy nhìn nhận chúng như là những phản ứng tự nhiên trước những đòi hỏi hay cách ứng xử của người khác. Hãy lắng nghe chúng theo cách mà bạn lắng nghe một người bạn thân. Hãy để chúng thổ lộ hết với bạn.
Hãy luôn để ý tới tâm trạng của mình như thể bạn đang là một nhân chứng trung lập: Tôi nhận thấy trong mình có cảm xúc giận dữ. Bạn không phải lạnh lùng hay xa cách, chỉ đơn giản là nghiên cứu cảm xúc của mình với sự thích thú và quan tâm như là một người bạn. Kể cho một người bạn hay ghi nó ra một tờ báo cũng là cách tốt.
Hãy nghĩ về mình như thể đang làm chủ hay trải qua những cảm xúc đó hơn là đang ở trong trạng thái đó. Hãy xem xét sự khác biệt giữa Tôi đang bực bội và Tôi thấy trong người có cảm giác bực bội. Trạng thái trước cho thấy đó chính là tâm trạng của bạn; bạn đang bực mình. Khi bạn ở trạng thái tâm lý đó, tự nhiên bạn dễ bị thôi thúc thể hiện ra. Trái lại, từ có cho phép bạn trải qua trạng thái đó mà không có cảm giác là đang có nó. Bạn làm chủ cảm giác đó; chúng không điều khiển được bạn.
……
Trên đây là một trích đoạn sách Lời Từ Chối Hoàn Hảo – William Ury. Nếu các bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản nhé!
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè! |
Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!