Đàm Phán Với Chính Mình – William Ury

Đàm Phán Với Chính Mình - William Ury

Thể Loại Kỹ Năng Sống
Tác Giả William Ury
NXB NXB Thế Giới
CTy Phát Hành Alphabooks
Số Trang 212
Ngày Xuất Bản 06 – 2021
Xem Giá Bán Trên FAHASA T I K I SHOPEE

I. Giới thiệu sách Đàm Phán Với Chính Mình

Đàm Phán Với Chính Mình – 6 bước để trở thành người bạn tốt nhất của chính mình

Cuốn sách Đàm Phán Với Chính Mình do nhà đàm phán, hòa giải chuyên nghiệp William Ury viết dựa trên những trải nghiệm ấn tượng của mình trong việc dàn xếp các mâu thuẫn chính trị từ vùng Trung Tây Hoa Kỳ tới Trung Đông. Chúng ta hãy cùng học cách giải quyết các xung đột cá nhân một cách hiệu quả, cách cải thiện các mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống và tạo dựng ảnh hưởng tích cực lên

Qua cuốn sách, tác giả muốn nhắn nhủ với chúng ta một điều: thay vì trở thành đối thủ đáng ghét nhất của bản thân, chúng ta có thể tự trở thành người bạn tốt nhất của chính mình. Trong đó, quá trình biến bản thân từ đối thủ trở thành bạn bao gồm sáu bước thử thách, được William Ury gọi là “Đàm phán với chính mình”.

  1. Đặt mình vào vị trí của chính mình;
  2. Phương án dự phòng tốt nhất để tiến tới thỏa thuận (BATNA) ;
  3. Thay đổi cách nhìn về bức tranh cuộc sống;
  4. Nắm bắt hiện tại;
  5. Tôn trọng mọi người;
  6. Cho đi và nhận lại.

Sự thay đổi tốt nhất mà chúng ta có thể tạo ra trong cuộc đời mình là thay đổi thái độ từ bên trong, từ không hài lòng thành hài lòng.

“Hãy thay đổi bản thân trước khi thay đổi cả thế giới.”Socrates

“Không có thỏa thuận nào lớn hơn việc đạt được thỏa thuận với chính mình, không có chiến thắng nào vẻ vang hơn chiến thắng chính bản thân”William Ury

Thông tin tác giả William Ury:

Tác giả William Ury

William Ury sinh ngày 12 tháng 9 năm 1953, là tác giả, nhà học thuật, nhân chủng học, chuyên gia đàm phán người Mỹ. William Ury là đồng tác giả của cuốn sách Getting to Yes với Roger Fisher. Ông tốt nghiệp năm 1970 tại học viện Andover. Ông nhận được bằng cử nhân tại Yale và bằng tiến sĩ nhân chủng học từ Đại học Harvard. Năm 1979, ông đồng sáng lập ra dự án Harvard Negotiation, mà ông hiện là Thành viên Xuất sắc. Năm 1981, ông đã giúp thành lập Chương trình Đàm phán tại Trường Luật Harvard.

William Ury đã từng làm cố vấn đàm phán và hòa giải trong các cuộc xung đột ở Trung Đông, Balkan, Liên Xô cũ, Indonesia, Nam Tư, ChechnyaVenezuela cùng các quốc gia khác.

William Ury là người thành lập và là giám đốc của Dự án Đàm phán Hạt nhân Harvard.

Cố vấn cho Trung tâm Quản lý Khủng hoảng tại Nhà Trắng, Trung tâm Giảm thiểu Rủi ro Hạt nhân ở Washington và Moscow.

Cùng với cựu Tổng thống Jimmy Carter, William Ury đồng sáng lập Mạng lưới Đàm phán Quốc tế, hoạt động nhằm chấm dứt các cuộc nội chiến trên khắp thế giới.

Ngoài ra, ông thường dạy thương lượng cho các giám đốc điều hành công ty quốc tế và các nhà lãnh đạo lao động để đạt được các thỏa thuận cùng có lợi với khách hàng, nhà cung cấp, công đoàn và các đối tác liên doanh.

Một số tác phẩm khác của ông:

  • Beyond the Hotline: How Crisis Control Can Prevent Nuclear War (1985)
  • Getting Disputes Resolved: Designing Systems to Cut the Costs of Conflict (1988)
  • Getting Past No: Negotiating with Difficult People (1993),…

II. Review sách Đàm Phán Với Chính Mình

Review sách Đàm Phán Với Chính Mình - William Ury

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Dưới đây là tổng hợp Review sách Đàm Phán Với Chính Mình của tác giả William Ury. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.

Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.

1. TIỂU NGUYỄN review sách Đàm Phán Với Chính Mình

“Đàm Phán Với Chính Mình” quyển sách thay đổi suy nghĩ của tôi rất nhiều. Tôi như hiểu ra rằng trải nghiệm của tất cả là không giống nhau. Môi trường sống là không giống nhau. Sở thích là không giống nhau. Có người sinh ra phù hợp công việc này, có người khác lại không. Có người thích sự yên tĩnh lại cũng có người chỉ thích huyên náo….

Vậy thì hạnh phúc của người này có thể là hạnh phúc của người bên cạnh được ư?! Hạnh phúc không bao giờ là thước đo tuyệt đối nếu một khi còn đặt theo những tiêu chuẩn. Vì vốn dĩ ngay cả chữ tiêu chuẩn cũng đã không còn tuyệt đối rồi.

2. ÔN HUỲNH GIAO review sách Đàm Phán Với Chính Mình

Điều mình tâm đắc và thích nhất ở quyển sách “Đàm Phán Với Chính Mình” này là thấu hiểu bản thân và sống với hiện tại. Thấu hiểu những mong muốn khao khát sâu kín nhất trong tâm hồn mình, có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình. Sống với hiện tại, có đủ sức mạnh để vượt qua quá khứ, dũng cảm để tin vào tương lai va tập trung để nắm bắt hiện tại.

III. Trích dẫn sách Đàm Phán Với Chính Mình

Trích dẫn sách Đàm Phán Với Chính Mình - William Ury

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Hãy tưởng tượng ra một chiếc cốc mà bạn vừa rót đầy nước. Chiếc cốc đầy bọt và bạn không thể nhìn xuyên qua nó được. Nếu đợi một lúc, bọt sẽ tan hết và nước trở nên trong suốt. Đó là những điều mà chúng ta đang cố gắng làm với suy nghĩ của bản thân. Hãy để mọi thứ lắng xuống, nhờ đó, chúng ta có thể thấy rõ những điều đang xảy ra trong tâm trí.

Thấu cảm thường bị nhầm lẫn với đồng cảm. Đồng cảm có nghĩa lầ cảm thấy, thể hiện sự luyến tiếc cho tình cảm của một người mà không nhất thiết phải hiểu về nó. Trái lại, thấu cảm có nghĩa là “cảm nhận”, là hiểu rõ về tình huống đó.

Việc đổi lỗi giúp chúng ta cảm thấy vô tội. Nó khiến chúng ta có cảm giác mình mới là người bị đối xử bất công. Chúng ta cảm thấy việc đó chính đáng và thậm chí cao thượng. Việc đổ lỗi cũng khiến chúng ta nghĩ khác về lỗi lầm của người khác

Lòng biết ơn cuộc sống đến từ việc có được hạnh phúc nhưng tôi còn nhận ra hạnh phúc cũng thực sự đến từ cảm giác biết ơn cuộc sống. Có thể không có cách nào tốt hơn để có được hạnh phúc bằng việc nuôi dưỡng lòng biết ơn của chúng ta

Bằng việc coi vũ trụ luôn đứng về phía mình, ngay cả lúc hiểm nguy, chúng ta có thể giải quyết được một trong những nhu cầu sâu kín nhất của bản thân – nhu cầu cảm thấy an toàn.

Nếu chúng ta muốn đạt được thỏa thuận trong một tình huống nhạy cảm thì điều quan trọng nhất là tìm cơ hội trong khoảng khắc hiện tại, cơ hội để điều chỉnh cuộc trao đổi theo hướng đạt được thỏa thuận

Điều quan trọng đối với việc nắm bắt hiện tại là không nghĩ về sự phản kháng bên trong và chấp nhận quá khứ, tin vào tương lai và nắm bắt hiện tại. Điều mấu chốt ở đây là chấp nhận cuộc sống

Đôi khi chúng ta không muốn buông xuôi trong cuộc sống. Chúng ta có thể tin tưởng rằng việc liên tục lo lắng về tương lai sẽ tránh được nguy hiểm. Có thể chúng ta thích nghiền ngẫm về quá khứ, đổ lỗi cho người khác để cảm thấy chính mình đúng và cao thượng hơn. Có thể chúng ta muốn kiểm soát, thậm chí đấu tranh chống lại hoàn cảnh khi hiện tại khác xa với mong muốn hay kế hoạch của chúng ta

Chúng ta không thể sống trong đau khổ mãi được. Đôi khi phải chấp nhận những gì xảy ra, những năm tháng bị phí hoài. Sống với quá khứ chỉ khiến ta cảm thấy hỗn độn

Người được hưởng lợi từ việc tha thứ, xét cho cùng, chính là chúng ta. Sự oán hờn và tức giân thường hủy hoại và làm tổn thương chính chúng ta nhiều hơn người khác. Giữ mãi những oán hận giống mang những chiếc túi nặng, khiến chúng ta mệt mỏi một cách không cần thiết

Nếu sống, bạn sẽ mắc sai lầm. Đây là điều khó tránh khỏi. Nhưng khi nắm sai lầm và nhận ra chúng, bạn sẽ tha thứ cho mình. Nếu cứ nghĩ về sai lầm đó, chúng ta không thể thấy được vinh quang của chính mình trong gương bởi những khuyết điểm đã che lấp tất cả.

Có lẽ cách chắc chắn nhất để giải thoái bạn khỏi nỗi sợ vô cớ là nhớ đến phương án dự phòng tốt nhất khi thỏa thuận bên tront và hài lòng với cuộc sống. Cam kết quan tâm tới các nhu cầu của bạn và tin cuộc sống luôn đứng về phía bạn sẽ mang tới cho bạn cảm giác mọi chuyện cuối cùng cũng tốt đẹp dù có điều gì xảy ra đi nữa.

Khi tự giải thoát khỏi gánh nặng của quá khứ và bóng đen của tương lai, chúng ta sống và hành động tự do hơn trong thời điểm hiện tại. Đôi khi chúng ta có thể nghĩ về quá khứ để rút ra bài học và nghĩ về tương lai để lên kế hoạch và những phương án đề phòng cần thiết. Nhưng chúng ta có thể thành công vào thời điểm tạo ra thay đổi tích cực nhờ khoảnh khắc hiện tại. Chính việc nắm bắt hiện tại và phát hiện ra các cơ hội trong các cuộc đàm phán mà chúng ta có thể dễ dàng đạt được thỏa thuận với người khác

Lòng tôn trong không thể hiện qua cách đối xử nhưng nó xuất phát từ bên trong chúng ta qua thái độ. Tôn trọng nhất định phải là đạt được thỏa thuận với người khác chứ không phải đáp ứng các nhu cầu của họ, Khi ta bày tỏ lòng tôn trọng với người khác cũng chính là bày tỏ sự tôn trọng với chính mình. Khi thừa nhận phẩm giá của người khác đồng nghĩa là chúng ta thừa nhận phẩm giá của bản thân. Chúng ta khong thể thực sự tôn trong người khác khi không tôn trọng chính mình

Cách tốt nhất để lắng nghe những người khác là bày tỏ thái độ tôn trọng, còn gọi là sự chăm chú và tôn trọng tích cực

Dù là thù hận gia đình, mâu thuẫn dân tộc hay căng thẳng tại nơi làm việc, cách chúng ta bắt đầu giải quyết mâu thuẫn bằng việc thay đổi thái độ và mở rộng lòng tôn trọng để bao dung những người mà ban đầu chúng ta có thể không muốn hoặc sẽ thêm vào.

Trong việc xử trí với bất kỳ mâu thuẫn hoặc cuộc đàm phán nào, chúng ta có thể có bốn sự lựa chọn, tùy thuộc vào sự quan tâm mà chúng ta hướng đến. Chúng ta có thể lựa chọn phương pháp thắng thua bất lợi. Theo cách này, chúng ta chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân. Chúng ta có thể chọn một phương pháp điều chỉnh mềm dẻo, trong đó biểu thị sự quan tâm đến lợi ích của bên kia. Chúng ta có thể lựa chọn phương pháp tránh né, trong đó lảng tránh hoàn toàn vấn đề cần giải quyết, không thể hiện sự quan tâm tới lợi ích của người khác hay lợi ích của bản thân. Hay chúng ta có thể lựa chọn một phương pháp cùng thắng, trong đó bày tỏ quan tâm tới lợi ích của người khác và lợi ích của bản thân.

Việc cho đi một cách chân thật và tự do lựa chọn có thể mang đến sự hài lòng lâu dài bên trong, chính xác là vì nó có thể đáp ứng được nhu cầu sâu kín nhất của chúng ta để trở nên hữu ích và gắn kết với người khác, cho phép tạo ra sự khác biệt trong thế giới của người khác và khiến chúng ta luôn cảm thấy hài lòng.

Công việc quan trọng nhất trong đàm phán bắt nguồn từ bên trong con người bạn

Trích đoạn sách Đàm Phán Với Chính Mình

ĐẶT MÌNH VÀO VỊ TRÍ CỦA CHÍNH MÌNH

Thỏa thuận bên trong - Đàm Phán Với Chính Mình - William Ury

Từ đánh giá đến thấu hiểu bản thân

Biết chính mình ư? Nếu tôi biết, tôi sẽ chạy trốn.

— Johann Wolfgang Von Goethe

Khi tôi viết cuốn sách này, vợ và con gái của Abilio Diniz, một doanh nhân vô cùng thành đạt và nổi tiếng ở Brazil, tìm đến tôi để nhờ sự giúp đỡ. Abilio có một cuộc tranh chấp phức tạp và kéo dài với đối tác người Pháp, đồng thời cố gắng kiểm soát siêu thị hàng đầu của Brazil, do ông và cha của mình đã phát triển từ một hiệu bánh. Khi Abilio bán hầu hết cổ phần cho đối tác người Pháp, ông vẫn là chủ tịch và là cổ đông lớn. Mối quan hệ tốt đẹp nhiều năm trước đã trở nên gay gắt. Giới truyền thông hướng sự quan tâm tới vấn đề này. Ai sẽ thắng? Tờ Financial Times gọi tranh chấp này là “một trong những cuộc tranh chấp xuyên lục địa lớn nhất trong lịch sử”.

Kẹt trong một mâu thuẫn mà ông không thể tìm thấy lối thoát – một cuộc chiến tiêu tốn thời gian và nhiều nguồn lực – Abilio cảm thấy tức giận và thất vọng. Cuộc chiến quyết liệt đã kéo dài hai năm rưỡi được dự đoán là sẽ kéo dài thêm tám năm nữa, khi Abilio bước sang tuổi 80.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng trường hợp này, tôi đã có cơ hội trao đổi cụ thể với Abilio và gia đình của ông ở Sao Paulo. Dù mâu thuẫn với đối tác dường như phức tạp và khó giải quyết nhưng tôi cảm thấy trở ngại đầu tiên và cũng là trở ngại chính lại nằm ở bản thân Abilio. Là một người có lòng tự trọng cao, Abilio cảm thấy đối tác thiếu tôn trọng và đối xử tệ với ông. Abilio không biết mình muốn gì, đấu tranh hay hòa giải. Trong và sau các cuộc họp cấp cao, ông thường nhận thấy cách mình phản ứng với cơn giận đi ngược lại với lợi ích của bản thân. Giống như hầu hết chúng ta, ông cũng là đối thủ đáng gờm của chính mình.

Tôi cho rằng bước đầu tiên trong việc giải quyết tranh chấp này là để Abilio tìm ra những điều thực sự quan trọng với mình. Tôi hỏi: “Ông thực sự muốn gì?” Ban đầu, ông đưa cho tôi một danh sách bao gồm những mong muốn như: bán cổ phiếu với một mức giá nhất định; loại bỏ điều khoản không cạnh tranh, cản trở ông mua các công ty siêu thị khác trong vòng ba năm; và nhiều hạng mục khác bao gồm cả bất động sản. Tôi lại thúc ép ông: “Tôi hiểu ông muốn những mục cụ thể này. Nhưng những thứ này sẽ mang lại cái gì cho ông, một người dường như có tất cả? Ngay lúc này, ông cần gì nhất trong cuộc đời mình?” Ông ngừng lại một lúc, nhìn tôi và thở dài: “Tự do. Tôi muốn được tự do.” Tôi hỏi lại: “Tự do mang đến cho ông điều gì?” Ông trả lời: “Thời gian với gia đình, đó là điều quan trọng nhất, và tự do theo đuổi những giấc mơ kinh doanh của tôi.”

Tự do lúc đó là nhu cầu sâu kín nhất của ông. Tự do quan trọng đối với tất cả chúng ta nhưng nó có sự cộng hưởng đặc biệt đối với Abilio, bởi ông đã có một kinh nghiệm đau thương trong quá khứ. Nhiều năm trước đó, khi bỏ nhà đi, ông bị bắt cóc. Bị giam trong một phòng ngủ chật chội chỉ có hai lỗ nhỏ cỡ đinh ghim để thông khí và bị tra tấn bởi tiếng nhạc cực lớn, Abilio những tưởng mình có thể chết bất kỳ lúc nào. May mắn thay, ông được giải cứu trong một cuộc đột kích của cảnh sát sau một tuần bị giam giữ.

Khi Abilio và tôi hiểu rõ mong ước sâu kín nhất của ông, tự do đã định hướng mọi hành động của chúng tôi. Khi đồng nghiệp của tôi, David Lax, và tôi có thể ngồi xuống để đàm phán với bên kia, chúng tôi có thể giải quyết tranh chấp gay gắt kéo dài nhiều năm chỉ trong bốn ngày. Không ngờ, cách giải quyết này làm mọi người hài lòng, tôi sẽ thuật lại ở phần sau của cuốn sách này.

Tất cả chúng ta đều muốn có được điều mình mong muốn trong cuộc sống. Nhưng giống như Abilio, vấn đề nằm ở chỗ chúng ta chưa xác định được chính xác điều mình thực sự mong muốn. Chúng ta muốn làm hài lòng bạn đời, đồng nghiệp, khách hàng, thậm chí là đối phương trong cuộc đàm phán của mình. Nhưng vấn đề là chúng ta thường không biết rõ họthực sự muốn gì.

Khi được hỏi kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhà đàm phán là gì, tôi thường trả lời rằng nếu phải chọn một thì đó là khả năng đặt mình vào vị trí của người khác. Đàm phán là sự rèn luyện làm thay đổi ý nghĩ của người khác. Bước đầu tiên trong việc thay đổi ý nghĩ của người khác là biết họ nghĩ gì. Tuy nhiên, việc đặt mình vào vị trí của người khác có thể rất khó khăn, đặc biệt trong mâu thuẫn hay đàm phán. Chúng ta thường quá chú trọng vào những vấn đề của bản thân và mong muốn đến mức chúng ta có rất ít hoặc không có tâm trí dành cho vấn đề khác, cũng như mong muốn của đối phương. Ví dụ, nếu đề nghị cấp trên tăng lương thì chúng ta có thể chỉ bận tâm đến việc giải quyết vấn đề của chúng ta mà không màng tới vấn đề là ngân sách của cấp trên có hạn. Nếu không thể giúp cấp trên giải quyết được vấn đề đó thì đề nghị tăng lương của chúng ta khó có thể được chấp nhận.

Một bước quan trọng cần làm trước, thường bị bỏ qua, có thể nhận biết rõ điều chúng ta muốn và gián tiếp tìm ra điều người khác muốn chính là đặt mình vào vị trí của bản thân. Lắng nghe chính mình có thể giúp bạn thấu hiểu mong muốn của bản thân. Đồng thời, nó có thể giúp bạn dành tâm trí và cảm xúc để có thể lắng nghe và hiểu điều người khác thực sự mong muốn. Trong ví dụ tăng lương, việc lắng nghe bản thân trước có thể giúp bạn lắng nghe cấp trên và hiểu rằng ngân sách có hạn.

Đặt mình vào vị trí của chính mình ban đầu nghe có vẻ kỳ quặc, bởi xét cho cùng không phải bạn đã ở trong hoàn cảnh của mình rồi sao? Nhưng để làm được điều đó thật không dễ dàng. Xu hướng tự nhiên của chúng ta là đánh giá bản thân với thái độ trách cứ và lờ đi hoặc gạt bỏ vai trò của chính mình. Nếu để ý kỹ, chúng ta có thể muốn chạy trốn như Goethe đã nói ở trên. Bao nhiêu người trong chúng ta có thể thành thực nói mình đã thấu hiểu về lý trí và cảm xúc? Bao nhiêu người thường xuyên lắng nghe bản thân với sự thấu cảm và thấu hiểu bằng cách động viên mà một người bạn thực sự có thể làm?

Ba hành động này có thể giúp ích cho bạn. Thứ nhất, hãy quan sát bản thân. Thứ hai, thâm nhập và lắng nghe những cảm xúc của chính mình về những gì mà trái tim mách bảo. Thứ ba, đào sâu hơn nữa để tìm ra những nhu cầu cơ bản của bản thân.

Quan sát chính mình

Benjamin Franklin, được biết đến là một người có đầu óc thực tế và suy luận khoa học, từng phản ánh trong cuốn Poor Richard’s Almanack (tạm dịch: Niên lịch của Richard nghèo khổ) cách đây hơn 250 năm: “Có những thứ vô cùng cứng rắn tựa như thép hay kim cương, có những thứ vô cùng khó hiểu tựa như bản thân mình.” Ông khuyên rằng: “Quan sát bản thân nhiều hơn quan sát những người khác.”

Nếu quan sát bản thân và những người khác khi đàm phán hoặc mâu thuẫn căng thẳng thì bạn sẽ thấy chúng ta rất dễ bị lời nói, giọng điệu và hành động của người khác kích động. Trong hầu hết mọi tranh chấp mà tôi đã hòa giải – từ bất hòa nhỏ nhặt trong gia đình đến tranh cãi ở cơ quan hay nội chiến – nguyên nhân gây ra mâu thuẫn là phản ứng nối tiếp phản ứng. “Tại sao anh công kích anh ta?” “Bởi anh ta đã công kích tôi.” Và cứ như thế.

Khi phản ứng, chúng ta thường rơi vào “cái bẫy 3A (Attack, Accommodate, Avoid)”: chúng ta công kích (Attack), chúng tađiều chỉnh thái độ (Accommodate) – nói cách khác là nhượng bộ, hoặc chúng ta cùng né tránh (Avoid), nhìn chung việc này thường khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Hoặc chúng ta kết hợp cả ba cách. Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc né tránh hoặc điều chỉnh cho phù hợp, nhưng chúng ta không thể chịu đựng được lâu và tiếp tục công kích. Khi việc đó đem lại kết quả trái ngược với mong đợi, chúng ta lại rơi vào tình trạng né tránh hoặc điều chỉnh.

Cả ba phản ứng này đều không phục vụ lợi ích thực sự của chúng ta. Khi phản ứng đáp trả hay bỏ chạy xuất hiện, máu sẽ từ trên não chảy xuống chân tay và khả năng suy nghĩ thấu đáo của chúng ta bị giảm sút. Chúng ta quên mất mục đích của mình và thường hành động ngược lại với lợi ích của bản thân. Khi phản ứng, chúng ta làm mất đi tính xây dựng đối với người khác và thay đổi tình hình theo hướng tốt hơn. Phản ứng có nghĩa là chúng ta đang không đạt được điều chúng ta quan tâm và không đạt được đàm phán với chính mình.

Chúng ta có một lựa chọn là không nhất thiết phải phản ứng. Thay vào đó, chúng ta có thể học cách quan sát bản thân. Trong khi giảng dạy cũng như viết sách, tôi nhấn mạnh khái niệm quan sát, giả như quan sát chính mình từ ban công. “Ban công” là một phép ẩn dụ cho vị trí quan sát, giữ bình tĩnh và kiểm soát bản thân về mặt lý trí và cảm xúc. Nếu cuộc sống là một sân khấu và chúng ta đều là diễn viên trên sân khấu đó thì ban công là nơi mà ta có thể thấy rõ toàn bộ vở diễn. Để quan sát bản thân, có những lúc chúng ta phải “tới ban công” và đặc biệt là trước, trong và sau khi diễn ra cuộc trao đổi hoặc đàm phán khó giải quyết.

Tôi nhớ lại một phiên họp hòa giải chính trị căng thẳng khi tổng thống của một quốc gia tức giận la mắng tôi gần 30 phút vì không nhìn thấu những thủ đoạn của đảng chính trị đối lập. Điều giúp tôi giữ được bình tĩnh là im lặng ghi lại những cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ của mình: Không thú vị sao? Hàm răng tôi nghiến chặt. Tôi để ý thấy nỗi sợ hiện hữu. Hai má tôi đỏ lên. Tôi đang cảm thấy xấu hổ ư? Có thể nhận ra điều tôi đang cảm thấy giúp dung hòa hiệu ứng cảm xúc do việc trách mắng gây nên. Tôi có thể quan sát tình hình giống như đang xem một vở diễn vậy. Khi đã trấn tĩnh, tôi có thể tiếp tục cuộc trao đổi với vị tổng thống này.

Mỗi khi cảm thấy bị kích động bởi một suy nghĩ, cảm xúc hoặc cảm giác thoáng qua, bạn có một lựa chọn đơn giản: nhận rahoặc bị nhận ra. Bạn có thể quan sát suy nghĩ này và “nhận ra” nó. Hoặc bạn có thể đắm chìm trong suy nghĩ, nói cách khác là “bị nhận ra”. Việc gọi tên ý nghĩ giúp bạn xác định để không bị nhận ra. Khi bạn quan sát những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác thoáng qua, việc gọi tên cho chúng – Ồ, đó là người bạn cũ của tôi, “Nỗi sợ”, “Nhà phê bình bản thân” đến kìa – giúp dung hòa ảnh hưởng đối với bạn, duy trì trạng thái cân bằng và bình tĩnh của bạn. Người bạn của tôi, Donna, thậm chí thích đặt những cái tên hài hước cho những cảm xúc của cô ấy như: “Nỗi sợ Freddy”, “Phán xét Judy” và “Cơn giận Annie” (Vô tình, khiếu hài hước có thể là người bạn tuyệt vời trong việc giúp bạn quan sát). Ngay khi đặt tên, chẳng hạn cho nhân vật trong vở kịch, bạn sẽ tạo ra khoảng cách với nhân vật đó.

Quan sát bản thân để chúng ta không phản ứng lại nghe có vẻ dễ nhưng thường khó thực hiện, đặc biệt là trong không khí căng thẳng của một cuộc trao đổi hay đàm phán khó khăn. Như một nhân viên kinh doanh gần đây nói với tôi: “Tôi nghĩ mình là một người bình tĩnh, ít khi nổi nóng và tôi là người như thế ở nơi làm việc. Nhưng có những lúc, tôi thấy mình cáu gắt với vợ. Tại sao tôi không thể giữ bình tĩnh như khi ở nơi làm việc?” Giống như người chồng này, khi cảm xúc bị kích động, chúng ta thường mất kiểm soát. Nếu muốn dựa vào việc quan sát bản thân để kiềm chế phản ứng thì việc rèn luyện rất hữu ích, giống như tập gym hằng ngày vậy.

Gần đây, tôi tình cờ đọc được bài viết của một người mẹ về việc xử trí với cậu con trai bốn tuổi của mình. Người mẹ, Charlotte, muốn có mối quan hệ gần gũi và tin cậy với con nhưng việc cậu bé thức khuya nhiều lần đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trong cô. Cô đã chỉ ra sự khó khăn trong việc chống lại ý muốn phản ứng và việc rèn luyện khả năng quan sát bản thân để đưa ra những quyết định phù hợp hơn như thế nào. Charlotte viết:

Tôi vừa cảm thấy thích thú vừa cảm thấy lo sợ cảm xúc mới của mình. Tôi bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn thực chất cơn giận dữ ra sao. Điều đầu tiên tôi chú ý là tính ham muốn mà nó gây ra. Có những lần tôi tưởng như mình đang ở ngã rẽ cảm xúc, nơi có một lối dẫn tới giải pháp bình tĩnh và cởi mở, lối kia đưa tôi tới sự tức giận và bùng nổ. Thật khó để không đưa chân hướng về phía sự tức giận. Vào thời điểm đó, việc thể hiện cơn tức giận là điều tôi muốn làm nhất. Sức hút của nó vô cùng mạnh và rất thuyết phục.

Charlotte tò mò kiểm tra việc muốn trút nỗi tức giận vào con và cân nhắc lựa chọn sẽ trút giận hay bình tĩnh tiếp cận tình huống. Nếu cô nổi giận thì cậu con trai của cô sẽ tự vạch ra ranh giới để bảo vệ bản thân. Nếu giữ được bình tĩnh, cô có thể tạo được mối quan hệ gần gũi và tin cậy với cậu bé. Điều giúp cô giữ được trạng thái cân bằng là khả năng nhận biết kiểu phản ứng và thấy rằng mình thực sự có thể chọn cách không phản ứng. Charlotte nhận ra rằng, việc tự quan sát là nền tảng của sự tự chủ.

Hãy thử tìm hiểu cảm giác và kiểu phản ứng được tạo ra trong bạn do mối quan hệ khó giải quyết trong gia đình hoặc ở nơi làm việc gây nên. Chú ý đến nỗi tức giận, sợ hãi và những cảm xúc xáo trộn phát sinh khi bạn tương tác với người khác. Giống như Charlotte, hãy học cách quan sát những cảm xúc này, chúng khiến bạn cảm thấy thế nào. Hãy xem liệu bạn có thể phát hiện ra lối rẽ của mình, thời điểm mà bạn có thể chọn giữa một phản ứng bốc đồng và một phản ứng được cân nhắc giúp bạn đến gần hơn với điều quan tâm.

Phát triển thói quen quan sát bản thân giúp nuôi dưỡng nhà bác học trong bạn. Bạn là người điều tra và chủ thể điều tra lại là chính bạn. Các nhà tâm lý đặt tên cho việc này là “tìm kiếm bản thân”. Việc tiếp cận với suy nghĩ và cảm giác của bạn với tinh thần cầu thị, như Charlotte đã làm khi cô kiểm tra những cảm giác do cách cư xử của con trai tạo nên, sẽ giúp bạn giữ bản thân cân bằng và bình tĩnh. Việc làm chủ kỹ năng quan sát này còn đòi hỏi bạn phải quan sát hiện tượng một cách vô tư và cởi mở. Nó đòi hỏi bạn hạn chế tối đa việc đánh giá bản thân.

Việc đánh giá những suy nghĩ và tình cảm của chúng ta là đúng hay sai, tốt hay xấu không hề khó. Tuy nhiên, về mặt tâm lý, chúng ta lại không thể cảm nhận hoặc nghĩ ra được điều gì thực sự là sai. Hành động có thể sai nhưng suy nghĩ hay cảm giác lại không như vậy. Là nhà khoa học nghiên cứu về bản thân, chúng ta coi những suy nghĩ và cảm xúc đen tối như tài liệu nghiên cứu thú vị. Tôi phát hiện ra một câu hỏi đơn giản nhưng có sức ảnh hưởng lớn để hỏi chính mình là “Điều đó không đáng tò mò sao?” Câu hỏi này tạo ra khoảng cách và mở ra cách thức học hỏi hơn là đánh giá. Với nhiều năm trau dồi và rèn luyện phương pháp tự quan sát, tôi thấm nhuần câu châm ngôn của triết gia người Ấn Độ Jiddu Krishnamurti: “Quan sát mà không đánh giá là dạng thức cao nhất của trí tuệ.”

Cách rèn luyện bản thân quan sát mà không đánh giá là dành ra mỗi ngày một khoảng thời gian, có thể chỉ năm hoặc mười phút, tĩnh lặng trong một tư thế thoải mái, nhắm mắt lại, theo dõi các suy nghĩ và cảm giác thoáng qua trong bạn. Nếu bạn chìm trong một suy nghĩ hoặc cảm giác, thậm chí là việc đánh giá bản thân khắt khe xuất hiện thì hãy coi đó là điều tốt. Hãy nhận ra việc bạn đắm chìm trong suy nghĩ và quay lại quan sát. Bạn càng tập luyện nhận biết bao nhiêu thì mọi việc sẽ càng trở nên dễ dàng hơn bấy nhiêu. Dần dần, bạn sẽ quen với cách suy nghĩ của bản thân.

Hãy tưởng tượng ra một chiếc cốc mà bạn vừa rót đầy nước. Chiếc cốc đầy bọt và bạn không thể nhìn xuyên qua nó được. Nếu đợi một lúc, bọt sẽ tan hết và nước trở nên trong suốt. Đó là điều mà chúng ta đang cố gắng làm với suy nghĩ của bản thân. Hãy để mọi thứ lắng xuống, nhờ đó, chúng ta có thể thấy rõ điều gì đang xảy ra trong tâm trí. Trước một cuộc điện thoại hay một cuộc họp có tính thách thức, tôi nhận thấy việc dành ra chỉ một phút tĩnh tâm cũng rất hữu ích. Nhắm mắt lại một phút giúp tôi quan sát được suy nghĩ, cảm giác của bản thân và tĩnh trí để tập trung tốt hơn vào cuộc trao đổi. Đó là kỹ năng mà chúng ta có thể dễ dàng vận dụng bất cứ lúc nào.

Học cách quan sát chính mình thực sự không đơn giản, đặc biệt là trong trường hợp có mâu thuẫn. Bằng việc rèn luyện, bạn sẽ trở nên giỏi giang hơn. Việc quan sát là nền tảng suy nghĩ của bạn. Khi tương tác với những người khác, chẳng hạn như trong diễn kịch, bạn có thể vừa lên sân khấu diễn kịch vừa đứng ở ngoài ban công quan sát. Tất nhiên, việc đó cần phải rèn luyện, nhưng càng nhận biết rõ và điềm tĩnh thì bạn càng có thể xử trí tình huống hiệu quả và khiến đối phương dễ dàng theo đuổi điều bạn quan tâm. Phương pháp thỏa thuận với bản thân giúp bạn quan sát và quan sát bao lâu tùy ý, cũng như có thể đàm phán khi quan sát.

……

Trên đây là các trích dẫn và trích đoạn sách Đàm Phán Với Chính Mình – William Ury. Nếu các bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản nhé!

Đàm Phán Với Chính Mình - William Ury

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè!

Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!

5/5 - (9 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Trích dẫn sách Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc - OSHO

Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc – OSHO

"Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc" Bằng sự gần gũi và tình yêu, bằng cách cởi mở với nhiều người khác, bạn sẽ càng trở nên giàu có. Và nếu có thể sống trong tình yêu sâu sắc, trong tình bạn bền chặt, trong sự gần gũi thân thiết với nhiều người, tức là bạn đã có một cuộc sống đúng nghĩa. Và cho dù ở đâu, bạn đều học được cách sống và sống hạnh phúc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *