Thể Loại | Huyền bí – Giả tưởng – Kinh dị |
Tác Giả | Haruki Murakami |
NXB | NXB Phụ nữ Việt Nam |
CTy Phát Hành | Quảng Văn |
Số Trang | 64 |
Ngày Xuất Bản | 01-2021 |
Xem Giá Bán Trên | FAHASA T I K I SHOPEE |
I. Giới thiệu sách Thư Viện Kỳ Lạ
Thư viện kỳ lạ kể về trải nghiệm kỳ lạ của một cậu bé. Trên đường đi học về, cậu ghé thư viện thành phố để trả hai cuốn sách đã mượn, đồng thời muốn mượn thêm sách. Nhưng cuốn sách cậu muốn mượn về chỉ có thể đọc tại chỗ. Cậu được thủ thư dẫn vào một phòng đọc lạ lùng và bị bắt phải học thuộc lòng những cuốn sách đó. Kể từ đây cậu phát hiện ra vô số những điều kỳ lạ từ thư viện này.
Cuốn sách mang âm hưởng của “Kafka bên bờ biển” với nhiều tầng nghĩa, phức tạp và gợi nhiều suy tưởng, đồng thời là một câu chuyện về sự mất mát, cô đơn. Murakami đã xây dựng câu chuyện đa tầng nghĩa, phức tạp, giống như những thế giới có thể chạm vào trong thư viện. Tranh minh họa của Kat Menschik khiến cho những tầng nghĩa ấy càng thêm sâu thẳm. “Thư viện kỳ lạ” là một tác phẩm đáng đọc dành cho mọi lứa tuổi, với cốt truyện đủ hấp dẫn cho lứa tuổi thanh thiếu niên, đủ khơi gợi hàm ý cho lứa tuổi trưởng thành.
Thư viện kỳ lạ của Murakami được phát hành tại Nhật lần đầu tiên vào năm 1983. Tác phẩm được xuất bản với tranh minh họa vào năm 2005 bởi NXB Kodansha. Cũng như nhiều tác phẩm của Haruki Murakami, Thư viện kỳ lạ được dịch ra nhiều ngôn ngữ. Phiên bản được Quảng Văn phát hành được dịch từ tiếng Nhật và sử dụng tranh minh họa của họa sĩ người Đức Kat Menschik.

Một số thông tin về nhà văn Murakami Haruki
Murakami Haruki (村上 春樹 (Thôn Thượng Xuân Thụ)sinh ngày 12 tháng 1 năm 1949) là một trong những tiểu thuyết gia, dịch giả văn học người Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay cả trong lẫn ngoài nước Nhật. Từ thời điểm nhận giải thưởng Nhà văn mới Gunzo năm 1979 đến nay, hơn một phần tư thế kỷ hoạt động và viết lách, tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 50 thứ tiếng trên thế giới, đồng thời trong nước ông là người luôn tồn tại ở tiền cảnh sân khấu văn học Nhật Bản. Murakami đã trở thành hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những mĩ danh “nhà văn được yêu thích”, “nhà văn bán chạy nhất”, “nhà văn của giới trẻ”.
Từ nhỏ, Murakami đã chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây, đặc biệt là âm nhạc và văn học. Ông lớn lên cùng với hàng loạt tác phẩm của các nhà văn Mỹ như Kurt Vonnegut và Richard Brautigan, và sự ảnh hưởng của phương Tây chính là đặc điểm giúp mọi người phân biệt ông với những nhà văn Nhật khác. Văn học Nhật thường chú trọng đến vẻ đẹp ngôn từ, do đó có thể khiến cho khả năng diễn đạt bị giới hạn và trở nên cứng nhắc, trong khi phong cách của Murakami tương đối thoáng đạt và uyển chuyển.
Murakami học về nghệ thuật sân khấu tại Đại học Waseda, Tokyo. Ở đó, ông đã gặp được Yoko, người sau này là vợ ông. Ban đầu ông làm việc trong một cửa hàng băng đĩa, nơi mà một trong những nhân vật chính của ông trong tác phẩm Rừng Na Uy, Watanabe Toru, đã làm việc. Một thời gian ngắn trước khi hoàn thành việc học, Murakami mở một tiệm cà phê chơi nhạc jazz có tên “Peter Cat” tại Kokubunji, Tokyo, ông quản lý nó từ năm 1974 đến 1982. Nhiều tiểu thuyết của ông lấy bối cảnh âm nhạc và nhan đề đề cũng nói đến một bản nhạc nào đó, gồm có Dance, Dance, Dance (của ban nhạc The Steve Miller), Rừng Na Uy của The Beatles)’ và Phía nam biên giới, phía tây mặt trời (ghép từ nhan đề một bài hát South of the Border và mượn ý lại của một bài hát khác East of the Sun).
II. Review sách Thư Viện Kỳ Lạ
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Dưới đây là tổng hợp Review sách Thư Viện Kỳ Lạ của nhà văn Haruki Murakami. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.
Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé!
1. VŨ MINH KIÊN review sách Thư Viện Kỳ Lạ
Bao trùm truyện “Thư Viện Kỳ Lạ” này là những nỗi sợ hãi và sự cô độc – điều mà không một người bình thường nào muốn trải qua nhưng vẫn có lúc phải đối mặt – của cậu bé nhân vật “tôi”. Một hôm, cậu ghé vào thư viện để trả sách đồng thời mượn thêm vài cuốn sách mới. Thư viện được miêu tả thật u ám trong bầu không khí lạnh và ẩm ướt với những đường hầm chằng chịt như mê cung, với những bậc thang tối om sâu hun hút cùng tay vịn bong tróc gỉ sét và lũ sâu bọ đầy rẫy trên sàn nhà.
Mặc dù mơ hồ có một dự cảm chẳng lành khi đặt chân xuống tầng hầm của thư viện nhưng cậu vẫn bước tiếp, để rồi gặp một ông lão với vẻ ngoài kì dị. Ông đã nói rằng những cuốn sách mà cậu mượn chỉ có thể được đọc tại chỗ chứ không được phép mang về. Rồi cậu được dẫn tới “phòng đọc” mà thực chất đó là một nhà giam. Tại đó cậu bị xích chân vào một quả tạ và buộc phải học thuộc lòng hết các cuốn sách đã mượn dưới sự giám sát của một ông già nhỏ thó như con cừu. Nỗi sợ không học thuộc được sách, nỗi sợ sẽ “bị chặt đầu và bị ăn mất não” khi đọc xong… choán lấp tâm trí cậu. Cuối cùng với sự trợ giúp của ông Cừu và cô bé mang đồ ăn, cậu quyết định bỏ trốn nhưng liệu cuộc trốn chạy này có thành công? Những sự việc xảy ra từ khi đặt chân vào tầng hầm của thư viện như một cơn ác mộng kinh hoàng mà cậu bé phải trải qua.
Mới cầm cuốn sách với bìa là một màu đen u ám trên tay là mình đã thấy một cảm giác rờn rợn rồi. Sách rất mỏng, khoảng 60 trang mà có tới 20 trang là hình minh hoạ của hoạ sĩ người Đức Kat Menschik, được giữ đúng như nguyên bản với những hình vẽ chủ yếu 2 màu đen – trắng có phần kinh dị, ớn lạnh càng làm người đọc cảm nhận rõ nét hơn những trải nghiệm rùng rợn của cậu bé này.
2. PHAN NGỌC HÀ MY review sách Thư Viện Kỳ Lạ
“Từ bé tôi đã được dạy rằng, nếu có gì không hiểu hãy đến thư viện tra cứu”. Thư viện là nơi chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều kiến thức hay những cuốn sách mà ta cần. Câu chuyện kể về một thư viện lạ lùng, có một tầng hầm với hành lang đài như mê cung, cậu bé vô danh được chỉ tới phòng 107 để tìm sách. Tại đây cậu đã gặp ông thủ thư dị thường, cậu muốn mượn ba cuốn sách đem về.
Nhưng những cuốn sách cậu muốn mượn không được mang về mà chỉ được đọc tại chỗ, nếu muốn đọc cậu phải vào một chiếc phòng như “lao ngục” và đọc thuộc ba cuốn sách mình tìm. Ở đó cậu bé gặp ông cừu, ông ta mặc bộ áo hình con cừu và có chiếc đuôi nhìn như cừu thật. Ông cừu rất tốt bụng nhưng dưới chiếc roi liễu và sự cai quản của lão thủ thư, ông cừu đành phải xich cậu bé lại bằng dây xích và quả tạ. Nếu cậu học thuộc ba quyển sách đã mượn thì cậu sẽ bị lão thủ thư chém đầu và hút não để ăn kiến thức vào người hắn ta.
Ở đó cậu cũng gặp một cô bé xinh đẹp, hàng ngày đem thức ăn đến cho cậu. Vì không muốn cậu chết nên cô bé bảo cậu hãy trốn thoát. Cậu bé và ông cừu đã tìm cách trốn thoát khỏi lao ngục đó. Nhưng thật không may sau khi thoát ra khỏi hành lang mê cung thì hai người gặp lão thủ thư ở đó cùng con chó đen đã cắn cậu mấy hôm trước, con chó đang ngoạm chim sáo má bạc của cậu bé trong mồm. Những tưởng cả hai sẽ bị lão thủ thư giết, nhưng đúng lúc đó con chim sáo đã cứu thoát cậu bé và ông cừu. Hai người chạy thoát ra được nhưng ông cừu lại biến mất. Hoá ra con chi, sáo chính là cô bé hay đem cơm cho cậu.
Kết truyện là nỗi cô đơn của cậu bé nhu khi ở trong lao ngục “tựa như một đêm trăng non”.
Thư viện kỳ lạ là một truyện ngắn rất dễ đọc, dễ hiểu, có ít nhân vật và cách xây dựng nhân vật cũng rất “Haruki Murakami”. Có lẽ nhiều người sẽ thích truyện ngắn của ông hơn là tiểu thuyết chăng”?
* Về nội dung, chất lượng dịch thì mình chấm 8/10. Nội dung truyện ngắn này rất hay, vẫn là bác già với những chi tiết kì ảo và cách xây dựng không khí cho truyện. Đây là bản có minh họa nên khác so với phiên bản truyện ngắn trong cuốn Ngày đẹp trời để xem kangaroo. Tác phẩm xuất hiện lần đầu vào năm 1983. Tháng 2/2005, Kodansha cho phát hành một phiên bản mới có kèm minh họa.
*Về hình thức thì mình chấm 10/10. Sách rất đẹp, bìa cứng và có bìa áo in nổi ở ngoài. Giấy bóng, tranh minh họa đẹp.
3. THÚY LINH review sách Thư Viện Kỳ Lạ
Một cuốn truyện ngắn nhưng ẩn chứa trong đó nhiều thông điệp, nhiều ẩn ý và cả những hoài nghi.
Thư viện kỳ lạ – Haruki Murakami
Một cậu bé tới thư viện thành phố để trả sách, đột nhiên cậu nhớ ra mình từng tò mò về cách thu thuế của đế quốc Ottoman nên quyết định hỏi mượn thêm sách. Tại đây, cậu được hướng dẫn đi tới phòng 107 của thư viện, dù đã rất quen với thư viện thành phố nhưng đây là lần đầu tiên cậu được nghe tới căn phòng này.
Dù có dự cảm không hay nhưng cậu bé vẫn quyết định bước vào căn phòng, trong căn phòng đó là một ông lão hói đầu, đeo kính dày cộp, gương mặt nhiều mụn ruồi và lối ăn nói khó nghe. Cậu bé rất muốn ra khỏi đây nhưng không có cách nào từ chối. Cậu đành phải hỏi mượn sách và nán lại đọc 30 phút theo yêu cầu của ông lão. Rồi ông lão dẫn cậu đến phòng đọc sách.
“Hãy đi theo ta” – Ông lão nói.
Đi được một đoạn, hành lang phân ra thành hai nhánh trái phải. Ông lão rẽ sang phải. Tiến thêm một lúc, hành lang lại phân thành hai nhánh trái phải. Lần này ông lão rẽ sang trái. Có rất nhiều đường phân đôi rồi mở ra nhánh nhỏ lặp đi lặp lại, mỗi lần như thế ông lão lúc thì đi chọn bên phải, lúc lại chọn bên trái, chẳng có vẻ băn khoăn nghĩ ngợi gì cả, có lúc lại mở cửa và đi vào một hành lang khác…
Cuối cùng thì mê cung ấy cũng kết thúc, một cánh cổng to bằng sắt hiện ra ở phía cuối đường. Cánh cửa có treo biển “Phòng Đọc”. Xung quanh yên tĩnh như ở nghĩa địa giữa đêm khuya…”
Cậu bé không thể ngờ rằng, chỉ 30 phút nán lại thư viện đó đã đẩy cậu vào hiểm nguy và một cuộc phiêu lạ kỳ. Hóa ra ông lão đã dẫn cậu vào phòng giam, định nuôi nấng cậu bằng tri thức rồi chờ đến ngày thực hiện mưu đồ. Tại đây cậu cam chịu trở thành tù nhân nhưng không bao giờ ngừng tìm cách thoát ra.
Không khó để dự đoán kết thúc, cậu bé cuối cùng cũng thoát ra được nhờ sự giúp đỡ của những người bạn trong thư viện kỳ lạ: ông Cừu hằng ngày làm bánh rán cho cậu và mang vào phòng giam, cô bé xinh đẹp chỉ xuất hiện trong thế giới của riêng cậu ấy và vô số điều kỳ lạ khác.
Một tảng băng trôi
“Thư viện kỳ lạ” là một tảng băng trôi. Bề ngoài, người ta nghĩ đó là cuộc phiêu lưu như biết bao câu chuyện kỳ ảo khác. Nhưng ẩn sâu trong đó là những hình tượng, những chi tiết gợi cho người ta thấy thế giới nội tâm của một con người nhiều phiền muộn, sợ hãi và cô đơn. Những người như thế, họ khao khát được hóa thân thành nhân vật trong thế giới cổ đại, người ta mong muốn có một người bạn tâm giao, và người ta muốn một lần đối mặt với kẻ thù lớn nhất của cuộc đời mình – đó là nỗi sợ, thứ đã đeo bám họ suốt một hành trình dài đằng đẵng. Sau cùng, dù chiến thắng thì họ cũng phải đánh đổi, học cách đối diện với thực tại và tự mình quen với sự cô đơn.
“Thư viện kỳ lạ” là cuốn sách đầu tiên của Haruki Murakami có minh họa được xuất bản tại Việt Nam. Với lối vẽ sắc sảo của họa sĩ người Đức Kat Menschik, câu chuyện về thư viện kỳ lạ càng hiện lên rõ nét trước mắt người đọc, gợi cho người ta giác gờn gợn, ma mị và lôi cuốn.
Hà Nội ngày 24/1/2021
4. NGUYỄN QUỐC HUY review sách Thư Viện Kỳ Lạ
Sách của Haruki Murakami cũng khiến ta đọng lại nhiều suy ngẫm và thắc mắc trong lòng ở mỗi cái kết. Nhưng đây lại chính là điểm thu hút của tác giả. Riêng với “Thư viện kỳ lạ” thì mình nghĩ nó đáng để sưu tầm vì là dạng sách tranh khá đặc biệt thêm nữa lại là thể loại khác với những tác phẩm trước đây. Và một điểm đặc biệt nữa là sách vô cùng ngắn, chưa bao giờ đọc sách của Haruki Mukarami mà lại “dễ” đến thế. Bạn vẫn có cái để suy ngẫm nhưng lại không quá đau đầu khi phải vượt qua hàng trăm trang sách và vận dụng trí nhớ và tư suy siêu phàm để nhớ toàn bộ cốt truyện.
III. Trích dẫn sách Thư Viện Kỳ Lạ
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Trích dẫn hay trong Thư Viện Kỳ Lạ
“Kể từ khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã nói với tôi, nếu bạn không biết điều gì đó, hãy đến thư viện và tra cứu nó. Tất cả những gì tôi làm là đến thư viện để mượn một số sách.”
“Nếu tất cả những gì họ làm là cho mượn kiến thức miễn phí, thì phần thưởng dành cho họ sẽ là bao nhiêu?”
“Tại sao chuyện như thế này lại xảy ra với tôi? Tất cả những gì tôi làm là đến thư viện để mượn một số sách.”
“Bởi vì những bộ não chứa đầy kiến thức rất ngon, đó là lý do tại sao. Chúng đẹp và có màu kem. Đồng thời cũng sần sùi.”
“Nếu không khẩn trương, ngươi sẽ lưu lạc vĩnh viễn.”
“Vì vậy, chỉ bởi vì tôi không tồn tại trong thế giới của người cừu, nó không phải là người đàn ông mà tôi hoàn toàn không tồn tại.”
“Tôi hiểu rồi,” tôi nói. “Thế giới của chúng ta đều lộn xộn với nhau – thế giới của bạn, thế giới của tôi, thế giới của người cừu. Đôi khi chúng trùng lặp và đôi khi không. Đó là ý của bạn, phải không?”
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Trích đoạn đầu trong Thư Viện Kỳ Lạ
Thư viện tĩnh lặng khác thường.
Đôi giày da mới tinh gõ lộp cộp lên lớp vải sơn lót sàn màu xám. Thứ âm thanh chát chúa, khô khốc đó, tôi nghe như chẳng phải bước chân mình. Mỗi dịp đổi giày mới, cứ phải mất kha khá thời gian tôi mới nghe quen được.
Tại quầy thủ thư, một người phụ nữ tôi chưa từng gặp đang ngồi đọc một quyển sách dày. Quyển sách lớn kinh hồn. Trông bà ta như đang cùng lúc đọc trang phải bằng mắt phải, và trang trái bằng mắt trái.
“Xin lỗi,” tôi nói.
Bà ta đóng sầm quyển sách lại, đặt lên bàn rồi ngước nhìn tôi
“Em đến trả sách,” tôi nói, đặt lên quầy mấy quyển sách mình mang theo. Một quyển tựa How to Build a Submarine, và quyển kia là Memoirs of a Shepherd.
Viên thủ thư lật trang bìa trước kiểm tra hạn mượn. Vẫn chưa quá hạn. Tôi luôn đúng hạn, và chưa bao giờ trả muộn thứ gì. Là mẹ đã dạy tôi như vậy. Những người chăn cừu cũng thế. Nếu họ không giữ đúng thời gian biểu, đám cừu dễ sẽ nổi loạn.
Viên thủ thư mạnh tay đóng dấu “Đã Trả” lên thẻ rồi quay lại đọc sách.
“Em cũng muốn tìm thêm vài quyển sách,” tôi nói.
“Xuống cầu thang rẽ phải,” bà ta chẳng buồn nhìn lên và nói. “Đi dọc hành lang đến Phòng 107.”
(2)
Tôi bước xuống những bậc thang dài vô tận, rẽ phải, rồi dọc theo dãy hành lang âm u đi mãi cho tới khi đến trước căn phòng đánh số 107. Vẫn thường đến thư viện, nhưng bây giờ tôi mới biết nó còn có một tầng hầm thế này.
Tôi gõ cửa. Chỉ gõ nhẹ bình thường, thế mà nghe như ai đó vừa cầm gậy bóng chày quật mạnh vào cửa địa ngục. Tiếng vọng ma quái vang suốt dãy hành lang. Tôi quay người toan bỏ chay, nhưng dẫu muốn thế nào cũng chẳng nhấc nỗi chân lên. Làm thế thật không phải. Mẹ dạy tôi nếu đã gõ cửa, thì phải đợi đến khi có người trả lời.
“Vào đi,” ai đó từ trong phòng lên tiếng. Giọng nhỏ mà sắc bén.
Tôi mở cửa.
Ngay giữa căn phòng, một lão già nhỏ thó ngồi sau chiếc bàn nhỏ cũ kỹ. Trên mặt lão đầy những chấm đen li ti trông như một bầy ruồi. Lão già hói đầu và đeo cặp mắt kính dày cui. Cái đầu hói lại cũng không hói hết; hai bên còn lết phết mớ tóc quăn trắng bạc. Trông như thể ngọn núi sau một đám cháy to.
“Chào cậu bé,” lão già nói. “Ta giúp được gì đây?”
“Cháu cần tìm vài quyển sách,” tôi rụt rè nói. “Nhưng hẳn là ông đang bận. Thế nên lúc khác cháu đến vậy…”
“Nhảm nhí,” lão già đáp. “Đây là công việc của ta – Có gì mà bận rộn! Nói ta nghe loại sách cậu muốn tìm và ta sẽ thử xác định nơi chúng ở.”
Cách nói lạ tai thật, tôi nghĩ. Mà gương mặt lão ta cũng quái lạ cùng cực. Từ lỗ tai nhú ra vài sợi lông thật dài. Còn dưới cằm, lớp da lại lủng lẳng cứ như một quả bóng xì hơi.
“Vậy chính xác cậu muốn tìm sách gì, anh bạn trẻ?”
“Cháu muốn tìm hiểu cách thu thuế ở Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ,” tôi nói.
Đôi mắt lão già ánh lên. “Vậy sao,” lão nói. “Thu thuế ở Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Một chủ đề lôi cuốn nếu có ai từng nghĩ đến.”
(3)
Tôi thấy bối rối. Nói thật, tôi chẳng quá hứng thú với việc thu thuế ở Thổ Nhĩ Kỳ – chỉ là trên đường về nhà từ trường bỗng dưng tôi lại thắc mắc điều đó. Kiểu như, người Thổ thu thuế thế nào nhỉ? Chỉ vậy thôi. Mà từ lúc nhỏ, mẹ luôn bảo tôi nếu không biết điều gì thì cứ đến thư viện tìm hiểu.
“Không có cũng không sao đâu ạ,” tôi nói. “Cũng chẳng quan trọng gì lắm. Dù gì thì chủ đề đó cũng hàn lâm quá…” Tôi chỉ muốn thoát khỏi căn phòng ma quái này càng sớm càng tốt.
“Đừng đùa với ta,” lão già ngắt lời. “Dĩ nhiên chúng ta có vài tập sách nói về việc thu thuế ở Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Hay cậu đến thư viện là để pha trò? Cậu tính vậy à?”
“Không, thưa ông,” tôi nói lắp bắp. “Cháu hoàn toàn không có ý đó. Cháu không muốn đùa bỡn ai cả.”
“Vậy thì ngoan ngoãn đợi ở đây.”
“Vâng, thưa ông,” tôi đáp.
Lảo đảo đứng dậy khỏi ghế. Lão già xoay lưng, đi về phía cánh cửa thép phía sau căn phòng, mở cửa ra và biến mất vào trong. Tôi đứng đó mười phút, đợi lão quay lại. Vài con côn trùng đen nhỏ li ti vo ve phía dưới chụp đèn.
Sau cùng thì lão già cũng quay trở lại, mang theo ba quyển sách dày côm. Chúng đều cũ kinh khủng – mùi giấy cổ sánh lên trong không khí.
“Chiêm ngưỡng mấy quyển này xem,” lão già hả hê nói. “Chúng ta có The Ottoman Tax System, The Diary of an Ottoman Tax Collector, và Tax Revolts and Their Suppression in the Ottoman-Turkish Empire. Một bộ sách quá ấn tượng, cậu có thấy vậy không.”
“Cảm ơn rất nhiều,” tôi lịch sự nói. Cầm mấy quyển sách lên, tôi bước về phía cửa.
“Đợi đã nào,” lão già gọi với theo từ sau. “Ba quyển sách đó phải đọc tại chỗ – dù trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được mang đi.”
(4)
Dĩ nhiên, mỗi quyển đều được đóng nhãn đỏ, “Lưu Hành Nội Bộ,” trên gáy sách.
“Muốn đọc chúng, cậu phải vào phòng nội bộ,” lão già nói.
Tôi liếc nhìn đồng hồ. Đã 5:20. “Nhưng thư viện sắp đóng cửa rồi, và mẹ sẽ lo lắm nếu cháu không về kịp bữa tối.”
Đôi lông mày rậm rạp của lão nhíu thành một hàng thẳng. “Không cần phải lo chuyện giờ đóng cửa.” Lão già cau mày. “Mọi chuyện do ta sắp xếp – nếu ta bảo được, thì là được. Vấn đề ở đây là cậu có coi trọng việc ta đã làm hay không? Cậu nghĩ ta lôi ba quyển sách vừa dày vừa nặng này ra để làm gì? Tập thể dục chắc?”
“Xin ông thứ lỗi,” tôi nói. “Cháu không có ý làm phiền như vậy. Cháu không biết mấy quyển này không thể mượn ra ngoài.”
Lão già họ sằng sặc và khạc ra một bãi gì đó vào trong khăn giấy. Mấy đốm đen trên mặt lão ta như đang nhảy múa điên cuồng.
“Cậu biết hay không biết gì không quan trọng,” lão hầm hè. “Khi bằng tuổi cậu, ta thấy mình may mắn khi có cơ hội đọc sách. Còn nhìn cậu xem, càm nhàm mãi về thời gian và việc muộn buổi tối. Trơ tráo quá thể!”
“Được rồi, cháu sẽ ở lại đọc,” tôi nói. “Nhưng chỉ ba mươi phút thôi.” Tôi luôn thấy khó khăn khi phải thẳng thừng từ chối ai đó. “Cháu không thể ở lâu hơn đâu ạ. Hồi bé, cháu từng bị một con chó đen lớn cắn trên đường từ trường về nhà, và kể từ đó mẹ cháu bắt đầu hành xử bất thường nếu cháu về trễ dẫu chỉ một chút.”
Gương mặt lão già thoáng dịu lại.
“Thế cậu sẽ ở lại đọc sách đúng không?”
“Vâng. Nhưng chỉ ba mươi phút thôi.”
“Vậy thì mời đi lối này,” lão già vẫy tay ra hiệu. Phía sau cánh cửa trong phòng là dãy hành lang âm u chỉ được thắp sáng bởi một bóng đèn lập lòe. Chúng tôi bước vào vùng sáng lụi tàn đó.
(5)
“Theo ta,” lão già nói.
Vừa đi một quãng ngắn, chúng tôi đã đến trước một ngã ba của hành lang. Lão già rẽ sang phải. Đi xa thêm chút lại một ngã ba khác. Lần này, lão rẽ trái. Dãy hành lang cứ thế chia ba mãi, liên tục tách nhánh, và mỗi lần như thế lão già cứ tiến tới chẳng chút gì do dự, ngoặt sang phải trước, rồi lại rẽ sang trái. Thỉnh thoảng lão lại mở một cánh cửa và chúng tôi bước vào một dãy hành lang khác hẳn.
Tôi thấy ngỡ ngàng. Quái lạ – sao dưới tầng hầm thư viện thành phố lại có một mê cung khổng lồ đến vậy? Ý tôi là, các thư viện công như vầy luôn thiếu hụt tài chính, nên dù chỉ một mê cung bé tí thôi cũng đã ngoài khả năng của họ. Tôi muốn hỏi lão già về điều này, nhưng sợ sẽ lại bị mắng.
Cuối cùng, mê cung cũng kết thúc trước một cánh cửa lớn bằng thép. Trên cánh cửa treo tấm bảng đề “Phòng Đọc”. Xung quanh vắng lặng như nghĩa trang giữa đêm thanh vắng.
Lão già lôi từ trong túi ra một xâu chìa khóa kêu leng keng và chọn một chìa thật to theo kiểu cổ. Đút chìa vào trong lỗ khóa, lão thoáng liếc nhìn tôi đầy ý nhị, rồi xoay chìa sang phải. Cánh cửa bật mở kèm theo tiếng ken két chói tai kéo dài.
“Ái chà. Đến rồi đấy,” lão già nói. “Cậu vào đi.”
“Trong đấy sao?” tôi hỏi.
“Thì hẳn rồi.”
“Nhưng tối đen thế kia,” tôi cố phản kháng. Mà thật, bên trong căn phòng tối đen như một lỗ thủng đâm xuyên vào vũ trụ.
….
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè! |
Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!