Thể Loại | Văn học – Tiểu thuyết |
Tác Giả | Haruki Murakami |
NXB | NXB Văn Học |
CTy Phát Hành | Nhã Nam |
Số Trang | 530 |
Ngày Xuất Bản | 09 – 2018 |
Xem Giá Bán Trên | FAHASA T I K I SHOPEE |
I. Giới thiệu sách Kafka Bên Bờ Biển
Kafka bên bờ biển (海辺のカフカ Umibe no Kafuka) là tiểu thuyết của nhà văn người Nhật Bản Haruki Murakami (2002). Sự xuất sắc của tác phẩm này đã giúp ông được trao giải thưởng văn học Franz Kafka năm 2006. Bản dịch tiếng Việt của Dương Tường được hoàn tất và đưa ra công chúng trong năm 2007.
Kafka Tamura, mười lăm tuổi, bỏ trốn khỏi nhà ở Tokyo để thoát khỏi lời nguyền khủng khiếp mà người cha đã giáng xuống đầu mình. Ở phía bên kia quần đảo, Nakata, một ông già lẩm cẩm cùng quyết định dấn thân. Hai số phận đan xen vào nhau để trở thành một tấm gương phản chiếu lẫn nhau. Trong khi đó, trên đường đi, thực tại xào xạc lời thì thầm quyến rũ. Khu rừng đầy những người linh vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh vừa qua, cá mưa từ trên trời xuống và gái điếm trích dẫn Hegel. Kafka Bên Bờ Biển, câu chuyện hoang đường mở đầu thế kỷ XXI, cho chúng ta đắm chìm trong một chuyến du hành đầy sóng gió đầy chất hiện đại và mơ mộng trong lòng Nhật Bản đương đại.
Haruki Murakami, nhà văn Nhật Bản đương đại nổi tiếng với những tác phẩm như Rừng Nauy; Xứ sở kỳ diệu vô tình và Nơi tận cùng thế giới; Phía Nam biên giới, Phía Tây mặt trời; Người tình Sputnik, Biên niên ký chim vặn dây cót và Kafka bên bờ biển.
Nhận định
“Tác giả Nhật được yêu thích nhất tại Mỹ này có thể xuất bản ẩn danh tác phẩm này mà những fan của ông vẫn sẽ nhận ra tức khắc. Còn với những ngưòi đọc lần đầu, Kaffa bên bờ biển sẽ là giải thích xuất sắc cho tiếng tăm xứng đáng của ông cả ở phương Tây lẫn ở quê nhà. Ông viết ra loại văn hậu hiện đại, triết lý, hoang đường mà đọc thì thật lý thú, ông trầm trọng hơn Tom Robbins, nhẹ nhõm hơn Thomas Pynchon.”
(Steven Moore, The Washington Post)
“Một cuốn sách để-ngấu-nghiến thật sự, cũng thật là một ám ảnh siêu hình dai dẳng […] Đằng sau những cuộc phiêu lưu điên rồ và bất ổn theo lối biểu tượng của nhân vật chính, còn có một lực đẩy trong tìm thức gần ngang bằng với lực đẩy của sex và tuổi trưởng thành: lực đầy về phía hư vô, về khoảng trống, về sự rỗng không đầy hoan lạc. Murakami là hoạ sĩ nhẹ nhàng của những khoảng-chân-không.”
(John Updike, The New Yorker)
“Cuốn sách là một hỗn hợp chừng mực giữa giật gân, kỳ ảo và văn chương, và nó thuyết phục một cách đặc biệt. Lại một lần nữa ông đã tạo ra một câu chuyện khiến bạn lật qua nhanh chóng đến lạ, để rồi ghi nhớ và băn khoăn về nó lâu dài.”
(Hugo Barnacle, Sunday Times)
“Kafka bên bờ biển lạ lùng đến nỗi ngay cả những thứ cũ rích trong đó cũng khoác một vẻ huyền bí. Tựa như một băng nhạc anh nghe rõ cả tiếng cọt kẹt ghế của nhạc công: nếu nhạc đã hay thì cả tiếng ghế cũng là một phần của nó.”
(Paul Lafarge, The Village Voice)
“Chưa bao giờ tôi gặp một cuốn sách thuyết phục được mình đến thế bởi sự sáng tạo trong trần thuật và sự yêu thích kể chuyện… hấp dẫn vô cùng.”
(Stuart Jeffries, Guardian)
“thực sự choáng ngợp.”
(The Book Magazine)
“Cuốn tiểu thuyết khác thường và mê hoặc nhất cho tới nay của thần tượng văn chương Nhật Haruki Murakami.”
(Vintage)
Đôi nét về tiểu thuyết gia Murakami Haruki
Murakami Haruki (村上 春樹 (Thôn Thượng Xuân Thụ)sinh ngày 12 tháng 1 năm 1949) là một trong những tiểu thuyết gia, dịch giả văn học người Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay cả trong lẫn ngoài nước Nhật. Từ thời điểm nhận giải thưởng Nhà văn mới Gunzo năm 1979 đến nay, hơn một phần tư thế kỷ hoạt động và viết lách, tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 50 thứ tiếng trên thế giới, đồng thời trong nước ông là người luôn tồn tại ở tiền cảnh sân khấu văn học Nhật Bản. Murakami đã trở thành hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những mĩ danh “nhà văn được yêu thích”, “nhà văn bán chạy nhất”, “nhà văn của giới trẻ”.
Từ nhỏ, Murakami đã chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây, đặc biệt là âm nhạc và văn học. Ông lớn lên cùng với hàng loạt tác phẩm của các nhà văn Mỹ như Kurt Vonnegut và Richard Brautigan, và sự ảnh hưởng của phương Tây chính là đặc điểm giúp mọi người phân biệt ông với những nhà văn Nhật khác. Văn học Nhật thường chú trọng đến vẻ đẹp ngôn từ, do đó có thể khiến cho khả năng diễn đạt bị giới hạn và trở nên cứng nhắc, trong khi phong cách của Murakami tương đối thoáng đạt và uyển chuyển.
Murakami học về nghệ thuật sân khấu tại Đại học Waseda, Tokyo. Ở đó, ông đã gặp được Yoko, người sau này là vợ ông. Ban đầu ông làm việc trong một cửa hàng băng đĩa, nơi mà một trong những nhân vật chính của ông trong tác phẩm Rừng Na Uy, Watanabe Toru, đã làm việc. Một thời gian ngắn trước khi hoàn thành việc học, Murakami mở một tiệm cà phê chơi nhạc jazz có tên “Peter Cat” tại Kokubunji, Tokyo, ông quản lý nó từ năm 1974 đến 1982. Nhiều tiểu thuyết của ông lấy bối cảnh âm nhạc và nhan đề đề cũng nói đến một bản nhạc nào đó, gồm có Dance, Dance, Dance (của ban nhạc The Steve Miller), Rừng Na Uy của The Beatles)’ và Phía nam biên giới, phía tây mặt trời (ghép từ nhan đề một bài hát South of the Border và mượn ý lại của một bài hát khác East of the Sun).
II. Review sách Kafka Bên Bờ Biển
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Dưới đây là tổng hợp Review sách Kafka Bên Bờ Biển của nhà văn Haruki Murakami. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.
Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé!
1. Minh Nhân Nguyễn review sách Kafka Bên Bờ Biển
Lần đầu tiên mình đọc một cuốn sách có thể loại gọi là “siêu thực”, nên cho dù xuyên suốt sách là 2 hành trình song song mang nhiều nét quái dị của 2 nhân vật tưởng chừng như không liên hệ gì với nhau, thì mình cũng rất kiên nhẫn ghi nhớ từng sự kiện một, những mong đến cuối truyện sẽ được giải đáp tất cả. Kafka Bên Bờ Biển, Câu chuyện diễn biến càng lạ lùng chừng nào lại làm mình háo hức đọc chừng nấy, giống như một bài toán càng có nhiều điều kiện thì việc tìm ra đáp án lại càng khó và càng lôi cuốn người giải. Chắc tại mình quen đọc thể loại trinh thám, quen được tác giả nuông chiều, chu đáo lo hết thảy cho đến ẩn số cuối cùng, thế nên đọc đến cuối truyện mà không có một lời giải đáp nào được đưa ra làm mình cảm thấy rất hẫng. Nhất là càng về cuối lại càng nhiều câu văn lời thoại dông dài vô ích, hy vọng tìm ra lời giải của mình lại càng mong manh hơn qua mỗi trang sách được lật.
Tất nhiên là truyện cũng có gợi mở một chút gì đó, nhưng nó cũng như những truyện có kết thúc mở. Nói tích cực thì người đọc khi đọc sách phải đặt đầu óc mình vào tư duy chứ không phải chỉ biết những gì tác giả bày ra. Nhưng tiêu cực thì có thể nói tác giả lười biếng, có khi chính ông cũng không tìm ra lời giải hợp lý cho tất cả những thứ lớn lao mình đã đặt vào sách nên thôi cứ để mọi thứ hư hư thực thực, nhiều tranh cãi lại chẳng thành hiện tượng. Đây cũng là cuốn đầu tiên của Haruki Murakami mà mình đọc nên mình cũng không dám kết luận. Và mình sẽ đọc thêm một quyển khác thuộc thể loại này của ông, đến lúc đó mới có thể nói là ông có chủ động trong việc kết thúc câu chuyện của mình không, hay truyện kết thúc bởi vì nó đã đi vào đường cùng, chính tác giả cũng không tìm ra lối đi tiếp hay ngay cả quay về.
Mình đã từng đọc và xem nhiều phim thể loại tâm lý, kỳ bí với một không khí chung nhiều bức bách, nhiều điều khó hiểu xuyên suốt cho đến tận cuối phim, nhưng sau khi kết thúc lúc nào mình cũng tìm ra được một vài lý giải hợp lý tháo gỡ khúc mắc cho toàn bộ câu chuyện. Kết thúc có thể lửng lơ nhưng cũng ngầm bảo với mình rằng mình có quyền chọn một đáp án nào mình thấy phù hợp. Còn đối với quyển sách “Kafka Bên Bờ Biển” này thì mình chịu, không thể nào tìm ra một lời giải nào khả dĩ tạm chấp nhận được, chứ không mong thỏa mãn hết thảy những thách đố tác giả đã đặt ra.
Bỏ vấn đề này sang một bên thì cuốn sách còn nhiều điều chưa khiến mình hài lòng. Có 2 nhân vật chính, một cậu bé 15 tuổi và ông cụ hơn 60 tuổi, xét về mặt tính cách thì cậu bé tự đặt tên cho mình là Kafka ấy quá là không thể chịu nổi. Lại một nhân vật hoàn hảo từ đầu đến cuối, với ngoại hình vô cùng nổi bật khiến cậu đi đâu cũng tạo cảm tình cho người khác, khiến người khác -những người không quen biết, chỉ mới gặp lần đầu – phải làm cho cậu những việc mà những tưởng các nhân vật phải thân thiết, gắn bó với nhau lắm thì mới làm được. Ừ thì mình hiểu, các nhân vật này không quan trọng, cuộc hành trình này là của cậu bé đó, chỉ quan trọng là điểm khởi đầu và điểm kết thúc, quá trình ở giữa tự khắc sẽ có không người này thì người khác dẫn dắt để cậu ta đến với nơi đã định. Nhưng điều khiến mình thấy không có thiện cảm với nhân vật này là những suy nghĩ của cậu ta quá gượng ép, quá lớn, quá kỳ dị, nhất là những chi tiết liên quan đến tình dục, quá lạ thường, không hề khiến cho mình thấy ngại mà chỉ thấy kinh tởm. Những thứ này quá lớn so với cái vỏ ngoài 15 tuổi của cậu ta, đến nỗi sau đó lại khiến mình thấy mâu thuẫn với những đoạn cậu lấy cái lý do mình mới 15 tuổi để lý giải cho những cảm xúc gợi nhắc cho cậu ta về tuổi của mình.
Nhân vật ông lão Nakata ban đầu được khắc họa khá là dễ mến, nhưng càng về sau cái sự bị động và mâu thuẫn giữa ý thức và hành động của ông cũng làm cho mình không thích ông nữa. Phải theo dõi 2 tuyến hành trình của những nhân vật mình không thích cũng thật là khó chịu.
Một điều nữa về quyển sách “Kafka Bên Bờ Biển” này là Haruki quá ham phô bày kiến thức, từ nhạc Bethoveen cho đến tiểu sử của người nhạc sĩ này, từ việc đấu tranh nữ quyền, chiến tranh Do Thái đến Napoleon, đều ngẫu hứng được các nhân vật phát biểu khi đang trò chuyện với nhau. Tất nhiên nếu những chi tiết này có đóng góp vào cốt truyện hay tính cách nhân vật thì mình chẳng có lý do gì phàn nàn, đằng này mọi thứ được phát biểu một cách rất ngẫu nhiên, nhân vật nói ra rất đột ngột và kết thúc cũng thế, làm mình chỉ có thể nghĩ một cách thiển cận là tác giả phô bày kiến thức của mình, khi chưa tìm được lời giải thích nào khác hay mối liên hệ của chúng với câu chuyện.
Tất nhiên, mình biết những người đọc sách của Haruki Murakami rất nhiều, và người hâm mộ ông cũng không ít. Khi đọc sách của một tác giả như vậy mà cảm thấy có vấn đề gì đó, hẳn ta sẽ nghĩ vấn đề lại xuất phát từ phía mình trước khi dám nói gì về tác giả. Nhưng mình thuộc kiểu đi đến đâu thì gắn một cột mốc ở đó, có khi mình quay lại đây có khi lại không nên mình cũng ghi lại vài dòng cảm nghĩ này, dù nó có nông cạn hay nóng vội, nhưng đó cũng là suy nghĩ mình cho là đúng, nếu có lần quay lại hy vọng mình sẽ có những cảm nhận khác.
2. Thịnh CSĐ review sách Kafka Bên Bờ Biển
Hình dung rằng sẽ được ra biển nhiều, nhưng cũng không nhiều, ít, thì cũng không ít. Kafka là tên “giả” của nhân vật chính, nhưng cũng là tên được sử dụng cho nhân vật chính xuyên suốt truyện. Không ngoại lệ, tiểu thuyết của Haruki rất mạnh, bạo. “Ngươi sẽ giết cha mình, ngủ với mẹ và chị gái mình !” Lời nguyền rủa từ cha ruột của Kafka khiến cậu phải bỏ nhà đi vì sợ hãi và ám ảnh.
Khi đọc xong “Kafka Bên Bờ Biển” nếu logic mỗi chương lại để tìm câu trả lời cho những nghi vấn, thì chắc sẽ không có câu trả lời duy nhất cho mỗi câu hỏi. Bởi nếu chỉ đơn giản trả lời “đúng” hoặc “sai” đều sẽ đưa ra rất nhiều những mâu thuẫn. “Mẹ của Kafka có phải Miss Saeki?” Hay “Johnnie Walker có phải là Koichi Tamaru bố của Kafka?”; “Lý do nào khiến cha Kafka lại nguyền rủa cậu đáng sợ như vậy?” … Trái với việc đưa ra kết luận hay đáp ứng những kỳ vọng của người đọc như trong những tiểu thuyết trinh thám, thì truyện có thể gây bức xúc cho độc giả với khá nhiều tình tiết mơ hồ, thậm chí khó hiểu. Tuy vậy tác phẩm cuốn hút mình qua từng chương, dù là thế giới thực hay ảo thì qua ngòi bút của tác giả, mọi không gian hay mỗi chi tiết đều sáng bừng lên như trên màn ảnh. Sẽ có lúc cảm thấy nhàm chán với ông già Nakata ngây ngô, hay mất hút vào thế giới của Kafka đầy nghi hoặc với cảm giác tội lỗi, thì vẫn còn đó sự vô tư của Hoshino, cá tính của Sakura hay đặc biệt là Oshima khẳng khái, kéo người đọc khỏi bị lún sâu vào không gian u ám của những định kiến.
Tác giả hầu như không hề áp đặt quan điểm của mình, bảo vệ, chứng minh hay đánh giá, mà chỉ là đưa ra những quan điểm như chúng là, đứng tách biệt cùng người đọc cảm nhận. Còn quá nhiều, quá nhiều những chi tiết hay và thú vị khác, những nhân vật xuất hiện rồi biến mất, những đoạn miêu tả tài tình về tâm trạng, tình huống, nhân vật, phong cảnh, những cách gọi mới lạ… thằng Quạ (cái tôi của kafka) ông già dắt gái Sanders, khu rừng có viên đá cửa vào….
P/S: review sách Kafka Bên Bờ Biển này bị ảnh hưởng bởi việc đọc toàn những lời khen từ tây đến ta từ những review khác. Hơn nữa vừa mới đọc xong hôm nay, vẫn còn thấy hồi hộp nên viết review cho đỡ quên. Lần khác đọc lại, chắc sẽ khác. Thực sự tiểu thuyết rất hay, đọc không dừng được, nhưng vẫn còn nhiều chỗ mông lung và khó hiểu. Vì ham hố nên đọc ngấu nghiến, nhiều lúc ngủ gật mà vẫn lật mấy trang, rồi giật mình vì không biết đoạn vừa rồi viết gì -> đọc lại. Thấy thèm được ra biển.
3. Mark Twain review sách Kafka Bên Bờ Biển
KAFKA BÊN BỜ BIỂN – TRÁCH NHIỆM BẮT NGUỒN TỪ GIẤC MƠ
🦇 “Mày sẽ GIẾT CHA MÀY và NGỦ VỚI MẸ và chị mày” – Ai có thể tin được đây là lời một người cha nói với cậu con trai nhỏ của mình. Nhưng Haruki Muraki đã nghĩ ra thế, và đó cũng là cách ông bắt đầu câu chuyện của mình một cách kì quái với một cậu bé mang mặc cảm Oedipe – nỗi mặc cảm bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp về Oedipe được thần linh báo hiệu khi lớn sẽ giết bố và lấy mẹ làm vợ.
🎲 Trong quá trình đọc, có thể đầu óc bạn sẽ rối tung vì những tuyến nhân vật đan xen nhau, có thể thấy ức chế và bối rối với những mảnh ghép xuất hiện ngẫu nhiên trong truyện. Nhưng khi đọc đến kết thúc, cảm giác thỏa mãn khi ghép nối được những mảnh ghép đó thành một bức tranh hoàn hảo sẽ khiến bạn cảm thầy quyển sách này thật đáng giá.
“Sự thiếu hoàn hảo, nếu đậm chất nghệ thuật, sẽ kích thích ý thức và giữ cho ta tỉnh táo”.
🎯 Kafka Bên Bờ Biển đặt ra rất nhiều vấn đề trong cuộc sống qua con đường đi tìm bản ngã của hai nhân vật chính.
⚛️ Đầu tiên là về giấc mơ của các nhân vật trong truyện. “Trách nhiệm bắt đầu từ trong mơ. Đảo ngược lại, ta có thể nói không có khả năng tưởng tượng thì không phát sinh trách nhiệm”. Bản thân giấc mơ là sự ngụy trang, là mặt nạ che đậy những mong muốn, những thèm khát thực sự và là cái “ruột” của vô thức. Giấc mơ là nơi giải tỏa các dồn nén của nhân vật, là nơi họ giải quyết mọi chuyện một cách mơ hồ.
⚛️ Các hình ảnh biểu tượng tại phần cuối truyện dù khó hiểu nhưng có thể lí giải là hóa thân của mặc cảm Oedipe, của bản năng tính dục mà khi đã thâm nhập vào trong con người thì nó tham gia chi phối suy nghĩ, chế ngự ý thức; nhưng cũng có thể là nó đã tồn tại trong ta, có sẵn trong vô thức của ta và chỉ chờ dịp là ngay lập tức phát huy sức mạnh – sức mạnh chế ngự cái tôi bản ngã. Cách duy nhất để ta chống lại nó là đối diện trực tiếp và dùng chính thứ nó chế ngự ta để tiêu diệt nó.
✨ Giống như vậy, con người phải học cách làm chủ bản thân, phải luôn kiểm soát được cái tôi ý thức mới chiến thắng được những cái tầm thường mà vô thức mở ra hay đột ngột trỗi dậy, và trước hết là phải chiến thắng nỗi sợ hãi bản năng trong mỗi con người.
📙 Lí tưởng là cuốn sách không có trật tự gì cả và người đọc phải tự khám phá ra cho mình 🐳
III. Trích dẫn sách Kafka Bên Bờ Biển
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Và khi cơn bão qua đi, bạn sẽ không nhớ bạn đã vượt qua như thế nào, bạn xoay xở để tồn tại được ra sao. Bạn thậm chí sẽ không dám chắc, thật ra, liệu cơn bão có thật sự đi qua. Nhưng có một điều chắc chắn. Là khi bạn ra khỏi cơn bão, bạn sẽ không còn là cùng một người mà đã bước vào. Đó là những gì về cơn bão.
- Nếu cậu nhớ đến tôi, thì tôi sẽ không quan tâm liệu có ai quên mất mình đi chăng nữa.
- Không thể nhìn quá xa về phía trước. Nếu nhìn quá xa, anh sẽ bỏ hẵng cái trước mắt và sẽ vấp. Phải nhìn xa hơn một chút, kẻo sẽ đâm sầm vào một cái gì. Phải theo đúng trình tự đồng thời để mắt tới những gì ở phía trước.
- Bất kì ai mới yêu đều kiếm tìm những mảnh ghép thiếu sót của họ.Vậy nên bất kì ai đang yêu cũng đau khổ khi nghĩ về người tình của họ. Nó giống như quay trở lại bên trong một căn phòng mà bạn có những kỉ niệm yêu thích, nơi mà bạn chưa hề nhìn lại từ lâu.
- Trong đời mỗi người sẽ có một thời điểm không thể quay đầu lại. Và trong vài trường hợp, thời điểm đó là lúc cậu không thể tiếp tục được nữa. Và khi ta chạm đến thời điểm đó, mọi thứ ta có thể làm chỉ là im lặng chấp nhận sự thật. Đó là cách mà chúng ta tồn tại.
- Mỗi người đau đớn theo một cách riêng, và đều có những vết sẹo của riêng mình.
- Và khi cơn bão qua đi, bạn sẽ không nhớ bạn đã vượt qua như thế nào, bạn xoay xở để tồn tại được ra sao. Bạn thậm chí sẽ không dám chắc, thật ra, liệu cơn bão có thật sự đi qua. Nhưng có một điều chắc chắn. Là khi bạn ra khỏi cơn bão, bạn sẽ không còn là cùng một người mà đã bước vào. Đó là những gì về cơn bão.
- Cậu đang tìm kiếm thứ gì đó, nhưng đồng thời, cậu lại đang chạy trốn vì mọi thứ mà cậu xứng đáng.
- Mọi thứ bạn tìm kiếm sẽ đến vào lúc bạn không ngờ tới.
- Trở thành 1 con người khác có thể là khó, nhưng lấy 1 cái tên khác thì dễ ợt.
- Hiện tại thuần túy là 1 bước tiến không thể nắm bắt của quá khứ gặm nhắm tương lai. Thực ra, mọi cảm giác đã là ký ức
- Cùng lúc ‘tôi’ là nội dung 1 chuyện kể, ‘tôi’ cũng lại là cái làm việc kể chuyện..
- Ký ức làm ta ấm lòng bên trong, đồng thời nó cũng xé nát tim ta.
- Đôi khi số phận giống như một cơn bão cát nhỏ, cứ xoay chiều đổi hướng liên tục. Mày đổi hướng nhưng cơn bão cát đuổi theo mày. Mày lại quặt ngả khác, nhưng cơn bão cũng chỉnh hướng theo. Cứ thế quay tới quay lui, mày diễn tới cùng cái trò ấy như một điệu nhảy báo điềm gở với cái chết dữ ngay trước bình minh. Tại sao? Vì cơn bão cát ấy không phải là một cái gì từ xổi tới, một cái gì không liên quan tới mày. Cơn bão ấy là mày. Một cái gì bên trong mày. Cho nên tất cả những gì mày có thể làm là cam chịu nó, bước thẳng vào trong cơn bão, nhắm mắt lại và bịt chặt tai để cát khỏi lọt vào và từng bước một đi xuyên qua nó. Ở đó, không có mặt trời, không có mặt trăng, không phương hướng, cũng hẳng có ý thức gì về thời gian. Chỉ có cát trắng mịn xoáy lốc lên trời như xương nghiền tơi thành bụi. Đó là một thứ bão cát mà mày tưởng tượng ra.
- Ta hãy nhìn nhìn thẳng vào sự thật, các thầy cô giáo, về cơ bản, là một lũ ngu đần. Nhưng cậu phải nhớ điều này: cậu đang bỏ nhà đi. Có lẽ cậu sẽ chẳng còn cơ may đi học nữa, cho nên dù là muốn hay không, tốt nhất là cứ hấp thu bất cứ điều gì có thể trong khi cậu có cơ hội. Hãy trở thành giống như tờ giấy thấm và thấm hết vào. Sau này, cậu có thể hình dung ra cái gì nên giữ và cái gì nên trút bỏ.
- Có những tình huống mà người ta bất cần xét anh có phù hợp với công việc trước mắt hay không.
- “Bác phải nhìn!” “Đó lại là một quy tắc nữa của chúng tôi. Nhắm mắt lại cũng chẳng thay đổi được gì. Chẳng có gì biến đi chỉ vì anh không nhìn thấy những gì đang diễn ra. Trên thực tế, tình hình thậm chí sẽ còn xấu đi khi anh mở mắt trở lại. Chúng ta đang sống trong một thế giới như thế đó. Hãy mở to mắt ra. Chỉ có kẻ hèn nhát mới nhắm mắt lại. Nhắm mắt, bịt tai đâu có thể làm cho thời gian ngững lại được”
- Rừng cũng thôi không làm tôi sợ đến độ khiếp vía như trước và tôi đã bắt đầu cảm thấy hồ như gần gũi với nó, thậm chí kính trọng nữa. Tuy nhiên, tôi không mạo hiểm quá xa căn nhà gỗ và chỉ đi theo con đường mòn sẵn có mà thôi. Chừng nào tôi tuân thủ những quy tắc đó, sẽ không có bất trắc gì quá đáng. Đó là điều quan trọng – hãy tuân thủ quy tắc, rừng sẽ lặng lẽ chấp nhận anh, chia sẻ với anh phần nào sự yên bình và nét đẹp của nó. Nhưng nếu vượt qua ranh giới, những con thú rình núp trong im lặng sẽ chộp gọn anh trong những móng sắc như dao của chúng.
- Hạnh phúc thì chỉ có một loại, nhưng bất hạnh thì đến dưới mọi dạng mọi cỡ. Như Tolstoy đã nói: hạnh phúc là ngụ ngôn, bất hạnh là chuyện đời.
- Khi một cuộc chiến tranh xảy ra, người ta buộc phải trở thành lính. Họ mang súng ra tiền tuyến và phải giết những người lính ở phía bên kia. Giết càng nhiều càng tốt. Không ai cần biết anh có thích giết người khác hay không. Đó là việc anh phải làm, thế thôi. Bằng không, anh sẽ là kẻ bị giết.” Johnnie Walker chĩa ngón tay trỏ vào ngực Nakata. “Đòm!”y nói. “Lịch sử loài người tóm gọn trong một tiếng.
- Mình biết là mình hơi khác mọi người, nhưng mình vẫn là một con người. Mình muốn cậu nhận thức rõ điều đó. Mình là một con người bình thường, chứ không phải một quái vật. Mình cảm nhận sự vật như mọi người, hành động như mọi người. Tuy nhiên, đôi khi cái khác biệt nho nhỏ ấy lại như một vực thẳm ngăn cách.
- Bất kì ai đang yêu đều tìm cái phần thiếu hụt của bản ngã mình. Cho nên họ cảm thấy buồn khi nghĩ đến người mình yêu. Giống như khi ta bước vào một căn phòng đầy kỷ niệm thân thương mà đã bao lâu ta không trở lại.
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè! |
Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!