Thể Loại | Tôn giáo – Tâm linh |
Tác Giả | OSHO |
NXB | NXB Hà Nội |
CTy Phát Hành | Thái Hà |
Số Trang | 290 |
Ngày Xuất Bản | 06 – 2019 |
Xem Giá Bán Trên | FAHASA T I K I SHOPEE |
I. Giới thiệu sách Thiền – Lịch Sử Và Giáo Huấn
THIỀN – Lịch sử và Giáo huấn
Thiền là một bước phát triển phi thường. Hiếm khi một khả năng như vậy trở thành hiện thực bởi vì có nhiều rủi ro trong đó. Trước đây từng có nhiều lần tồn tại khả năng ấy – một biến cố tâm linh nào đó lẽ ra đã có thể phát triển và trở thành giống như Thiền, nhưng nó không bao giờ thành hiện thực. Chỉ duy nhất một lần trong toàn thể lịch sử ý thức loài người có một thứ như Thiền bước vào đời sống. Nó rất hiếm có.
Thiền được sinh ra ở Ấn Độ, lớn lên ở Trung Hoa và nở hoa ở Nhật Bản.
Toàn bộ chuyện này thật hiếm có. Tại sao nó được sinh ra ở Ấn Độ nhưng không thể lớn lên ở Ấn Độ mà phải tìm một mảnh đất khác? Nó trở thành một cái cây vĩ đại ở Trung Hoa nhưng không ra hoa được ở đó; một lần nữa nó phải tìm một miền khí hậu mới, một miền khí hậu khác. Và ở Nhật Bản, nó nở hoa như một cây anh đào có hàng ngàn bông. Việc này không phải ngẫu nhiên, không phải tình cờ, mà có một lịch sử sâu xa bên trong. Tôi muốn tiết lộ nó cho bạn.
Ấn Độ là một đất nước hướng nội. Nhật Bản thì hướng ngoại. Và Trung Hoa ở ngay giữa hai cực ấy. Ấn Độ và Nhật Bản là những đối lập tuyệt đối. Vậy thì làm thế nào hạt giống được sinh ra ở Ấn Độ lại nở hoa ở Nhật Bản? Họ đối lập, họ không có sự tương đồng, họ trái ngược nhau. Tại sao Trung Hoa lại bước vào ngay ở giữa, để cho nó đất sống?
Hạt giống là sự hướng nội. Hãy cố gắng hiểu hiện tượng hạt giống, hiểu hạt giống là gì. Hạt giống là một hiện tượng hướng nội, hướng tâm – năng lượng di chuyển vào trong. Đó là lí do tại sao nó là một hạt giống. Nó được bao bọc và đóng kín, tách rời hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài. Trên thực tế, hạt giống là thứ cô đơn nhất, biệt lập nhất trên thế giới. Nó không có gốc rễ trong đất, không có cành lá trên bầu trời; nó không có kết nối nào với mặt đất, không có kết nối nào với bầu trời. Nó không có mối quan hệ. Hạt giống là một hòn đảo thực sự, biệt lập, hướng vào trong. Nó không liên kết. Nó có vỏ cứng bao quanh, không cửa sổ, không cửa ra vào. Nó không thể đi ra và không gì có thể đi vào.
Hạt giống là thứ tự nhiên đối với Ấn Độ. Tinh thần Ấn Độ có thể sản sinh ra những hạt giống có tiềm năng to lớn, nhưng không thể cho chúng đất sống. Ấn Độ là ý thức hướng nội. Ấn Độ nói cái bên ngoài không tồn tại, và ngay cả nếu nó có vẻ như tồn tại thì nó được làm từ cùng chất liệu với những giấc mơ. Toàn bộ tinh thần Ấn Độ đã luôn cố gắng khám phá ra cách trốn thoát khỏi cái bên ngoài, cách di chuyển vào sào huyệt bên trong của trái tim, cách định tâm trong chính mình. Và cách để nhận ra rằng toàn bộ thế giới tồn tại bên ngoài ý thức chỉ là một giấc mơ – cùng lắm là một giấc mơ đẹp, còn tệ nhất là cơn ác mộng. Cho dù nó đẹp đẽ hay xấu xí, trong thực tại nó là một giấc mơ, và người ta không nên phiền lòng nhiều về nó. Người ta nên thức tỉnh và quên đi toàn thể giấc mơ của thế giới bên ngoài.
Trung Hoa là một đất nước cân bằng, không giống như Ấn Độ, không giống như Nhật Bản. Con đường ở đó là trung dung. Tư tưởng của Khổng Tử là luôn ở giữa: không hướng nội cũng không hướng ngoại, không nghĩ quá nhiều về thế giới này lẫn thế giới kia – chỉ giữ nguyên ở giữa. Trung Hoa không cho ra đời một tôn giáo, mà chỉ cho ra đời một hệ thống đạo đức. Chẳng có tôn giáo nào được sinh ra ở đây, ý thức Trung Hoa không thể cho ra đời một tôn giáo. Nó không thể tạo ra hạt giống.
Tất cả những tôn giáo tồn tại ở Trung Hoa đều là nhập khẩu, tất cả chúng đều tới từ bên ngoài. Phật giáo, Hindu giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo, tất cả đều đến từ bên ngoài. Trung Hoa là một mảnh đất tốt nhưng không thể khởi nguồn ra tôn giáo nào, bởi vì để khởi nguồn ra một tôn giáo, người ta phải di chuyển vào thế giới bên trong. Để cho ra đời một tôn giáo, người ta phải giống như thân thể phụ nữ, giống như bụng mẹ.
Giờ cần đến Nhật Bản. Nhật Bản là đất nước hướng ngoại. Phong cách sống và ý thức của nó hướng ngoại. Với ý thức Nhật Bản thì gần như cái bên trong không tồn tại; chỉ cái bên ngoài là có ý nghĩa. Hãy nhìn vào y phục của người Nhật. Chúng chứa đầy màu sắc của hoa và cầu vồng, như thể cái bên ngoài vô cùng ý nghĩa.
Hãy nhìn một người Ấn khi anh ta đang ăn, và rồi nhìn người Nhật. Hãy nhìn một người Ấn khi anh ta dùng trà, và rồi nhìn người Nhật. Một người Nhật tạo ra lễ hội từ những điều đơn giản nhất. Dùng trà, anh ta biến nó thành một lễ hội. Nó trở thành nghệ thuật. Cái bên ngoài vô cùng quan trọng: Trang phục vô cùng quan trọng, các mối quan hệ vô cùng quan trọng. Bạn không thể tìm đâu trên thế giới có nhiều người thoải mái hơn người Nhật – luôn luôn mỉm cười và trông thật hạnh phúc. Còn người Ấn thì sẽ trông hời hợt, họ nghiêm túc. Người Ấn hướng nội còn người Nhật hướng ngoại: Họ trái ngược nhau. Một người Nhật luôn luôn dịch chuyển trong xã hội. Toàn thể văn hóa Nhật Bản quan tâm đến việc làm sao tạo ra một xã hội tươi đẹp, làm sao tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp – trong mọi thứ, trong mọi thời khắc – làm sao trao cho chúng ý nghĩa. Nhà của họ vô cùng đẹp đẽ. Ngay cả nhà của một người nghèo cũng có vẻ đẹp riêng: Nó có thẩm mĩ, nó có sự độc đáo riêng. Nó có thể không quá giàu có, nhưng nó vẫn giàu có theo một ý nghĩa nào đó, nhờ vẻ đẹp, sự sắp xếp, sự chú tâm được mang vào mọi chi tiết nhỏ bé, li ti. Cửa sổ nên ở chỗ nào, loại rèm nào nên được dùng, ánh trăng nên được mời vào ô cửa sổ như thế nào, và từ đâu. Những thứ rất nhỏ, nhưng mọi chi tiết đều quan trọng.
Nhật Bản lại rất bận tâm đến cái bên ngoài – như ở một thái cực khác. Nhật Bản là đất nước phù hợp. Toàn bộ cây Thiền đã được cấy vào trong Nhật Bản và nó trổ bông hàng ngàn sắc màu. Nó nở hoa.
Thông tin tác giả OSHO
Osho (1931 – 1990) tên thực là Chandra Mohan Jain (tiếng Hindi: चन्द्र मोहन जैन), còn được gọi là Acharya Rajneesh từ những năm 1960 trở đi, sau đó ông tự gọi mình là Bhagwan Shree Rajneesh trong thập niên 1970 và 1980, rồi cuối cùng lấy tên Osho năm 1989, là một nhà huyền môn, bậc thầy tâm linh người Ấn Độ, và lãnh đạo của phong trào Rajneesh. Trong suốt cuộc đời của mình, ông được xem như là một vị thầy huyền bí, guru và bậc thầy tâm linh. Trong những năm 1960, ông đã đi khắp Ấn Độ như một diễn giả công cộng và là nhà phê bình thẳng thắn đối với chủ nghĩa xã hội, Mahatma Gandhi, và đạo Hindu chính thống. Ông cũng chủ trương một thái độ cởi mở hơn với tình dục, và vì thế mà ông có biệt danh là đạo sư tình dục ở Ấn Độ và sau này là trên báo chí quốc tế, tuy vậy càng ngày thái độ cởi mở này càng được xã hội chấp nhận.
Năm 1970, Osho dành thời gian ở Mumbai để truyền dạy cho các môn đồ được gọi là “neo-sannyasin”. Trong giai đoạn này, ông mở rộng các giáo lý tâm linh của mình và thông qua các bài diễn thuyết, ông đã đưa ra một cái nhìn độc đáo về các tác phẩm của các truyền thống tôn giáo, nhà huyền môn, và các triết gia từ khắp nơi trên thế giới. Năm 1974, Osho đến Pune, lập ra một tổ chức và các ashram để cung cấp nhiều “công cụ chuyển đổi tâm linh” cho cả du khách Ấn Độ và quốc tế. Vào cuối những năm 1970, căng thẳng giữa chính phủ Đảng Janata cầm quyền của Morarji Desai và phong trào đã dẫn đến việc hạn chế sự phát triển của phong trào.
Trong năm 1981, Osho chuyển sang định cư ở Hoa Kỳ và các đệ tử của ông đã thành lập một cộng đồng quốc tế ở đây, với tên là Rajneeshpuram, thuộc bang Oregon. Gần như ngay lập tức phong trào đã xung đột với cư dân bản địa và chính phủ Hoa Kỳ, dẫn đến một loạt các cuộc chiến pháp lý liên quan đến việc xây dựng ashram và tiếp tục ngăn trở phong trào. Năm 1985, sau cuộc điều tra các tội ác nghiêm trọng bao gồm cuộc tấn công khủng bố năm 1964, và âm mưu ám sát Charles H. Turner, Osho cáo buộc rằng thư ký riêng của ông Ma Anand Sheela và những người ủng hộ thân cận của Sheela phải chịu trách nhiệm.[8] Ông bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ theo một thỏa thuận Alford với tòa án.
Một phần dưới áp lực ngoại giao của Hoa Kỳ, 21 quốc gia từ chối cho ông nhập cảnh, và cuối cùng ông quay trở lại Ấn Độ, phát triển lại ashram ở Pune. Osho qua đời tại đây vào năm 1990. Ashram của ông ngày nay được biết đến như là Khu nghỉ mát Thiền Quốc tế Osho (Osho International Meditation Resort).
Những thuyết giảng có tính tổng hợp và điều hòa các tôn giáo khác nhau của Osho nhấn mạnh tới tầm quan trọng của thiền, việc tự nhận biết, tình yêu, sự sáng tạo và hài hước – những phẩm chất được Osho xem như bị kìm nén do sự tuân thủ các hệ thống niềm tin cứng nhắc, truyền thống tôn giáo và xã hội hóa. Tư tưởng của ông đã có một tác động đáng kể đến phong trào New Age ở phương Tây, và sự nổi tiếng của các tư tưởng Osho đã tăng lên rõ rệt từ khi ông qua đời.
II. Review sách Thiền – Lịch Sử Và Giáo Huấn
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Dưới đây là tổng hợp Review sách Thiền – Lịch Sử Và Giáo Huấn của tác giả OSHO. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.
Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.
1. LÊ THÀNH TRUNG review sách Thiền – Lịch Sử Và Giáo Huấn
Review cuốn sách Thiền – Lịch sử và giáo huấn của Osho. điểm: 7.5/10 cũng khá hay với chủ đề tâm linh. Đôi lúc nó cũng lòng vòng khó hiểu nhưng mà đọc khá hấp dẫn. Thiền ở Ấn Độ làm cho con người ta muốn bỏ đời theo Thượng Đế nên một thời Ấn Độ nghèo và lạc hậu. Còn thiền tới Nhật Bản, đất nước của chiến binh. Anh ta đã bắt đầu biết giữ năng lượng, biết ẩn mình, biết thả lỏng, biết thư giãn. Thiền không chỉ là ngồi xếp hoa sen mà thiền tìm thấy trong bất cứ hoạt động nào như câu cá, vẽ tranh, kiếm đạo…
2. PHỤNG TRƯƠNG review sách Thiền – Lịch Sử Và Giáo Huấn
Trước khi đọc cuốn này thì mình đã đọc qua vài cuốn của Osho rồi, cộng thêm việc mình có tìm hiểu về tâm linh mà cụ thể ở đây là Phật giáo nên có chút chút kiến thức về mảng này. Tuy nhiên khi đọc Thiền – Lịch sử và Giáo huấn – Osho mình vẫn thấy rất khó. Không phải vì cách viết khó hiểu mà hiểu đúng về thiền và nhận ra việc đạt tới cảnh giới cao trong thiền là không dễ chút nào.
Về hình thức:
- Bìa sách đơn giản nhưng đẹp, in bằng loại giấy như tạp chí thời trang, bóng và chất lượng, bên trong còn có hình minh hoạ in màu. Nói chung sách đẹp và ko phí tiền để sở hữu nó đâu (xem hình đính kèm)
- Sách chỉ 294 trang thôi hà.
Về nội dung:
- Sách rất hay, góp nhặt được rất nhiều quan điểm và tư duy hữu ích tuy nhiên level cao lắm lắm
- Sách viết về những giai thoại lịch sử và nguồn gốc của Thiền, bên cạnh đó là những triết lý và quan niệm về thiền. Nên sẽ phù hợp với những ai đã biết về thiền nhưng muốn tìm hiểu thêm. Tuy nhiên sẽ khó đọc với những ai chỉ mới biết sơ sơ hoặc chưa bao giờ thiền. Sẽ dễ hiểu đối với những ai đã có trải nghiệm thiền, có nền tảng và kiến thức tâm linh trước đó. (Có một số từ ngữ nên tìm hiểu trước khi đọc như vô trí, vô ngã, vô định, vô minh, đại ngã, hiện sinh, thiền định, v..v..)
- Lưu ý: Sách ko hướng dẫn cách thiền.
- Chút ít nội dung và giải thích chương 1 cho các bạn tham khảo trước: Với Osho, thiền ko phải là một tôn giáo mà ngta mang tôn giáo gán ghép vào thiền. Thiền ra đời tại Ấn Độ, nở rộ tại Trung Hoa nhưng phát triển ở Nhật Bản. Vì bất cứ một mầm cây nào cũng cần có đất phù hợp để khai hoa nở nhuỵ và thiền cũng như v. Thiền giúp con người quay vào bên trong tìm lại bản ngã của chính mình, đưa mình từ bóng tối ra ánh sáng, từ tiêu cực đến tích cực. Level cao nhất của thiền gần đạt đến giác ngộ, nơi mà mọi sự im lặng đều là tuyệt đối, sự im lặng đến mức ko còn một rung động trong suy nghĩ như mặt hồ vắng lặng, hiện hữu nhưng ko gợn sóng. Đấy là khi bạn gác chân lên nhắm mắt lại và thiền, trong tâm trí ko còn một suy nghĩ nào chạy qua nữa, cứ như bạn đã nhấn nút pause cho tất cả những âm thanh hỗn loạn đấy dừng lại, và bạn ở đó, bạn vẫn biết mình còn hiện hữu đấy chỉ là xung quanh bạn mọi thứ trở nên vô hình, chỉ còn bạn tồn tại mà thôi. —Hết chương 1—
***Đọc xong cuốn này cảm thấy bản thân như một giọt nước giữa đại dương bao la và rộng lớn.
***Mình sẽ đọc lại cuốn này ở một thời điểm nào đó.
***Tóm lại đây là một cuốn sách hay, khuyên chân thành rằng nếu ai muốn đọc cuốn này thì hãy đọc những cuốn về thiền dễ dễ trước để khi đọc cuốn này sẽ đỡ bị ngợp ? Còn nếu ai đang ko ngừng tò mò thích thú thì ngại j mà ko tậu ngay một cuốn sách thật tuyệt vời như này cả về kiến thức lẫn hình thức ?
3. ĐỖ HƯƠNG GIANG review sách Thiền – Lịch Sử Và Giáo Huấn
Cuốn sách rất hay và dễ hiểu. Ai muốn tìm hiểu về nguồn gốc của Thiền thì nên đọc. Người dịch đã dịch rất tốt
III. Trích dẫn sách Thiền – Lịch Sử Và Giáo Huấn
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
……
Trên đây là một vài hình ảnh trong sách Thiền – Lịch Sử Và Giáo Huấn – OSHO. Nếu các bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản nhé!
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè! |
Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!