Thể Loại | Tôn giáo – Tâm linh |
Tác Giả | OSHO |
NXB | NXB Văn Hóa Nghệ Thuật |
CTy Phát Hành | Trí Việt |
Số Trang | 264 |
Ngày Xuất Bản | 03 – 2021 |
Xem Giá Bán Trên | FAHASA T I K I SHOPEE |
I. Giới thiệu sách Đạo – Con Đường Không Lối
Cuốn sách “Đạo – Con Đường Không Lối” được ghi lại từ bài nói chuyện của Osho về 5 câu chuyện ngụ ngôn trong cuốn Liệt tử (hay Liệt Ngự Khấu, một nhân vật Đạo gia sống vào thế kỉ 4 Trước Công Nguyên). Trong phần trình bày của mình, tác giả Osho thổi vào đó những diễn giải mới mẻ của đương đại. Qua đó ông muốn người nghe khám phá sự đối lập thực sự giữa lý trí – phi lý trí, giữa tính dương – tính âm, giữa sự tuân thủ luật lệ – sự tự nhiên nhi nhiên.
“Đạo – Con Đường Không Lối” gồm 5 chương, cùng 1 phần Hỏi – đáp. Trong phần hỏi – đáp, với việc trả lời những thắc mắc của người nghe, tác giả muốn chỉ ra cách áp dụng sự uyên nguyên của triết lý Đạo giáo vào cuộc sống hàng ngày.
- Chương Một – Ai mới là người hạnh phúc? lý giải làm sao mà nỗi khổ sở lại được khởi phát từ sự tồn tại của cái tôi, của bản ngã.
- Chương Hai – Người biết cách tự an ủi chỉ ra một sự thâm sâu hơn trong cách nhìn nhận những niềm hân hoan luôn lồ lộ ra bên ngoài của con người.
- Chương Ba – Không hối tiếc lại nói về sự khác biệt giữa trí tuệ có được từ sự gom góp từ bên ngoài, đối sánh với cái biết khởi sinh từ bên trong.
- Chương Bốn – Sống thì không có nghỉ ngơi là một cuộc đối thoại giữa học trò với thầy mình, qua đó sẽ hiển lộ cho chúng ta thấy những giới hạn của mọi ngành triết học lẫn hệ quả bấp bênh khi người ta sống chỉ vì mong cầu một kết quả trong tương lai.
- Chương Năm – Tốt nhất là tĩnh lặng, tốt nhất là trống rỗng luận bàn về hai con đường đến được với thượng đế tối cao. Đó là con đường khẳng định của Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo; và con đường phủ định (hay con đường huyền môn) của Phật và Lão Tử.
Thông tin tác giả OSHO
Osho (1931 – 1990) tên thực là Chandra Mohan Jain (tiếng Hindi: चन्द्र मोहन जैन), còn được gọi là Acharya Rajneesh từ những năm 1960 trở đi, sau đó ông tự gọi mình là Bhagwan Shree Rajneesh trong thập niên 1970 và 1980, rồi cuối cùng lấy tên Osho năm 1989, là một nhà huyền môn, bậc thầy tâm linh người Ấn Độ, và lãnh đạo của phong trào Rajneesh. Trong suốt cuộc đời của mình, ông được xem như là một vị thầy huyền bí, guru và bậc thầy tâm linh. Trong những năm 1960, ông đã đi khắp Ấn Độ như một diễn giả công cộng và là nhà phê bình thẳng thắn đối với chủ nghĩa xã hội, Mahatma Gandhi, và đạo Hindu chính thống. Ông cũng chủ trương một thái độ cởi mở hơn với tình dục, và vì thế mà ông có biệt danh là đạo sư tình dục ở Ấn Độ và sau này là trên báo chí quốc tế, tuy vậy càng ngày thái độ cởi mở này càng được xã hội chấp nhận.
Năm 1970, Osho dành thời gian ở Mumbai để truyền dạy cho các môn đồ được gọi là “neo-sannyasin”. Trong giai đoạn này, ông mở rộng các giáo lý tâm linh của mình và thông qua các bài diễn thuyết, ông đã đưa ra một cái nhìn độc đáo về các tác phẩm của các truyền thống tôn giáo, nhà huyền môn, và các triết gia từ khắp nơi trên thế giới. Năm 1974, Osho đến Pune, lập ra một tổ chức và các ashram để cung cấp nhiều “công cụ chuyển đổi tâm linh” cho cả du khách Ấn Độ và quốc tế. Vào cuối những năm 1970, căng thẳng giữa chính phủ Đảng Janata cầm quyền của Morarji Desai và phong trào đã dẫn đến việc hạn chế sự phát triển của phong trào.
Trong năm 1981, Osho chuyển sang định cư ở Hoa Kỳ và các đệ tử của ông đã thành lập một cộng đồng quốc tế ở đây, với tên là Rajneeshpuram, thuộc bang Oregon. Gần như ngay lập tức phong trào đã xung đột với cư dân bản địa và chính phủ Hoa Kỳ, dẫn đến một loạt các cuộc chiến pháp lý liên quan đến việc xây dựng ashram và tiếp tục ngăn trở phong trào. Năm 1985, sau cuộc điều tra các tội ác nghiêm trọng bao gồm cuộc tấn công khủng bố năm 1964, và âm mưu ám sát Charles H. Turner, Osho cáo buộc rằng thư ký riêng của ông Ma Anand Sheela và những người ủng hộ thân cận của Sheela phải chịu trách nhiệm.[8] Ông bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ theo một thỏa thuận Alford với tòa án.
Một phần dưới áp lực ngoại giao của Hoa Kỳ, 21 quốc gia từ chối cho ông nhập cảnh, và cuối cùng ông quay trở lại Ấn Độ, phát triển lại ashram ở Pune. Osho qua đời tại đây vào năm 1990. Ashram của ông ngày nay được biết đến như là Khu nghỉ mát Thiền Quốc tế Osho (Osho International Meditation Resort).
Những thuyết giảng có tính tổng hợp và điều hòa các tôn giáo khác nhau của Osho nhấn mạnh tới tầm quan trọng của thiền, việc tự nhận biết, tình yêu, sự sáng tạo và hài hước – những phẩm chất được Osho xem như bị kìm nén do sự tuân thủ các hệ thống niềm tin cứng nhắc, truyền thống tôn giáo và xã hội hóa. Tư tưởng của ông đã có một tác động đáng kể đến phong trào New Age ở phương Tây, và sự nổi tiếng của các tư tưởng Osho đã tăng lên rõ rệt từ khi ông qua đời.
II. Review sách Đạo – Con Đường Không Lối
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Dưới đây là tổng hợp Review sách Đạo – Con Đường Không Lối của tác giả OSHO. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.
Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.
1. NGUYỄN VIỆT HẢI review sách Đạo – Con Đường Không Lối
ĐỨC PHẬT Ở ĐÂU?
Người chỉ cởi mở với điều tầm thường thì không khác gì mò mẫm trong bóng tối để tìm ra điều cao cả. Không cởi mở với điều cao cả, ta dễ bị tập trung vào những điều tầm thường của người khác mà không, tâm trí ta suy nghĩ những điều vụn vặt, không bao giờ liên quan đến Phật tính.
Minh họa:
Một người muốn đi tìm Phật, nhưng đi từ sáng đến chiều mà không biết Phật ở đâu. Có người bảo: Hãy quay về, và gặp người nào đi dép trái thì đó là Phật. Ông ta quay về nhưng không gặp ai đi dép trái. Đến tối mịt mới về tới nhà, mẹ ông ta thấy con về vội vàng chạy ra đón nên đi trái dép. Ông ta thấy vậy liền òa lên khóc.
Ta chỉ nhìn theo hướng của cái tầm thường như 1 thói quen cố hữu. => Phải phá bỏ tư duy và thói quen cũ.
Ta chỉ trung thành với điều tầm thường vì trong ta chỉ có ô cửa mở ra với tầm thường. Thói quen tập trung chú ý vào những điều tầm thường là rào cản cho ta cởi mở với điều cao cả. Thậm chí có những điều vốn hợp lý nhưng tầm thường thì ta cũng không cần cởi mở. => Lời Phật dạy: Ta quyết đi theo chân lý, chứ không chịu làm tôi tớ cho cổ nhân. Quen đi theo những lối mòn suy nghĩ khiến ta không sao thoát ra khỏi sự luẩn quẩn và không đến được với những điều cao cả (chân lý).
Phật nói: Đừng tin bất cứ điều gì mà tâm trí bình thường của bạn nghĩ là có thể tin được.
- Không được cho là ta đã hiểu hết về những gì ngoài bản thân ta, vì có khi chính ta cũng không biết rõ chính mình. Những gì ta tưởng là mình hiểu, có khi chỉ là những ấn tượng xưa cũ, ta tập trung vào những điều xưa cũ mà quên đi hiện tại.
Tâm trí bình thường dễ do dự và không biết chấp nhận. Bản ngã dễ tổn thương và không biết chấp nhận những điều cao khiết hơn mình. Ta không nhận ra: KHÔNG chấp nhận sự thanh khiết hơn mình thì ta cũng không thể phát triển tới sự thanh khiết sâu sắc hơn. Khả năng phát triển bị triệt tiêu.
Khép kín với điều tầm thường ta sẽ không bị lãng phí năng lượng cho điều tầm thường, năng lượng sẽ được tích tụ cho việc ta tìm kiếm những điều cao cả.
- Không bao biện cho việc còn quẩn quanh với điều tầm thường.
Không đấu tranh với những trở lực tầm thường, mà hãy nhận biết chờ đợi, xem xét, phân tích khách quan, mọi quan điểm để có cách hóa giải.
VÍ DỤ: Có ai đó trách mình.
1, Nếu anh ta đúng, hãy cám ơn. => Thể hiện sự biết ơn và lòng nhân từ
2, Nếu anh ta sai, không cần phản ứng, vì đó là vấn đề của anh ta, bạn không có liên quan. => Thể hiện sự bao dung trước lỗi sai của người khác và luyện tâm tính ôn hòa.
Trước khi hướng mình đến với điều cao cả, phải khép kín cánh cửa dẫn đến điều tầm thường. Nếu không sẽ tạo ra xung đột và căng thẳng trong tâm trí.
Đôi khi, một con đường mòn sẽ dẫn bạn đến nơi ở của một nhà huyền môn trứ danh. Có những nhà huyền môn sống lẫn với người đời, trông họ ĐỜI đến nỗi bạn sẽ chỉ nhận thấy đây là một anh thợ đóng giày chứ không phải là một nhà huyền môn. Nếu không có TRÍ TUỆ – khởi nguồn từ những ý nghĩa cao cả – thì dù có ngồi bên 1 vị Phật, bạn cũng sẽ chỉ thấy đó là một người tầm thường.
2. T R A N review sách Đạo – Con Đường Không Lối
Lấy cảm hứng từ năm câu chuyện ngụ ngôn của Liệt Ngư Khấu, tác giả Osho đã thể hiện cái nhìn riêng biệt và trình bày suy nghĩ của mình về những khá niệm của đạo gia. Đó là sự phân tách sâu sắc về âm dương, về sự lý trí và phi lý trí và cả những quy tắc luật lệ dưới sự kiềm tỏa của tạo hóa, thiên nhiên. “Đạo – Con đường không lối” nghe qua có vẻ là một quyển sách khó nhằn bởi những nguyên lý của con đường tu Đạo thực sự rất khó có thể thấu hiểu ngay được nhưng may thay, quyển sách này có cách giải đáp gần gũi bởi việc hỏi đáp như chương trình hỏi xoáy đáp xoay vậy. Việc áp dụng các triết lý của Đạo gia vào đời sống thường ngày là một việc thực sự thú vị.
Quyển sách này theo cảm nhận của tôi là khá thú vị và không khó đọc như cảm giác mà tựa sách mang lại. Nội dung giống như giải thích về bản ngã của mỗi chúng ta, về cái khổ ở đời mà mỗi người cần tránh và tiệm cận cách để xây dựng hạnh phúc. Một phương pháp khá hay được quyển sách đề cập chính là hãy rèn luyện cách ổn định và an ủi tâm hồn của chính mình. Đừng để bị chi phối bởi vật chất và thị phi của cuộc đời, cố gắng giữ cho tinh thần bình lặng và một cách sống tinh tế. Không thể hiện quá nhiều hỷ nộ ái ố ra bên ngoài vì đó sẽ khiến bạn bị lệ thuộc vào những yếu tố ngoại cảnh xung quanh. Vì khởi nguồn của những điều kỳ diệu bên trong lòng chúng ta là vô hạn và đáng quý, những điều có được bởi thế gian bên ngoài không thể so sánh và thay thế được. Thực ra, đạo lý và triết học đều có giới hạn của nó khi mà con người cũng có giới hạn của chính mình. Nhưng nếu tự bản thân giải phóng được những giới hạn của mỗi người thì đó cũng là một thành tựu đáng khen ngợi.
3. MARK TUYEN review sách Đạo – Con Đường Không Lối
Tình cờ mua được cuốn “Đạo – Con Đường Không Lối” trong một buổi ủng hộ sách vở đồ dùng học tập cho trẻ em vùng cao, cuốn sách này đã đưa tôi đến với những cái nhìn rất mới của Osho. Giống như bước vào một thế giới ung dung tự tại, ủng hộ sự tự do, độc lập – thế giới của Đạo – thế giới của OSHO. Tôi đã biết chắc rằng mình sẽ bắt đầu đọc sách của OSHO từ đây.
4. DAT DO review sách Đạo – Con Đường Không Lối
“Đạo nghĩa là con đường không có đích đến. Chỉ là Con đường.”
“Đạo mà nói ra được thì không phải là Đạo tuyệt đối.”
Bạn đã bao giờ suy nghĩ về con đường đi tìm chính bản thân mình? Câu hỏi dường như là lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người này sẽ được dẫn dắt, từng bước từng bước mở ra và chỉ lối đến với câu trả lời trong cuốn sách về Đạo của Osho.
Mình đến với sách của Osho nhờ sự giới thiệu của một thầy sư ở chùa quê, và cuốn sách đầu tiên mình đọc là Đạo (Tao: The pathless path). Cuốn sách dễ dàng trở thành một trong những cuốn ưa thích nhất của mình. Ở đây, Osho đã tổng hợp rất nhiều suy nghĩ của các nhà triết gia Trung Quốc (Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử và Cát Huyền) và viết lại theo một thể thống nhất, thể hiện rõ sự tương đồng trong cách luận về Đạo xuyên suốt lịch sử cổ đại và kết nối với Đạo của chính mình. Văn phong của cuốn sách, một cách đáng ngạc nhiên, lại rất hiện đại, trong sáng và không hề bảo thủ. Nhờ vậy, rất nhiều kiến thức trong sách có thể dễ dàng áp dụng trong xã hội hiện thời.
Lí do mình trân trọng “Đạo” vì cảm thấy có nhiều triết lí liên quan đến quá trình làm Nghiên cứu sinh của mình. Hồi mới vào học Ph.D. tại Mỹ, mình tự thắc mắc là tại sao có nhiều câu hỏi thầy giáo hướng dẫn của mình biết câu trả lời nhưng vẫn muốn mình tự làm. Câu trả lời có thể dễ dàng tìm thấy trong cuốn sách của Osho, khi ông lí luận rằng mỗi con người phải tự tìm ra Đạo của chính mình. Đọc Kinh thánh không thể giúp chúng ta trở thành chúa. Đọc Kinh Phật không thể giúp ta trở thành Phật. Mỗi người có một con đường riêng và các triết gia, sách Kinh sử chỉ có thể giúp chúng ta nhận ra con đường mà mình phải đi. Có rất nhiều nét tương đồng trong lối suy nghĩ của Giáo sư hướng dẫn của mình với Lão Tử và Trang Tử. Thật sự cảm thấy may mắn vì được hướng dẫn bởi thầy và cuốn sách đã giúp mình hiểu thầy hơn cũng như hiểu con đường trở thành Tiến sĩ của mình hơn.
Một kết nối vui có thể thấy là triết lí về sự “vô dụng” của Trang Tử với phương pháp support vector machine (SVM) trong học máy. Người ta hay nghĩ rằng sau khi tìm được các support points rồi thì những dữ liệu khác là “vô dụng” đối với thuật toán classifier. Trang Tử đã lấy một ví dụ rất đơn giản rằng khi ta đang đứng trên một mảnh đất, dường như chỗ đất trống ở xung quanh ta trở nên vô dụng. Nhưng nếu cắt hết chỗ đất trống đi thì hiển nhiên ta sẽ cảm thấy chơi vơi, chênh vênh ngay tại chỗ ta đang đứng và không có đường đi (từ đó ta biết trân trọng sự “vô dụng” trong cuộc sống). Ở trong SVM cũng như vậy, nếu vất hết các dữ liệu khác đi, ta vẫn có classifier như thế, nhưng đồng thời ta sẽ cảm thấy uncertain về quyết định của mình vì không có một ước lượng nào về phân bố của dữ liệu. (Bao giờ đi dạy mà học sinh hỏi câu này là có ví dụ để trích dẫn ngay hehe :))). Trong cuốn sách còn có rất nhiều triết lí khác mà ta thấy ngay những ví dụ liên quan trong cuộc sống hàng ngày.
Tổng kết lại, “Đạo – Con Đường Không Lối” là một cuốn sách hay để học thêm về triết học Trung Quốc cổ đại và học cách hiểu bản thân mình hơn. Chắc chắn mình sẽ đọc cuốn sách này thêm một lần nữa!
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
5. VUI LÊN review sách Đạo – Con Đường Không Lối
Ai mê Khổng giáo chắc có sẽ lẽ rất khó chịu với cuốn sách này.
Nói về năng lực cà khịa của những bậc thầy thức tỉnh tâm linh, Osho đứng số 2 thì không ai dám đứng số một.
Để giữ hình ảnh ôn hòa, ít khi lãnh đạo tôn giáo hoặc những người có ảnh hưởng nhắc tới người khác (theo góc độ tiêu cực) trong những sản phẩm của mình, vậy mà Osho làm chuyện đó hết sức tự nhiên, như thở vậy.
Với bản chất nổi loạn và không chấp nhận những giá trị đạo đức, chuẩn mực mà xã hội/tôn giáo quy định. Cách viết của Osho luôn khiến người đọc phải cân nhắc chọn phe, đôi khi là rất không thoải mái vì phải chọn phe, nhưng đọc sách Osho thì kiểu gì cũng thấy rằng mình đang bị Osho dẫn dắt.
Chỉ với vài mẩu chuyện nhỏ, vài câu nói từ Khổng Tử hoặc đệ tử của Khổng môn, Osho đã dùng nó để phân tích về những triếu lí rất sâu mà người bình thường khó có thể với tới được.
Một cuốn sách rất nhiều góc nhìn lạ, phản biện cực kì hay và sẽ nâng tầm người đọc, nếu người đọc đủ kiên nhẫn và can đảm tiếp nhận những sự thật mà Osho mang lại.
6. HUONG PHAM review sách Đạo – Con Đường Không Lối
Osho từng trả lời thư một độc giả hỏi ông về những điều răn, kèm theo lưu ý rằng chỉ cho mục đích giải trí, vì Osho luôn nói về sự phá luật, bất nguyên tắc. Tuy nhiên, mười điều răn mà Osho đưa ra chính là những tư tưởng chủ đạo có thể thấy trong các bài thuyết giảng hay những cuốn sách của ông.
- Không bao giờ tuân theo lệnh của bất cứ ai trừ khi nó đến từ bên trong bản thể bạn.
- Không có Chúa nào khác ngoài chính cuộc sống.
- Sự thật nằm trong chính bạn, đừng tìm kiếm nó ở nơi khác.
- Tình yêu chính là cầu nguyện.
- Trở thành hư không là cánh cửa của chân lý. Tính không là phương tiện, mục đích và thành tựu đạt đến.
- Cuộc sống là bây giờ và ở đây.
- Hãy sống tỉnh thức.
- Đừng bơi – hãy nổi trôi theo dòng.
- Chết trong từng khoảnh khắc để bạn có thể trở nên tươi mới mỗi khoảnh khắc.
- Không tìm kiếm. Cái nào đang có, là hiện hữu. Hãy dừng lại và quan sát.
Osho không viết sách, ông chỉ thuyết giảng và được các môn đệ của biên tập lại thành sách. Bản thân ông muốn giữ nguyên vẹn những lời nói của mình, không trau chuốt, thêm bớt nhằm bất cứ mục đích nào, đặc biệt những người dịch sách của ông. Ông nói “Đừng cố cải thiện. Nó như thế nào cứ để như thế nấy. Thô thiển, hoang dã, phi logic, nghịch lý, mâu thuẫn, lặp đi lặp lại, bất luận nó như thế nào cứ để như thế nấy”. Điều này giải thích cho việc lặp đi lặp lại nhiều ý trong sách của ông.
Cuốn sách viết về “Đạo giáo” với những câu chuyện liên quan đến hai (Lão Tử, Liệt Tử) trong bốn Đạo gia tứ tử của Đạo giáo (Lão Tử, Liệt Tử, Trang Tử và Quán Tử). Để làm sáng tỏ những ý tưởng đưa ra, Osho sử dụng những câu chuyện phản biện làm dẫn chứng liên quan đến Khổng tử (Nho giáo) ở phương Đông và Phân tâm học ở phương Tây. Osho chống lại những tư tưởng mang tính lễ nghi, nguyên tắc, phân cấp, cứng nhắc của Nho giáo, hay sự cưỡng ép tìm nguyên nhân, hệ quả ở Phân tâm học, trong khi đó ông ủng hộ sự khác thường, nổi loạn, tự nhiên và cá nhân ở Đạo giáo.
*Ghi chú: Không rõ là do sự nhầm lẫn trong nguyên gốc bài thuyết giảng của Osho hay quá trình chuyển thể thành sách mà nói Khổng Tử nhiều tuổi hơn Lão Tử. Trong khi theo ghi chép lại thì Khổng Tử ra đời sau Lão Tử khoảng 20 năm.
Tựu chung lại thì mỗi người nên tìm ra đạo của chính mình để sống một cuộc sống thức tỉnh và trọn vẹn.
7. ANH review sách Đạo – Con Đường Không Lối
Nếu mình của một năm trước sợ rằng sẽ không thể kết thúc. Rất may là đọc đúng thời điểm, sức lực tâm trí vừa đủ để hiểu và chấp nhận.
Hình như nửa năm lại đây mình tiến hóa thêm một ít trên con đường tâm linh. Tự dưng nhớ lại tụ bài xem mấy tháng trước, vụ trụ đang gọi tên :))
8. ANH THƯ review sách Đạo – Con Đường Không Lối
Bây giờ nhìn lại, không hiểu sao hồi đọc xong lại để 4 sao. Bây giờ chưa đọc lại mà đã muốn cho 6 sao rồi.
Ngày đó đọc thấy giác ngộ cách mạng dữ dội lắm, tinh thần dâng cao lắm. Mà đúng là làm còn khó hơn biết bao nhiêu.
9. LÊ THÀNH TRUNG review sách Đạo – Con Đường Không Lối
Review cuốn: Đạo – Con Đường không lối. Điểm 8/10 sách của Osho tập nào cũng hay và minh triết.lối văn phóng khoáng, tư tưởng tiến bộ.
Chỉ trong tình yêu mà người ta mới định tâm. Bệnh tật của họ không phải là vấn đề thật sự, vấn đề thật sự là sâu thẳm bên trong họ chưa bao giờ biết được chốn yêu thương. Cho nên trị liệu đơn giản là bạn phát tình yêu thương, sự thông cảm, chia sẻ năng lượng.
III. Trích dẫn sách Đạo – Con Đường Không Lối
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Những trích dẫn hay trong cuốn Đạo – Con Đường Không Lối
Đạo xem trọng cá nhân chứ không phải xã hội. Đạo xem trọng cá thể chứ không phải đám đông.
Đạo tin vào triết lý vô vi. Đạo tin là bạn chẳng cần phải bơi mà chỉ buông trôi theo dòng sông, mặc dòng nước đem bạn tới bất cứ nơi nào.
Hãy nhớ quy luật nền tảng ấy của cuộc sống: Thứ mà có nguyên nhân thì không bao giờ vĩnh hằng, thứ mà có nguyên nhân thì trần tục. Khi nguyên nhân biến mất, nó sẽ biến mất; nó là sản phẩm phụ. Thứ vô nguyên cớ sẽ là mãi mãi, bởi không gì có thể phá hủy được nó.
Niềm vui là trạng thái không thể so sánh. Đừng so sánh.
Trích đoạn sách Đạo – Con Đường Không Lối
……
Trên đây là các trích dẫn, trích đoạn trong sách Đạo – Con Đường Không Lối – OSHO. Nếu các bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản nhé!
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè! |
Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!