Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót – Haruki Murakami

Biên niên ký chim vặn dây cót - Haruki Murakami

Thể Loại Văn học – Tiểu thuyết
Tác Giả Haruki Murakami
NXB NXB Hội Nhà Văn
CTy Phát Hành Nhã Nam
Số Trang 720
Ngày Xuất Bản 03 – 2020
Xem Giá Bán Trên FAHASA T I K I SHOPEE

I. Giới thiệu sách Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

Biên niên ký chim vặn dây cót (ねじまき鳥クロニクル Nejimaki-dori Kuronikuru) là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Murakami Haruki. Bản dịch tiếng Việt do Trần Tiễn Cao Đăng dịch dựa theo bản tiếng Anh The Wind-up Bird Chronicle của Jay Rubin và bản dịch tiếng Nga Хроники Заводной Птицы của Sergey Logachev và một số đối chiếu với nguyên tác tiếng Nhật. Bản tiếng Việt được ấn hành lần đầu năm 2007.

Biên niên ký chim vặn dây cót – Câu chuyện đưa ta đến nước Nhật thời hiện đại, với những thân phận con người bé nhỏ, lạ lùng. Những cô bé 15 tuổi, như Kasahara May, ngồi sau xe môtô phóng với tốc độ kinh hoàng, vươn tay bịt mắt bạn trai phía trước. Sau tai nạn, bạn trai qua đời, chỉ còn lại mình cô với nỗi day dứt khôn nguôi: “Chính vì có cái chết, người ta mới phải băn khoăn nhiều đến thế về sự sống.” Những thiếu nữ, như Kano Kreta, tự kết liễu đời mình để giải thoát những cơn đau triền miên có thể gặp phải bất cứ lúc nào, vì bất cứ điều gì nhưng không thành. Phải trả nợ một khoản tiền lớn cho hãng bảo hiểm, không do dự, cô đi làm gái điếm. Những Dân biểu nghị viên như Wataya Noburu, leo cao trong danh vọng nhờ tài lừa dối đám đông và khả năng khơi dậy những bản năng sa đọa ở người khá Trong thế giới ấy, nhân vật chính của Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót, Okada Toru, chàng trai giản dị và chân thành, phải đối mặt với biến cố lạ lùng: Kumiko, người vợ yêu dấu của anh bỗng nhiên biến mất không một lời nhắn gửi. Sự kiện phi lý này khơi nguồn cho sự thức tỉnh trong Okada, thúc đẩy anh ngắm nhìn, chứng nghiệm lại thế giới tràn đầy cái phi lý chung quanh mình, bằng con mắt bản thể.

Với Murakami, thế giới đầy những điều bất thường, phi lý trở thành động lực để con người lên đường trở lại với bản thể chính mình. Cũng tại thời điểm này, Toru Okada nghe thấy tiếng hót của con chim vặn giây cót, như tiếng vọng của bản ngã chính anh. Watanabe bắt đầu cuộc hành trình nhận thức, cuộc hành trình tràn đầy những xúc cảm mãnh liệt khám phá lại cuộc sống và tình yêu đã qua, cuộc sống đang diễn ra, của chính mình và những người xung quanh. Với Okada, từ đây cũng mở ra một thế giới siêu thực với những giấc mơ đầy ám ảnh tính dục, những căn phòng tối đen ngào ngạt phấn hoa cất giấu bí mật về sự lệ thuộc và nô dịch, bóng tối thẳm sâu của bản ngã và xa rời bản ngã, Thiền, và những năng lực tâm linh siêu hình. Trong những mối quan hệ đầy cảm thông và gần gũi với những phụ nữ khác, Kasahara May, mẹ con nhà tạo mẫu Akasaka Nhục đậu khấu, hay Kano K, Okada dần dần hiểu ra bản chất của cuộc sống con người, không phải một mắt xích của thế giới vật chất cơ giới từ bên ngoài, mà chính là những năng lực tưởng tượng sáng tạo của nội giới, những ám ảnh tinh thần truyền từ người nọ sang người kia, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tiếng hót của con chim vặn dây cót chỉ vang lên vào những thời khắc quyết định, khi con người tỉnh thức những tiếng lòng thầm kín, hay khoảnh khắc thấu suốt cảm giác về định mệnh; tiếng chim tiên báo những thảm họa khốc liệt khơi nguồn từ chính con người, cũng là tiếng thúc giục âm thầm của khát vọng đi tìm chân lý. Tiếng hót của chim vặn dây cót trở thành biểu tượng sự thức tỉnh những xúc cảm mãnh liệt và sự trưởng thành về bản ngã của con người trong đời sống hiện đại. Đó chính là ý nghĩa của hình tượng chim dây cót xuyên suốt cuốn tiểu thuyết lớn của Haruki Murakami.

Bản gốc tiếng Nhật được phát hành theo ba phần, tạo nên ba “quyển” trong bản tiếng Việt.

  1. Dorobō kasasagi hen (泥棒かささぎ編) (Chim ác là ăn cắp)
  2. Yogen suru tori hen (予言する鳥編) (Chim tiên tri)
  3. Torisashi otoko hen (鳥刺し男編) (Kẻ bắt chim)

Với tiểu thuyết này, Murakami nhận được Giải thưởng Văn học Yomiuri, do nhà phê bình khó tính nhất của ông trước đây, Kenzaburo Oe.

Tóm tắt nội dung Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

Nội dung của bản dịch tiếng Anh và tiếng Việt được tóm tắt như sau:

Phần thứ nhất (Chim ác là ăn cắp), bắt đầu bằng việc Toru Okada, đang thất nghiệp, được vợ là Kumiko lệnh cho phải tìm được con mèo mất tích của họ. Kumiko gợi ý rằng việc tìm kiếm nên bắt đầu ở khu vực hàng xóm xung quanh, nhất là khoảng đất bỏ hoang phía sau nhà anh. Sau nhiều lần thử tìm mà không được, Toru gặp Kasahara May, cô bé đã nhiều lần thấy anh trèo ra trèo vào chỗ đất xung quanh, đâm ra tò mò và đặt cho anh nhiều câu hỏi. Rồi May mời Toru qua nhà cô, cùng ngồi trò chuyện ở hàng hiên và hứa sẽ tìm giúp con mèo cho anh. Cuộc trò chuyện cũng hé lộ nhiều tình tiết về “Những vận dớp trong căn nhà bị bỏ hoang” (Nhà của gia đình Miyawaki- bị vỡ nợ, cả nhà tự sát) mà Toru trèo vào tìm con mèo trong đó. Toru cũng nhận được những cuộc điện thoại lạ của một người phụ nữ có vẻ như đang muốn khiêu khích tình dục anh.

Toru thất bại trong việc tìm kiếm chú mèo, Kumiko đành nhờ sự giúp đỡ của anh trai mình, Wataya Noboru. Gia đình của cô (mặc dù cô ít tin) hoàn toàn tin vào chiêm tinh và bói toán. Noboru nhờ Kano Malta, và người em gái phụ việc của mình, Kano Creta, giúp Toru trong việc tìm mèo bị mất nhờ tài tiên tri của 2 người họ. Malta và Creta lần lượt gặp Toru đồng thời kể cho anh nghe việc Creta bị Noboru hãm hiếp. Bên cạnh đó, Toru để ý thấy Kumiko mặc một chiếc váy mới và có một lọ nước hoa hiệu Chrisrtian Dior được tặng từ một người mà anh không quen. Con mèo vẫn mất tích. Và phần một kết thúc bằng việc cụ Honda chết, để lại cho Toru một chai whisky hiệu Cutty Sark rỗng và Trung úy Mamiya đến kể cho anh nghe về những chuyện ông đã trải qua trong chiến tranh.

Kumiko đã bỏ đi ở ngay đầu phần hai (Chim tiên tri). Ít ngày sau, Toru được mời đến gặp Noboru và Malta để nhận thông báo rằng Kumiko đã bỏ đi với nhân tình và không còn cần anh. Thất vọng, Toru quyết định thử nhiều cách để trấn tĩnh bản thân và tìm ra một giải pháp: Đi làm cùng Kasahara May, chui xuống ngồi dưới đáy giếng khô, đi “xem mặt thiên hạ” trong thành phố. Công việc anh làm cùng Kasahara May là phân loại người hói đầu- anh từng làm một lần cũng với cô ở phần 1. Khi ngồi dưới đáy giếng khô (của căn nhà bỏ hoang), anh nghĩ về khoảng thời gian có với Kumiko, gồm cả lần hẹn hò đầu tiên khi hai người đi công viên Thủy cung ngắm “Thế giới sứa”. Anh có trải nghiệm dạng xuất thần khi cảm thấy mình đi vào một khách sạn và được một “người đàn ông không mặt”(ngoại hình khá giống Slender Man, tuy nhiên anh có tóc, tay chân bình thường, ăn nói lịch sự, không làm hại ai và không có xúc tu) dẫn vào phòng 208 để trò chuyện với một người phụ nữ trong bóng tối, anh cũng bị một vết bầm lạ trên mặt khi ra khỏi giếng sâu. Toru cũng cảm thấy dường như mình đã làm tình trong mơ với Kano Creta (khi đó lại mặc váy áo của Kumiko) và sau đó là với Người phụ nữ gọi điện thoại ngay ở phòng 208. Creta sau đó xác nhận với Toru chuyện này, nói rằng đó là công việc mà chị Malta giao cho một con “điếm tinh thần” như cô và sau đó hai người đã làm tình thật (với Creta mặc quần áo cũ của Kumiko) trong nhà của anh. Hai người ngủ với nhau và Creta thể hiện ước muốn được đến đảo Crete để sống bên Toru. Khi đi “xem mặt thiên hạ” Toru ngồi trước một của hàng bán donut ở Shinjuku và gặp một người phụ nữ ăn mặc rất đẹp, đồng thời cũng nhận ra một ca sĩ hát dạo mà anh đã gặp ở Sapporo, Hokkaido cách đây ba năm. Toru lén bám theo người này nhưng bị anh ta đánh bằng một cây gậy bóng chày, Toru đánh lại và lấy cây gậy của anh ta.

Phần ba (Kẻ bắt chim) là phần cuối và cũng là phần dài nhất của tiểu thuyết, giới thiệu thêm một số nhân vật và đem đến một cái kết tương đối mở cho người đọc. May đã đi học ở một trường tư sau đó lại bỏ học và đến làm việc ở một nhà máy tóc giả theo giới thiệu của công ty cũ. Con mèo đi lạc gần một năm lại trở về và được Toru đặt tên là Cá thu.Toru mơ thấy anh gặp Kano Malta khỏa thân với cái đuôi mèo mà cô nói là lấy của Cá thu, rằng cái đuôi bây giờ của con mèo là giả, cô cũng nói rằng Kano Creta đã có con với anh, tên đứa bé là Corsia. Người phụ nữ ăn mặc đẹp Toru gặp ở cuối phần 2 tự xưng là Akasaka Nhục đậu khấu. Bà thuê Toru đến làm tại văn phòng “chỉnh lý” của bà vì cho rằng anh cũng có một “năng lực phục hồi” tương tự mình. Công việc này là hồi phục về mặt tinh thần cho những quý bà tuổi trung niên. (Một công việc khá kỳ lạ, bệnh nhân sẽ chạm vào Nhục đậu khấu để lấy được năng lượng tinh thần của bà, trong trường hợp của Toru thì lần đầu anh đã bị bịt mắt và một bệnh nhân nữ đến hôn và liếm lên vết bầm trên mặt anh, anh đã xuất tinh ngay trong quần lót, điều này khiến anh khá xấu hổ và cảm thấy mình như là một tên “điếm đực về tinh thần” trong lần đó). Đổi lại, Toru có đủ 80 triệu yên để mua lại căn nhà bị bỏ hoang của gia đình Miyawaki dưới danh nghĩa một công ty ma. Akasaka Quế, con trai của Nhục đậu khấu, giúp anh mở một văn phòng “chỉnh lý” mới tại đây và đào sâu thêm cái giếng. Vết bầm trên mặt Toru vẫn lan rộng mà không có lời giải thích. Ushikawa, thư ký của Noboru, nhiều lần đến gặp Toru để truyền đạt yêu cầu của Noboru rằng y muốn anh ngừng dính dáng tới mảnh đất. Toru dần có liên hệ về sự can dự cả gián tiếp lẫn trực tiếp của Noboru và nhà Wataya trong việc Kumiko bỏ đi. Toru cũng có cuộc trò chuyện ngắn với Kumiko qua Internet và lờ mờ đoán ra sự việc. Anh quay lại phòng 208, đối diện với người phụ nữ trong bóng đêm và nhận ra đó là Kumiko, anh quyết định phá vỡ lời nguyền để đưa cô trở về. Cùng lúc, TV trong khách sạn đưa tin Noboru đã bị một kẻ trông giống Toru đánh bất tỉnh bằng gậy bóng chày khi đang phát biểu trước dân chúng ở Akasaka. Đám đông trong khách sạn phát cuồng vì Noboru và truy sát Toru, nhưng “người đàn ông không mặt” đã tìm giúp anh một lối tắt để chạy về phòng 208. Tại đây, anh quyết định đối đầu với “kẻ tấn công cầm dao” để bảo vệ và đưa Kumiko về với anh. Toru đã giết hắn ta bằng gậy bóng chày nhưng bị đâm lại hai phát, một vào vai và một vào mặt- ngay chỗ vết bầm. Khi giết xong y thì lại không thấy Kumiko đâu nữa. Kiệt sức, anh thiếp đi và trở lại lòng giếng khô. Tỉnh dậy, anh nhận thấy cái giếng đã được thông, nước đang dâng dần lên, những vết đâm là có thật và vết bầm trên mặt đã biến mất. Toru lại có ảo giác rằng anh gặp được May và Creta, anh nhớ đến lời dặn của cụ Honda “Hãy cẩn thận với nước” và nghĩ mình sắp chết. Quế đã cứu được anh và ít ngày sau anh được Nhục đậu khấu cho hay là Noboru đã bị đột quỵ khi đang có bài phát biểu với tư cách của một dân biểu Hạ viện ở Nagasaki và đang phải sống thực vật. Kumiko quyết định ngắt thiết bị hỗ trợ sự sống để kết liễu hắn rồi viết một bức thư nói rằng mình vẫn ổn và giải thích rõ mọi chuyện xảy ra với mình gửi cho Toru. Sau đó cô đến tự thú với cảnh sát, ra tòa lãnh án tù, từ chối nhận bào chữa cũng như bảo lãnh tại ngoại. Cuối truyện, Toru đến thăm May, thổ lộ rằng anh vẫn đợi Kumiko trở về và mong rằng họ sẽ có một đứa con, anh sẽ đặt tên nó là Corsia. Kết thúc cuộc gặp, anh tạm biệt May và cố gắng chìm vào giấc ngủ.

Xen giữa các chương tường thuật sự việc chính là các bức thư của May gửi cho Toru trong thời gian xa cách, những đoạn ký ức về giai đoạn Mãn Châu quốc trong Thế chiến II của Trung úy Mamiya và Akasaka Nhục đậu khấu, câu chuyện bí ẩn về cậu bé và cái xẻng (ám chỉ Akasaka Quế) đồng thời là các bài báo ngầm nói về khả năng đặc biệt của Nhục đậu khấu cũng như việc kỳ lạ tại “căn nhà bị bỏ hoang” và những người chủ mới mua nó (chỉ Toru và công việc đào giếng của anh).

Lưu ý rằng đây là tóm tắt cốt truyện của bản dịch và ít nhiều đã chịu ảnh hưởng từ sự chỉnh sửa của các dịch giả, vì thế có thể nó sẽ không phản ánh được đầy đủ các sự kiện đã diễn ra trong bản gốc tiếng Nhật của tác giả.

Đôi nét về nhà văn người Nhật – Murakami Haruki

Murakami Haruki (村上 春樹 (Thôn Thượng Xuân Thụ)sinh ngày 12 tháng 1 năm 1949) là một trong những tiểu thuyết gia, dịch giả văn học người Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay cả trong lẫn ngoài nước Nhật. Từ thời điểm nhận giải thưởng Nhà văn mới Gunzo năm 1979 đến nay, hơn một phần tư thế kỷ hoạt động và viết lách, tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 50 thứ tiếng trên thế giới, đồng thời trong nước ông là người luôn tồn tại ở tiền cảnh sân khấu văn học Nhật Bản. Murakami đã trở thành hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những mĩ danh “nhà văn được yêu thích”, “nhà văn bán chạy nhất”, “nhà văn của giới trẻ”.

Từ nhỏ, Murakami đã chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây, đặc biệt là âm nhạc và văn học. Ông lớn lên cùng với hàng loạt tác phẩm của các nhà văn Mỹ như Kurt Vonnegut và Richard Brautigan, và sự ảnh hưởng của phương Tây chính là đặc điểm giúp mọi người phân biệt ông với những nhà văn Nhật khác. Văn học Nhật thường chú trọng đến vẻ đẹp ngôn từ, do đó có thể khiến cho khả năng diễn đạt bị giới hạn và trở nên cứng nhắc, trong khi phong cách của Murakami tương đối thoáng đạt và uyển chuyển.

Murakami học về nghệ thuật sân khấu tại Đại học Waseda, Tokyo. Ở đó, ông đã gặp được Yoko, người sau này là vợ ông. Ban đầu ông làm việc trong một cửa hàng băng đĩa, nơi mà một trong những nhân vật chính của ông trong tác phẩm Rừng Na Uy, Watanabe Toru, đã làm việc. Một thời gian ngắn trước khi hoàn thành việc học, Murakami mở một tiệm cà phê chơi nhạc jazz có tên “Peter Cat” tại Kokubunji, Tokyo, ông quản lý nó từ năm 1974 đến 1982. Nhiều tiểu thuyết của ông lấy bối cảnh âm nhạc và nhan đề đề cũng nói đến một bản nhạc nào đó, gồm có Dance, Dance, Dance (của ban nhạc The Steve Miller), Rừng Na Uy của The Beatles)’ và Phía nam biên giới, phía tây mặt trời (ghép từ nhan đề một bài hát South of the Border và mượn ý lại của một bài hát khác East of the Sun).

II. Review sách Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

Review sách Biên niên ký chim vặn dây cót - Haruki Murakami

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Dưới đây là tổng hợp Review sách Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót của nhà văn Haruki Murakami. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.

Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé!

1. DUC THINH review sách Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

Biên niên ký chim vặn dây cót (CVDC) là quyển tiểu thuyết đầu tiên mình đọc của Murakami và cũng là một trong những quyển dài hơi nhất. Phải nói là Murakami viết ảo diệu, quá ảo diệu.

Truyện lấy bối cảnh nước Nhật thời hiện đại. Nhân vật chính của chúng ta là Toru Okada, thanh niên thất nghiệp, tử tế và chán đời. Chuyện bắt đầu khi con mèo của vợ chồng anh biến mất. Rồi sau đó tới vợ anh. Không chấp nhận được việc vợ mình bỏ đi mà không một lời giải thích, Toru đi tìm cô. Từ đây, anh bắt đầu hành trình đi tìm vợ, và cũng là hành trình để anh tìm và hiểu chính bản ngã của anh, những triết lý đời thường về con người, cái chết, giác ngộ, và số phận. Xoay quanh Toru là một hệ thống nhân vật không đồ sộ nhưng cực kỳ ấn tượng. Murakami xây dựng chúng quá tuyệt vời. Mỗi nhân vật đều có cá tính rất riêng và ảnh hưởng trực tiếp đến mạch truyện một cách nhất định. Không có một nhân vật nào là thừa cả.

Sau khi đọc xong 2 quyển truyện ngắn của Murakami, “Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót” đối với mình là một tác phẩm vừa quen vừa lạ. Quen ở chỗ CVDC cũng được Murakami viết với giọng văn “bình tĩnh”. Nói chung thủ pháp kể chuyện của Murakami không làm cho người ta cảm thấy giật gân. Tất cả những tình tiết dưới ngòi bút của ông làm cho người đọc cảm thấy “Ờ thì nó là vậy đó mấy ba ơi”. Nhưng bản chất những tình tiết đó mới là điều làm cho mình cảm thấy lạ và…quái. Kiểu như “Thì đồng ý là vậy nhưng…tại sao lại như vậy?” Thế giới trong CVDC là một thế giới đầy mộng mị. Một thế giới mà ở đó bóng tối làm nền để cho con người đi tìm ánh sáng. Mạch truyện thì được viết xen kẽ lẻ tẻ 😊) đúng kiểu tỉnh ruồi của Murakami. Nhiều chỗ tình tiết đang ảo diệu, deep deep thì bác lại cho hết chương. Và chương kế thì…hoàn toàn trớt quớt T___T

Nhưng không vì thế mà mạch truyện đâm ra lung tung vớ vẩn, mà trái lại nó làm cho người đọc đỡ mệt, đỡ căng thẳng khi theo dõi một câu chuyện dài hơi như vậy. Khi nào mình sắp buồn ngủ thì tình tiết lại được kéo căng. Khi nào câu chuyện bắt đầu ảo diệu và độ khó vượt ra ngoài cái não trái nho của mình thì nó lại được thư giãn bớt bởi những mẩu chuyện bên lề. Mang tiếng là chuyện bên lề nhưng chúng vẫn giữ được giá trị và vị trí riêng của chúng. Và một số chuyện bên lề phần nào giải thích được mạch truyện chính. Cứ thế và cứ thế, mình kết thúc hơn 700 trang sách khá mượt mà và thoải mái.

Mình không dám bàn về nội dung của “Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót” quá nhiều bởi mình biết những tình tiết trong chuyện có rất nhiều tầng lớp ý nghĩa. Mỗi tình tiết đó đều mang tính hình tượng riêng. Mình chỉ xin kể ra một vài tình tiết và suy nghĩ mà mình thật sự thích và dành nhiều thời gian cho chúng.

Đầu tiên là hình tượng cái giếng và bóng đêm trong nó. Trong toàn bộ câu chuyện, cái giếng là nơi để nhân vật của chúng ta đi tìm đến bờ bến giác ngộ. Trung úy Mamiya bị bỏ rơi ở dưới giếng cạn, suýt chết đói và cảm giác tìm được chân lý của cuộc đời mỗi khi ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống đáy giếng. Và ông đã nói với Toru một ý rất hay, mỗi lần ánh sáng mặt trời chiếu đến chỗ ông, ông cảm thấy như đấng tối cao muốn truyền đạt cho ông một cái gì đó, một thứ mà nếu ông không giác ngộ trong chính lúc đó thì ông sẽ không bao giờ giác ngộ được nữa. Nhưng cuối cùng ông vẫn thất bại. Còn Toru, anh không bị ai bắt nhốt dưới giếng nhưng là anh tự tìm đến nơi đó. Vì đối với anh, cái giếng can gần nhà anh, nơi anh có thể tách ra khỏi thế giới con người và lắng nghe bản thân, con tim, tâm hồn của mình nhiều hơn cùng với bóng tối toàn bích là nơi duy nhất anh có thể tìm câu trả lời cho cuộc đời mình, và cũng chính là sự giải thoát cho anh. Thật tình mình không hiểu hết ý nghĩa hình tượng cái giếng của Murakami, nhưng mình rất thích bởi vì nhờ có nó mà Toru mới có thể giải thoát cho cả anh và vợ. Và mình cũng hoàn toàn tin rằng, chỉ khi nào con người lắng nghe chính con tim và tâm hồn của họ, khi đó một thứ gì đó tốt đẹp sẽ xảy ra. Nhưng khi con người nhìn vào chính thâm tâm mình, bóng tối sẽ bước ra, cũng giống như khi Toru chạm đến đáy giếng. Và người ta có bị bóng tối của chính mình nuốt chửng trước khi được giải thoát hay không, đó là nhờ niềm tin và lòng dũng cảm.

Thứ hai là Toru, một nhân vật rất bình thường. Xuất hiện ở đầu truyện, Toru làm người ta có cảm giác anh khá bại. Bại và tử tế. Anh tử tế với tất cả những gì diễn ra xung quanh mình, kể cả những thứ xấu. Toru bắt đầu thay đổi khi anh thấy bản thân mình cần phải vậy. Và việc đầu tiên anh làm là tìm hiểu chính anh. Cũng giống như trung úy Mamiya, anh hiểu được rằng ở một giai đoạn nào đó của cuộc đời, giác ngộ sẽ tìm đến chúng ta, nhưng nếu không nắm bắt được khoảnh khắc đó, nó sẽ ra đi mãi mãi. Nhưng với trung úy Mamiya, vì không có bất kỳ một niềm tin hay là mục đích cụ thể nào làm điểm tựa, ông đã đánh mất những giờ phút giác ngộ đó, và sống toàn bộ phần đời còn lại của mình trong “một cái vỏ rỗng”. Còn Toru, giác ngộ của anh là ý thức được những gì tồn tại xung quanh anh, và bản thân anh có những gì. Mình tin không phải ngẫu nhiên mà các nhân vật chính của Murakami thường là những mẫu người bình thường, không có gì đặc biệt ở ban đầu truyện. Có phải chăng Murakami sợ rằng nếu những nhân vật của ông quá đặc biệt, họ sẽ bị ánh hào quang của chính bản thân làm mờ mắt? Và nếu như vậy thì sẽ chẳng bao giờ có những cuộc hành trình đi tìm lại chính mình kinh điển của văn chương Murakami.

Và cuối cùng là Kasahara May, hình tượng của tuổi trẻ. May xuất hiện như một người trẻ lạc lối, không có chỗ bám víu. Em chán lớp học và cái xã hội này. May luôn nghĩ làm cách nào để có thể đưa cuộc sống đến những giới hạn của nó. Bởi vì chỉ khi đến giới hạn con người mới có thể thấy được những giá trị thực sự của cực này và cực còn lại. Cũng giống như cái chết. Bởi vì cái chết là một chuyện không bao giờ không xảy ra đối với mỗi người, cho nên con người mới phải băn khoăn xem mình nên làm gì trước khi chết. Chứ nếu cái chết không đến, con người có thể ngồi đó uống bia hay đi chơi, mà tạm thời gác qua việc suy nghĩ xem hôm nay phải làm gì. May góp mặt không nhiều trong mạch truyện chính, nhưng cô xuất hiện qua thư từ. Những bức thư từ May gửi cho Toru luôn xoay quanh những vấn đề xã hội như sự suy đồi, cuộc sống cam chịu, và ý nghĩa của tuổi trẻ. Tuy nội dung của những vấn đề này rất nghiêm túc nhưng dưới ngòi bút của Murakami, chúng được bàn luận một cách nhẹ nhàng và thậm chí khá vui vẻ. Có thể nói May là nhân vật mình thích nhất trong các tuyến nhân vật phụ.

Trước khi bắt đầu viết lách, Murakami đã có một thời gian mở quán rượu và làm ăn khá ổn. Và trong suốt những tác phẩm của Murakami, thì nhạc jazz và các loại rượu thường được sử dụng làm tư liệu. Biên niên ký chim vặn dây cót được xuất bản năm 1994. Hơn 20 năm nay, nó vẫn được xem là tác phẩm kinh điển nhất của Murakami. Vẫn chưa có một tác phẩm nào vượt qua được thành công quá lớn của CVDC. Nếu được ví von, thì Chim Vặn Dây Cót cũng giống như một bản nhạc jazz vậy. Xen lẫn phong cách phương Tây khi hành văn và cách tạo dựng bối cảnh là những giá trị tinh túy và cốt lõi của Nhật Bản. Nhẹ nhàng nhưng cũng đầy ngẫu hứng. Hiện thực nhưng cũng đầy mộng mị. Đen tối nhưng cũng đầy niềm tin và hi vọng. Mình nghĩ “Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót” là một điểm bắt đầu rất tốt cho mình để đọc thêm tiếp những tác phẩm khác của Murakami. Để biết được thêm những câu chuyện dị thường được kể lại hết sức bình thường.

Lần này mình cho 4* vì chưa hiểu lắm. Sau này đọc lại chắc cho 5* TT_________TT

2. LAN ANH NGUYEN review sách Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

Một câu chuyện đầy sức hấp dẫn của Haruki Murakami. Câu chuyện mang màu sắc siêu thực trong từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Bằng cách dẫn chuyện rất đời thời, tác giả khiến người đọc khó có thể dời mắt một khi đã cầm cuốn sách lên.

Câu chuyện xoay quanh nhân vật Toru Okada và chuyện con mèo mất tích. Sau đó hàng ngàn câu chuyện tưởng rất kì quoặc và một loạt nhân vật kì lạ xuất hiện. Những cuộc điện thoại của người đàn bà cuồng dâm, sự gặp mặt với 2 chị em pháp sư với câu chuyện của họ, tâm sự với cô bé cấp 3 với những vấn đề tâm lý của tuổi nổi loạn, câu chuyện của vị đại tá thời thế chiến thứ 2 luôn ám ảnh ông.

Cuối cùng nhân vật chính tự chọn cho mình một đáy giếng khơi, một nơi đen tối nhât để tự tìm ra bản ngã của chính mình. Buông bỏ mọi thứ trong hiện tại để thấy mình cô độc từ đó để tìm ra con người thật của mình. Trải nghiệm nỗi trống rỗng hư vô trong cái giếng cạn đấy thực sự là một trải nghiệm mà con người ngày nay nên tìm đến.

Tôi đã nghĩ về cái giếng của mình rất nhiều sau khi đọc câu chuyện này. Cuộc sống thường ngày và những cảm xúc đương đại được tái hiện một cách chân thực mà mờ ảo, vừa sáng rõ, vừa u tối. Kết thúc vẫn cảm giác muôn phần hụt hẫng. Tác phẩm như mở ra định nghĩa về phong cách Harukia Murakami.

3. THANH TIEN HA review sách Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

Nếu có ai đó hỏi cuốn “Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót” nội dung là gì, có lẽ tôi không trả lời được. Nó là tầng tầng lớp lớp những câu chuyện đan xen nhau mà khi mới đi vào, ta chẳng thấy có gì hợp lí cả. Thất nghiệp, con mèo, cái giếng, đi tìm mèo cùng những suy nghĩ mà đối với một số người, nó vô nghĩa hoàn toàn. Đọc Murakami, tốt nhất nên ở một mình, một bản Jazz, một ly nâu nóng và tận hưởng nó.

Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót thực sự là phần thưởng dành cho những kẻ chịu khó quan sát, suy nghĩ và tìm tòi. Gạt cái tôi sang một bên, hãy để Murakami dẫn bạn đi bằng con chữ. Lần thứ 1, lần thứ 2, lần thứ 3, tin mình đi. Chẳng bao giờ bạn phải thất vọng khi đọc lại nó cả.

Ông chưa có một giải Nobel nào, cũng đều có lý do của riêng nó thôi.

4. TOAN THANG NGUYEN review sách Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

Nếu phần đánh giá có 10 sao, tôi sẽ đánh giá tới 11 sao.

Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót là cuốn sách thứ 2 của Murakami mà tôi đọc, ngay sau Rừng Nauy, và cũng là cuốn sách văn học ảnh hưởng tới cuộc đời tôi nhất ( tính tới hiện tại) Haruki Murakami, theo tôi thấy, ông nổi tiếng tại Việt Nam qua hai tác phẩm: Rừng Nauy và 1Q84. Nhưng bản thân tôi lại thấy, tuyệt tác của ông chính là cuốn sách này, Biên niên ký chim vặn dây cót.

Như phần lớn những bài review trước, tôi sẽ không tóm lược lại nội dung cuốn sách, phần đó đã có viết trên tiki. Tôi sẽ đi sâu vào cảm nhận của bản thân tôi mà cuốn sách này đã mang lại. Mở đầu cuốn sách là một đoạn sex qua điện thoại. Với những bạn thường những cuốn sách có yếu tố sex thi đoạn này có vẻ khá tầm thường. Bản thân tôi cũng thấy nó rất bình thường ở lần đọc đầu tiên. Nhưng ở các lần đọc sau, tôi cảm thấy đoạn mở đầu này có một ý nghĩa nào đó. Có thể nhiều bạn sẽ nghĩ người phụ nữ phía bên kia đầu dây chính là vợ của Toru – Kumiko, nhưng tôi laỊ không nghĩ vậy.

Người phụ nữ đó thực ra chẳng là ai cả, chẳng là ai hết, chỉ là một người thông báo cho con giông bão sắp tới thôi, hoặc cũng có thể là một trong hai chị em Kano Malta và Kano Creta. Trong cuốn sách, có rất nhiều người phụ nữ đã đi qua cuộc đời của Toru, khiến tôi có một sự đồng cảm đối với anh. Yêu và bị phản bội, dù làm sao biết được sự phản bội ấy là có thật hay chỉ là sự bảo vệ nói theo một cách khác.

Làm bạn và thấu hiểu với các cô gái, để rồi nhận thấy rằng, bản thân không chỉ giúp họ vơi đi nỗi đau, mà còn gánh chịu giúp họ một phần nỗi đau. Tôi cảm thấy mình giống như Toru, có gắng làm tất cả mọi thứ chỉ để mong muốn một sự bình yên trong tâm hồn, nhưng sẽ không bao giờ hành động nếu không bị dồn ép. Một con người thụ động. Tại sao cuốn sách này lại ảnh hưởng tới cuộc đời tôi, ngoại trừ việc tôi có sự đồng cảm với nhân vật chính?

Nói thật là tôi vẫn chưa hiểu rõ, tới bây giờ, cứ mỗi mua hè tôi lại đọc lại để hiểu tại sao cuốn sách này lại quan trọng tới vậy. Nó không chỉ giúp tôi vượt qua nỗi đau thất tình kéo dài suốt nửa năm đầu lớp 10, vượt qua sự kì thị của chính gia đình mình mà còn giúp tôi “ổn định” lại chính bản thân. Tôi như trở thành một “Chim vặn dây cót”, sẽ đứng đó, im lìm như một tượng đá, quan sát và nhớ rõ những chuyện đã xảy ra, đón nhận tất cả để rồi cuối cùng tôi sẽ vỗ cánh bay lên.

Hãy thử đọc và cảm nhận.

Biên niên ký chim vặn dây cót - Haruki Murakami

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

5. REGINA MORGENSTERN review sách Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

Phần hay nhất của sách Murakami đối với mình có lẽ là, chẳng hiểu gì nhưng vẫn thấy hay. Nội dung cuốn sách này có quá nhiều thứ để nói về, và mình chẳng bao giờ biết bắt đầu từ đâu. Mọi quyển sách của Harukia Murakami đều mang một nét chung nhất, sự “dị”. Dị theo một cách tốt chứ không phải xấu.

Cái kiểu viết văn của Murakami thì không thể lẫn vào đâu được, người ta hay gọi là “hack não”. Ông rất thành công trong việc viết những cuốn sách rõ ràng là hoang đường, ảo tưởng nhưng lại thực tế đến mức khó hiểu. Thí dụ như những chi tiết xảy ra trong “Biên niên ký chim vặn dây cót”, sự xuất hiện và biến mất của những con người và sự vật.

Những chi tiết này quả thực vô cùng khó hiểu và không thể giải thích, nhưng sau khi đọc xong quyển sách, mình đã hiểu chúng như những “sự tình cờ” hoặc là do tâm lý của nhân vật nâng tầm quan trọng của những sự kiện nhỏ lên. Mọi thứ đều có kết nối, mọi thứ đều liên quan tới nhau một cách khó hiểu nhưng đến cuối cùng thì đều có lý. Nói tóm lại, mình chưa bao giờ có thể giải thích sách Murakami, nhưng cũng không thể phủ nhận nổi sức hút của chúng.

Đặc biệt của cuốn “Biên niên ký chim vặn dây cót” là từng chi tiết, từng tình huống đều vô cùng lôi cuốn đến mức mình không thế rời mắt, và đã “đánh bay” cuốn sách sau 3 ngày (dù sách rất dài). Dài như vậy nhưng cuốn sách đọc không hề bị nhàm chán đâu nhé! Luôn có đầy đủ sự hồi hộp và gay cấn cho các bạn!

Đánh giá cá nhân: 4.25/5

6. NGUYỄN review sách Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

Xộ ôi, như một chuyến hành trình dài vào cái tôi của con người. Không phải là cái tôi như tôi là, mà một cái tôi bị thế giới quậy cho méo mó. Cái tôi sống một mình và cái tôi sống giữa đám đông, đâu mới là cái tôi thật sự của ta?

Thiền Nhật Bản có một câu kiểu như này: chưa tu thì thấy núi là núi, tu được tí thì thấy núi không còn là núi, tu thêm nữa thì núi lại là núi. Nhưng cái núi của tu lâu nó không còn là cái núi ban đầu nữa. Đến một lúc nào đó ta không còn chịu được nỗi đau mà thế giới gây ra cho ta nữa, ở cái đỉnh điểm đó, bỗng ta hết đau. Không phải ta chai lì hay gì, ta chỉ đơn giản là hết đau, vì ta như cái vỏ rỗng, sống vì nghĩa vụ phải sống, thế thôi. Liệu cái chết có phải một lựa chọn khá hơn? Thế rồi ta chui xuống giếng, hay đúng hơn, giếng chỉ là một cụ thể hóa của cái bức tường mà ta xây quanh ta, để ngăn ta và thế giới. Khi bóng tối mò đến, ta không nhìn thấy bản thân nữa, chỉ còn ta với tâm hồn. Đó chính là bước ngoặt, để ta tìm lại nỗi đau, nhưng nó đã là một nỗi đau khác.

Murakami, trong các bài phỏng vấn, thường nhấn mạnh vai trò của sự cô đơn và cô độc trong cuộc sống. Dần dần, chính ta cũng thấy thế, rằng nó là thuốc chữa của mọi thứ. Leo xuống giếng, ta chỉ có mình ta, vậy thì còn vấn đề gì nữa. Khi ác mộng ập tới, ta cứ để cho nó tới, rồi ta leo xuống giếng ta ngồi. Murakami, cũng có lần trả lời fan, về mối quan hệ của ông với vợ. Ông ví vợ như gió bão, còn mình, thì mình cứ là cây liễu, gió thổi thì mình rạp xuống, hết thổi mình lại đứng lên lại. Tôi nghĩ, quan điểm đó được phản ánh rõ ràng, nhất là ở những chương đầu tiên, trong tác phẩm này. Cái cách con vợ (vừa đi ngủ với trai về) cằn nhằn ta vì ta mua giấy vệ sinh màu xanh, quả thật, khiến khối ông phải vỗ đùi đánh đét: ối giời, đàn bà.

Phải ghi chú thêm một chút nữa, về cái tình cảm giữa anh Chim vặn dây cót và cô Kasahara May: những cliché như thế, chính là yếu tố khiến Murakami dù oằn tà là vằn và chim bướm vô độ vẫn thu hút được một lượng độc giả lớn.

4.5 sao, làm chòn.

7. TRÍ TRẦN review sách Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

Điều gì làm bạn nghĩ thế giới này là thực còn những giấc mơ chỉ là ảo ảnh? Không phải nhiều lúc chính những giấc mơ còn thật hơn cả cuộc đời sao? Điều gì làm bạn nghĩ bạn làm chủ cuộc sống của mình, rằng số phận là thứ hão huyền. Điều gì làm bạn nghĩ cái con người sống trong thể xác bạn chính là “bạn” chứ không phải một cái tôi giả tạo nào khác? Điều gì có thể phủ nhận trường hợp cả thế giới này lẫn thế giới trong mơ đều thực ra chỉ là một ảo ảnh?

Câu trả lời là chẳng có gì cả.

Trống rỗng, giống như món quà Toru nhận được từ ông lính già Honda.

Giống như người đàn ông xuất hiện chớp nhoáng cuối cuốn sách “Người Rỗng”.

Giống như bóng tối, đen, nặng bí bách như một tấm chăn dày nghìn lớp.

Giống như một cái giếng khô.

Nếu muốn có một câu trả lời khác, hãy cố gắng lấp đầy sự trống rỗng đó.

Haruki viết một câu chuyện dài trong lòng xã hội Nhật Bản cận đại. Tôi thực sự thích điều đó, nó giống như một tấm gương phản chiếu những gì kỳ khôi nhất, lạ lùng nhất của một đất nước xa lạ và vốn toàn nổi tiếng với những điều tốt đẹp và giàu sang.

Và dù sao cũng phải nể phục ông Haruki, dù tôi là kẻ có hệ tư tưởng và suy nghĩ hoàn toàn trái ngược với ông trong cuốn sách này, vẫn chẳng tìm ra thứ gì để chê bai về nó cả…

III. Trích dẫn sách Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

Trích dẫn sách Biên niên ký chim vặn dây cót - Haruki Murakami

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Trích dẫn hay trong Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót – Haruki Murakami

Những câu trích dẫn dưới đây trong truyện Biên niên ký chim vặn dây cót có thể là lời nhắn nhủ, lời khuyên tuyệt vời về cuộc sống và con người bởi vì đây là những tâm tư suy nghĩ từ những kinh nghiệm của tác giả.

  1. “Ký ức và suy nghĩ thì già đi, như con người vậy. Nhưng có những nỗi niềm không mất đi và những kỉ niệm không bao giờ có thể phai nhạt.”

  2. “Có thể hay không trong những phân tích cuối cùng cho một con người để đạt được sử hiểu biết hoàn toàn về một người khác? Chúng ta có thể đầu tư thật nhiều thời gian và công sức vào những nỗ lực nghiêm túc để hiểu người khác, nhưng cuối cùng, chúng ta có thể đến gần bản chất của người đó đến mức nào? Chúng ta tự thuyết phục mình rằng chúng ta hiểu được người khác, nhưng liệu chúng ta có thật sự hiểu gì về ai?”

  3. “Tiêu tiền của bạn vào những thứ tiền có thể mua được. Tiêu thời gian của bạn vào những thứ mà tiền bạc không thể mua.”

  4. “Nhưng dù vậy, cứ lúc nào tôi cũng cảm thấy một sự cô đơn đến đau đớn. Nước tôi uống, không khí tôi hít thở, sẽ cảm thấy như kim dài, sắc bén. Các trang của một quyển sách trong tay tôi sẽ đưa lên những lưỡi dao kim cương đe dọa. Tôi có thể nghe thấ sự cô đơn đang lướt qua tôi khi thế giới bị che khuất lúc bốn giờ sáng.”

  5. “Tôi nhận ra rằng thật khó có thể sống một cuộc sống ở một nơi mà ai đó đã bỏ bạn đi. Nhưng không có gì tàn nhẫn trên thế giới này bằng sự trống rỗng của vô vọng.”

  6. “Bạn đã bao giờ có cảm giác đó chưa, cái cảm giác của việc đến một nơi xa lạ và trở thành một con người hoàn toàn khác.”

  7. “Vấn đề là, không để chống lại nhịp sống. Bạn đi lên khi bạn được cho là đi lên và xuống khi bạn đang phải xuống. Khi bạn có cảm nhận về việc lên cao, hãy tìm tháp cao nhất và leo lên đỉnh. Khi bạn phải đi xuống, tìm cái giếng sâu nhất và đi xuống đáy. Khi không có dấu hiệu dòng chảy của sự xuất phát, hãy ở lại. Nếu bạn chống lại dòng chảy, mọi thứ đều khô cạn. Nếu mọi thứ trở nên khô cằn, thế giới là bóng tối.”

  8. “Đối với cả 2 chúng tôi, nó thực sự chỉ là một trải nghiệm quá lớn. Chúng tôi chia sẻ nó bằng cách không nói về nó.”

  9. “Để biết được trạng thái của chính mình thì đó không phải là vấn đề đơn giản. Người ta không thể nhìn thẳng vào khuôn mặt của chính mình bằng đôi mắt của chính mình, ví dụ. Người ta không còn cách nào khác hơn là nhìn vào sự phản chiếu của mình trong gương. Thông qua kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng hình ảnh là chính xác, nhưng đó là tất cả.”

  10. “Mọi người sinh ra với một số điều khác biệt ở cốt lõi của sự tồn tại của họ. Và điều đó, bất kể nó là gì, trở thành như một nguồn nhiệt chạy từng người từ bên trong. Tôi cũng có một cái. Giống như mọi người khác. Nhưng đôi khi nó được ra khỏi tầm tay. Nó sưng hoặc co lại bên trong tôi, và nó làm tôi bật dậy. Điều tôi thực sự muốn làm là tìm một cách để truyền đạt cảm giác đó cho người khác.”

  11. “Hãy trả lời tôi, bác sĩ, ông có sợ cái chết không? ; Tôi nghĩ nó còn tuỳ thuộc vào cách bạn chết nữa.”

  12. “Bạn có thể nghĩ rằng bạn đã tạo ra một thế giới mới hoặc một con người mới, nhưng bản thân cũ của bạn luôn luôn ở đó, bên sâu thẳm trong tâm hồn, và nếu có chuyện gì đó xảy ra, nó sẽ lại xuất hiện trong đầu bạn và nói câu xin chào. Bạn dường như không nhận ra điều đó. Bạn đã được thực hiện ở một nơi khác.”

  13. “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ trở thành một người lính. Tôi đã muốn là một giáo viên. Nhưng ngay khi rời khỏi trường đại học, họ gửi cho tôi một lá thư và gửi tôi đến một trại huấn luyện, sau đó tôi đã ở trên một lục địa 12 năm trời. Cuộc sống như một giấc mơ.”

  14. “Trong vực sâu thẳm của bóng đêm, tất cả những điều lạ là có thể.”

  15. “Số mệnh của một con người là thứ để nhìn lại không phải để biết trước.”

  16. “Nếu không có một bản ngã thật sự, một người không thể sống được. Nó giống như mặt đất chúng ta đang đứng. Không có mặt đất, chúng ta không thể xây dựng được gì.”

  17. “Có nhiều điều trong thế giới riêng không nên biết của anh ta. Dĩ nhiên đó đều là những điều mà mọi người muốn biết.”

  18. “Nhưng sự vắng mặt của tôi trong một ngày có lẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Không một con người nào đã nhận thấy tôi đã đi. Tôi có thể biến mất khỏi mặt đất, và thế giới sẽ tiếp tục vận hành mà không có một chút rắc rối nào. Mọi thứ rất phức tạp, chắc chắn, nhưng có một điều rõ ràng: không ai cần tôi.”

  19. “Ý tôi là, anh là một người vô cùng bình thường nhưng lại toàn làm những điều không bình thường.”

  20. “Khi bạn đã quen với một cuộc sống mà không nhận được bất cứ điều gì bạn muốn, bạn sẽ không còn biết mình muốn gì.”

  21. “Đó không phải là một trong những cảm xúc mãnh liệt, bốc đồng làm cho hai con người một cú sốc điện khi lần đầu gặp nhau, nhưng là điều gì đó êm dịu và nhẹ nhàng hơn, giống như hai ánh sáng nhỏ đi cùng nhau qua một bóng tối rộng lớn và gần gũi với nhau hơn khi nó đi.”

  22. “Tôi chỉ là một căn phòng trống rỗng, những gì tồn tại cũng chỉ là thứ âm thanh rỗng khốc.”

  23. “Bạn đang bước vào một giai đoạn của cuộc đời mà xảy ra vô vàn thứ, những điều xấu là những điều tốt đẹp trước tiên và ngược lại.”

  24. “Chúng ta trẻ và chúng ta không cần những lời tiên tri. Chỉ cần sống và hành động thì tự bản thân nó đã là một điều tiên tri rồi.”

  25. “Bạn luôn trông vô cùng tuyệt vời, cho dù chuyện gì xảy ra , chúng đều không liên quan đến bạn. Bằng cách của chính mình, bạn chiến đấu một cách hăng say nhất và người ngoài cuộc không thể đánh giá gì bằng cách chỉ nhìn vào bạn.”

Hãy đọc và đúc kết cho mình một vài trích dẫn ưa thích nhé.

Biên niên ký chim vặn dây cót - Haruki Murakami

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Trích đoạn Quyển 1: Chim Ác Là Ăn Cắp Tháng 6 Và Tháng 7 Năm 1984

Chim vặn dây cót ngày thứ ba

Sáu ngón và Bốn vú

Khi điện thoại reo, tôi đang nấu dở món spaghetti trong bếp, mồm huýt sáo theo bản overture Chim ác là ăn cắp của Rossini phát qua đài FM. Vừa nấu spaghetti vừa nghe bản nhạc này thì còn gì bằng.

Tôi muốn lờ cuộc gọi đi, không chỉ vì món spaghetti sắp chín mà còn bởi Claudio Abbado đang đưa dàn nhạc Giao hưởng Luân Đôn lên đến cao trào âm nhạc. Nhưng rốt cuộc tôi chịu thua. Nhỡ ai đó đang muốn gặp tôi về chuyện việc làm thì sao. Tôi vặn nhỏ bếp gas, đi ra phòng khách, nhắc ống nghe.

– Cho tôi xin mười phút, – giọng nữ ở đầu bên kia nói.

Tôi vốn có trí nhớ tốt về giọng người, nhưng giọng này tôi không quen.

– Xin lỗi? Chị muốn gặp ai?

– Dĩ nhiên là gặp anh. Tôi chỉ xin mười phút thôi, thế là đủ để chúng ta có thể hiểu nhau, – giọng cô ta trầm trầm, mềm mại, nhưng thật khó phân biệt.

– Hiểu nhau?

– Hiểu cảm xúc của nhau.

Tôi cúi xuống nhìn qua khe cửa bếp. Nồi spaghetti đang sôi sùng sục, Claudia Abbo vẫn đang điều khiển bảnChim ác là ăn cắp.

– Xin lỗi, chả là tôi đang nấu dở nồi spaghetti. Chị gọi lại sau được không?

– Spaghetti á? Ai lại đi nấu mì spaghetti lúc 10 rưỡi sáng kia chứ?

– Đấy không phải việc của cô, – tôi nói, hơi nổi cáu. – Tôi muốn ăn cái gì, ăn lúc nào là quyền của tôi.

– Thôi được, tôi sẽ gọi lại sau, – cô ta nói, giọng cô ta giờ khô khan, vô cảm. Thật lạ, một thay đổi nhỏ trong tâm trạng cũng có thể ảnh hưởng đến giọng nói người ta đến thế.

– Đợi một chút, – tôi nói trước khi cô ta gác máy. – Nếu có muốn chào hàng chào hiếc gì đó thì đừng gọi lại mất công. Tôi đang thất nghiệp nên không thể mua sắm gì đâu.

– Đừng lo, tôi biết.

– Cô biết? Cô biết cái gì?

– Rằng anh đang thất nghiệp. Tôi biết. Đi mà nấu cho xong món spaghetti quý giá của anh đi.

– Nhưng mà… Cô này! – nhưng cô ta đã cúp máy.

Tức anh ách mà không biết xả vào đâu, tôi nhìn trân trân một lúc cái ống nghe đang cầm trong tay rồi mới sực nhớ tới món spaghetti. Tôi xuống bếp, tắt gas rồi trút chỗ mì trong nồi ra cái chao cho ráo nước. Vì cuộc gọi vừa rồi mà món spaghetti hơi bị chín quá, nhưng cũng không đến nỗi chết ai. Tôi vừa ăn vừa ngẫm nghĩ.

Hiểu nhau? Hiểu cảm xúc của nhau trong vòng mười phút? Cô ta nói năng cái gì vậy? Có lẽ chỉ là gọi để chơi xỏ thôi. Hay là lại một chiêu tiếp thị bán hàng gì đó. Gì thì gì, chẳng liên quan đến tôi.

Ăn trưa xong, tôi lên phòng khách, ngồi trên sofa đọc cuốn sách mượn của thư viên, chốc chốc lại liếc nhìn điện thoại. Làm sao có thể hiểu nhau trong vòng mười phút cơ chứ? Hai con người có thể hiểu gì về nhau trong vòng mười phút? Thử nghĩ mà xem: cô ta dường như tin chắc một cách quái lạ vào cái mười phút ấy: chẳng phải đó là câu đầu tiên cô tá thốt ra đấy sao. Cứ như thể chín phút thì quá ít còn mười một phút lại quá nhiều. Chính xác từng phút một, cũng như nấu món spaghetti vừa chín tới.

Tôi không đọc được nữa, bèn bỏ đấy đi là áo sơ mi. Tôi luôn luôn đi là quần áo mỗi khi trong lòng bứt rứt bực bõ. Một thói quen có từ lâu. Tôi chia việc là áo thành muời hai công đoạn. Đầu tiên là cổ cồn (mặt ngoài), cuối cùng là măng sét tay trái. Trật tự này bất di bất dịch, tôi vừa là vừa đếm ngược từng công đoạn. Nếu không thì sẽ rối tung lên cả.

Tôi là ba chiếc sơ mi, kiểm tra xem còn chỗ nghăn nào không rồi treo lên mắc áo. Sau khi tắt bàn là rồi cất vào tủ cùng cái giá là quần áo, đầu tôi thấy minh mẫn hẳn ra.

Tôi quay xuống bếp định rót một cốc nước thì điện thoại lại reo. Tôi chần chừ một giây rồi quyết định trả lời. Nếu cũng lại người đàn bà kia, tôi sẽ bảo là đang bận là quần áo rối cúp máy.

Lần này là Kumiko. Đồng hồ chỉ 11 rưỡi.

– Anh thế nào? – nàng hỏi.

– Ổn cả, – tôi đáp, nhẹ cả người khi nghe giọng vợ.

– Anh đang làm gì đấy?

– Mới là quần áo xong.

– Có chuyện gì vậy? – giọng nàng nhuốm chút căng thẳng. Nàng biết, thường chỉ trong tâm trạng thế nào đó tôi mới đi là quần áo thôi.

– Có gì đâu. Anh là mấy cái áo sơ mi thôi mà. – Tôi ngồi xuống, chuyển ống nghe từ tay trái sang tay phải. – Em gọi có chuyện gì?

– Anh có biết làm thơ không? – nàng hỏi.

– Thơ!?

Thơ ấy à? Nàng có ý gì vậy… thơ ư?

– Em có người quen ở một tạp chí chuyên đăng truyện cho các thiếu nữ. Họ đang tìm một người chuyên lựa chọn và chỉnh lý các bài thơ do độc giả gửi tới. Nhưng trước hết người đó hàng tháng phải viết một bài thơ ngắn. Lương họ trả à viêc thì nhàn. Với lại chỉ làm bán thời gian thôi. Nhưng họ có thể giao thêm một ít việc biên tập nêu người đó…

– Việc nhàn ư? – tôi cắt ngang. – Đợi đã. Anh tìm là tìm việc trong ngành luật, chứ không phải thơ với thẩn.

– Em cứ tưởng anh từng viết lách hồi còn đi học cơ mà.

– Ừ thì viết cho báo tường: thi đấu bóng đá đội nào thắng, hay thầy dạy lý ngã cầu thang nằm viện – đại loại thế. Nhưng thơ thì không. Anh không biết làm thơ.

– Hẳn rồi, nhưng em không nói chuyện thơ thứ thiệt, mà chỉ là ba thứ nhăng nhít ấy cô nữ sinh thôi. Có ai bắt thơ của anh phải đi vào văn học sử đâu. Nhắm mắt anh cũng làm được. Anh không hiểu à?

– Nghe đây: anh không biết làm thơ, nhắm hay mở mắt cũng vậy thôi. Anh chưa bao giờ làm thơ và sẽ không làm đâu.

– Thì thôi, – Kumiko nói, giọng buồn buồn. – Nhưng tìm việc làm trong ngành luật khó lắm.

– Anh biết. Chính vì vậy anh mới phải đi gõ đến ngần ấy cửa. Tuần này chắc sẽ có thư trả lời. Nếu không được, anh sẽ tính cách khác.

– Thôi được, cứ cho là vậy. À, hôm nay thứ mấy?

Tôi nghĩ một chút rồi đáp: – Thứ Ba.

– Vậy anh chạy ra ngân hàng trả tiền gas và điện thoại nhé?

– Ừ, đằng nào anh cũng phải ra ngoài mua đồ ăn tối.

– Anh định làm món gì?

– Anh chưa biết. Đến cửa hàng rồi sẽ tính.

Nàng ngừng một chút. – Anh nghĩ kĩ đi, – nàng nói, giọng trở nên nghiêm trang.- Anh chẳng việc gì phải hối hả tìm việc làm như vậy đâu.

Câu nói đó khiến tôi hoàn toàn bất ngờ. “Tạo sao?”, tôi hỏi. Phải chăng toàn thể phụ nữ trên thế giới đã chọn chính ngày hôm nay để làm tôi ngạc nhiên qua điện thoại?

…..

Biên niên ký chim vặn dây cót - Haruki Murakami

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè!

Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!

4.9/5 - (8 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Trích dẫn sách Những Người Hàng Xóm - Nguyễn Nhật Ánh

Những Người Hàng Xóm – Nguyễn Nhật Ánh

Những Người Hàng Xóm, câu chuyện đi theo lời kể của một anh chàng mới lấy vợ, chuẩn bị đi làm và có ý thích viết văn. Anh chàng yêu vợ theo cách của mình, khen ngợi sùng bái người yêu cũng theo cách của mình, nhưng nhìn cuộc đời theo cách sống của những người hàng xóm. Sống trong tình yêu của vợ đầy mùi thơm và nhiều vị ngọt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *