Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett – Robert G. Hagstrom

Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett - Robert G. Hagstrom

Thể Loại Bài Học Kinh Doanh
Tác Giả Robert G. Hagstrom
NXB NXB Lao Động Xã Hội
CTy Phát Hành Alphabooks
Số Trang 360
Ngày Xuất Bản 2021
Xem Giá Bán Trên FAHASA T I K I SHOPEE

I. Giới thiệu sách Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett

Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett (Tái Bản)

Giới thiệu sách Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett - Robert G. Hagstrom

Thị trường chứng khoán ngày càng sôi động. Nhiều “Chuyên gia tự phát” thi nhau phát biểu hoặc truyền tay những phương pháp, mánh khóe đầu tư để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Nguồn thông tin nhiễu động đó khiến các nhà đầu tư non kinh nghiệm hoặc nhẹ dạ dễ bị cuốn vào, lạc lối và có thể bị lạc mãi mãi. Bởi vì sự thực là KHÔNG CÓ NHIỀU CÔNG THỨC HIỆU QUẢ trong thị trường.

Warren Buffett là nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới, rất ít người có thể sánh kịp tốc độ kiếm tiền vừa nhanh vừa bền vững như ông. Qua nhiều năm, trí tuệ và kỷ lục đầu tư của ông đã mê hoặc cộng đồng đầu tư chuyên nghiệp, trở thành hình mẫu nổi tiếng nhất trong lĩnh vực đầu tư. Nguồn gốc thành công của ông đến từ lối tư duy và các chiến lược đúng đắn đã được giới đầu tư thế giới công nhận là phương pháp luận phù hợp với cả cá nhân và các tổ chức muốn tăng cơ hội kiếm lời từ thị trường chứng khoán.

PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ TỪ WARREN BUFFETT CÓ GÌ HẤP DẪN?

Được tập hợp và phân tích từ các báo cáo của Buffett – nguồn tài liệu đã được ông công khai và chấp nhận cho xuất bản, cuốn sách trở thành phương tiện tốt nhất để bạn đọc có thể tiếp cận với tư duy kinh doanh và phương pháp đầu tư của Buffett. Nghiên cứu những hoạt động gần đây của Buffett để rút ra những bài học và xem xét khi nào sự thay đổi môi trường tài chính dẫn đến những thay đổi trong chiến lược đầu tư của ông.

Nội dung sách Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett - Robert G. Hagstrom

Những nội dung có trong cuốn sách “Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett” này bao gồm :

  • Trình bày ngắn gọn tiểu sử của Buffett, một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay.
  • Tiết lộ những yếu tố và sự kiện hình thành nên triết lý đầu tư của Buffett
  • Phác họa các nguyên lý kinh doanh, quản lý, tài chính và giá trị hình thành nên phương pháp đầu tư Buffett
  • Phân tích quá trình quản lý danh mục đầu tư
  • Thảo luận khái niệm tâm lý tiền bạc và cách Buffett sử dụng khái niệm này để tránh những sai lầm thông thường trong đầu tư.

Mục tiêu chính của “Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett” là giúp các nhà đầu tư hiểu và áp dụng những chiến lược đầu tư đem lại thành công cho Buffett. Cuốn sách này được trình bày sao cho một người chưa có kinh nghiệm về kinh doanh và tài chính cũng có thể hiểu được, qua đó giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về những biến động và quy luật đầu tư trên thị trường chứng khoán. Cho dù bạn có đủ tiền để mua 10% cổ phần của một công ty, hay chỉ mua được 100 cổ phiếu thì cuốn sách này cũng giúp bạn thu lợi nhuận khi đầu tư.

Thông tin tác giả:

Tác giả Robert G. Hagstrom

Robert G.Hagstrom sinh ngày 9 tháng 10 năm 1956. Robert sống cùng gia đình ở Villanova, Pennsylvania. Ông tốt nghiệp Đại học Villanova. Ông là Phó Giám đốc cấp cao của Tập đoàn Quản lý Quỹ đầu tư Legg Mason và Giám đốc danh mục đầu tư của Legg Mason Growth Trust. Ông là một thành viên của Học viện CFA và Quỹ Phân tích Tài chính Philadelphia. Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett là cuốn sách nổi tiếng của Robert G.Hagstrom và đã được bán hơn 1.000.000 bản trên toàn thế giới, lọt vào danh mục bestseller của tạp chí New York Times trong 21 tuần liền.

II. Review sách Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett

Review sách Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett - Robert G. Hagstrom

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Dưới đây là tổng hợp Review sách Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett của tác giả Robert G. Hagstrom. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.

Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.

1. QUANG HIẾU review sách Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett

Tôi không phải là một chuyên gia đầu tư. Tôi muốn tìm hiểu thêm Warren Buffet là ai và tôi đã không thất vọng. Cuối cùng, Warren Buffett tin vào nghiên cứu, nghiên cứu, nghiên cứu khi mua một công ty. Khi bạn mua một cổ phiếu, bạn đang mua cổ phiếu trong một công ty. Do đó, biết công ty đó. Anh ấy nhìn vào mọi thứ từ lãnh đạo chất lượng, thu nhập trong quá khứ và tiềm năng trong tương lai, và quan trọng nhất, anh ấy hỏi bất cứ ai đang mua cổ phiếu – bạn có hiểu công ty và những gì họ làm không. Nếu bạn không, đừng mua chúng. Rất nhiều cố gắng tuyệt vời trong cuốn sách này và tôi hiểu rõ hơn về Buffett và đầu tư tổng thể. Đó là lý do làm cho Warren Buffett trở nên vĩ đại.

2. THUY VU review sách Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett

“Phương pháp đầu tư Warren Buffett” là một cuốn sách tổng hợp các nghiên cứu về phương pháp đầu tư của Warren Buffet – nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới khá thú vị và dễ đọc. Mặc dù phần tính giá trị doanh nghiệp theo chiết khấu dòng tiền làm mình hơi hoảng loạn🤪 (có khi phần này nếu đọc sách tiếng Anh sẽ dễ hiểu hơn).

Phương pháp đầu tư Warren Buffet rất cơ bản, đã được ông áp dụng không chỉ 5 -10 năm, mà hàng chục năm cho tới tận bây giờ, và có thể vẫn được các nhà đầu tư khác áp dụng trong nhiều năm nữa.

Bước 1: Tách khỏi thị trường chứng khoán (TTCK)

Nếu tin rằng TTCK thông minh hơn bạn, thì hãy đầu tư vào các quỹ chỉ số. Còn nếu tự tin mình hiểu biết hơn TTCK về doanh nghiệp ấy, hãy tách khỏi TTCK. Chỉ cần quan tâm xem liệu có ai làm bất cứ điều gì ngốc nghếch có thể đem lại cơ hội mua cổ phiếu của công ty tốt với giá hấp dẫn không.

Buffet tin rằng thật ngớ ngẩn nếu sử dụng giá cả ngắn hạn để nhận xét thành công của công ty. Mỗi năm một lần, ông kiểm tra những biến số sau: lợi nhuận trên cổ phiếu; thay đổi lãi gộp kinh doanh, mức nợ và các nhu cầu chi phí vốn; khả năng tăng tiền mặt của công ty.

Bước 2: Đừng lo lắng về nền kinh tế

Không ai có khả năng dự đoán kinh tế cao hơn là khả năng dự đoán thị trường. Vì thế Buffet thích mua doanh nghiệp có khả năng mang lại lợi nhuận trong bất kỳ nền kinh tế nào.

Bước 3: Mua doanh nghiệp chứ không mua cổ phiếu

Coi chứng khoán là doanh nghiệp và cố gắng mua những doanh nghiệp tốt nhất với mức chênh lệch. Càng chủ động nghiên cứu doanh nghiệp bạn sở hữu, bạn càng ít phụ thuộc vào người khác.

Buffet đánh giá doanh nghiệp theo các nguyên lý sau.

  1. Doanh nghiệp có đơn giản và dễ hiểu với lịch sử hoạt động ổn định và triển vọng dài hạn sáng sủa không?
  2. Nó có được điều hành bởi những người quản lý liêm chính và giỏi giang, những người phân bổ vốn hợp lý, nói chuyện thẳng thắn với các cổ đông không?
  3. Tình hình kinh tế của công ty có khả quan với lợi nhuận cận biên, lợi chủ sở hữu cao và giá trị thị trường tăng lên phù hợp với lãi chia không?
  4. Cuối cùng, doanh nghiệp có mức chiết khấu trên giá trị nội tại hay không?

Bước 4: Quản lý danh mục đầu tư

Xây dựng một danh mục đầu tư tập trung, và chỉ đầu tư trong “vòng tròn khả năng” của mình – những thứ bạn có thể hiểu và phân tích. Theo Buffet rất khó để đưa ra hàng trăm quyết định thông minh trong cả cuộc đời. Vì vậy, ông thiết lập một danh mục đầu tư nhờ đó, ông chỉ cần đưa ra một số quyết định hợp lý. Hãy kiên nhẫn chờ đợi doanh nghiệp đáng để mua và đầu tư dài hạn.

Buffet rất đề cao tính liêm chính của nhà quản lý. “Việc đánh giá con người cần dựa trên ba phẩm chất: liêm chính, thông minh và nghị lực. Và nếu bạn không có phẩm chất thứ nhất thì hai phẩm chất còn lại sẽ đẩy bạn xuống vực sâu.”

Sẽ tìm đọc thử các bài phân tích của Berkshire Hathaway – tập đoàn do ông điều hành.

3. VŨ ĐẠT review sách Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett

“Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi”. Luôn giữ cho mình sự tỉnh táo, đầu tư vào chứng khoán theo phương pháp của Warren là đầu tư vào giá trị doanh nghiệp, những công ty có giá trị tốt và bị định giá thấp hơn giá trị thực tế của nó. Ông tin tưởng những nhà quản lý giỏi, trung thực sẽ giúp tài sản của ông tăng 1 cách đáng kể. Và hơn hết hãy tách mình ra khỏi thị trường, hãy mua những thứ mình biết chắc và hiểu nó, chứ không phải mua sự may mắn.

4. NGUYỄN QUỐC NAM review sách Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett

Buffett thì không còn xa lạ gì nữa với những nhà đầu tư ở trên thế giới cũng như Việt Nam, ông là người thành công nhất trên thị trường chứng khoán.

Quyển sách “Phương pháp đầu tư Warren Buffett” này cho chúng ta tiếp cận gần hơn và lý giải tại sao ông lại thành công như vậy.

Với quan điểm của Buffett thì khi mua cổ phiếu thì ông muốn mua cả doanh nghiệp để sinh tồn và phát triển cùng doanh nghiệp

Nguyên tắc đầu tư của ông có 4 nguyên tắc chính:

  • Thứ 1 là doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề đơn giản, dễ hiểu, nguyên tắc hoạt động kinh doanh đơn giản: ví dụ như kinh doanh thảm, đồ gia dụng bếp, hàng tiêu dùng, nước giải khát.
  • Thứ 2 là đội ngũ quản lý phải nòng cốt, là cái quan trọng nhất của doanh nghiệp, tôn trọng ban lãnh đạo biết nhận khuyết điểm, linh hoạt và tránh máy móc. Những vị lãnh đạo của các công ty mà Buffett đầu tư như John B Holland trong ngành may mặc rất biết quản lý và vận hành công ty, Jim Clayton năng động, chăm chỉ, thông minh và có kỹ năng quản lý tốt…
  • Thứ 3 là nguyên tắc tài chính: tập trung chủ yếu vào ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) để biết được mỗi đồng vốn bỏ ra thì được mấy đồng lời. Bên cạnh đó là lợi nhuận biên khi công ty tăng doanh thu và giảm các chi phí
  • Thứ 4 là nguyên lý giá trị: xác định được giá trị doanh nghiệp nhờ phương pháp chiết khẩu dòng tiền và chỉ mua vào khi có giá hợp lý

Ngoài cổ phiếu thì Buffett còn đầu tư vào trái phiếu, một lĩnh vực ăn toàn hơn nhưng cũng có những lúc không được định giá đúng như thị trường.

Danh mục đầu tư của Buffett là đầu tư tập trung vào lượng nhỏ số lượng mã cổ phiếu để hiểu rõ về doanh nghiệp và có lợi nhuận vượt trội so với thị trường, còn nếu họ không rõ về điều đó thì nên đầu tư vào các quỹ tương hỗ hoặc các chỉ số của thị trường sẽ mang lại một mức thu nhập trung bình và cũng ko cần quá hiểu biết về thị trường

Bài toán cuối là bài toán khó nhất là về Tâm lý tiền bạc. Người đầu tư dài hạn cần có sự bình tĩnh, kiên nhẫn, Ông khuyến là hãy đầu tư chứng khoán và tắt bảng điện đi

Cái khó của các quỹ đầu tư là phải mang lại lợi nhuận tức thì cho các nhà đầu tư vì nếu ko mang lại lợi nhuận sớm thì khách hàng sẽ ra đi, từ đó làm tăng áp lực cho các quỹ phải lướt lát nhiều và ít đầu tư vào giá trị của công ty

Tổng kết:

  1. Cần tách khỏi thị trường để đầu tư dài hạn
  2. Đừng lo lắng về nền kinh tế, điều đó chỉ làm mất thời gian của NĐT
  3. Mua doanh nghiệp chứ không phải mua cổ phiếu
  4. Quản lý danh mục đầu tư tốt

III. Trích dẫn sách Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett

Trích dẫn sách Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett - Robert G. Hagstrom

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Trích đoạn sách Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett

NHÀ ĐẦU TƯ VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI

Hàng năm, tạp chí Forbes công bố danh sách 400 người Mỹ giàu nhất, The Elite Forbes 400. Những cá nhân trong danh sách xuất hiện rồi biến mất từ năm này qua năm khác khi hoàn cảnh cá nhân của họ thay đổi và lĩnh vực của họ có những bước thăng trầm, nhưng có một số tên tuổi vẫn luôn tồn tại. Trong số những cá nhân dẫn đầu danh sách trong nhiều năm là những siêu tỉ phú. Họ là những người tìm thấy sự giàu có từ một sản phẩm nào đó (phần mềm hoặc phần cứng máy tính), một dịch vụ (bán lẻ), hoặc nhờ vào khoản thừa kế may mắn. Trong số top 5 người giàu có nhất luôn có tên trong bản danh sách, chỉ có duy nhất một người làm giàu nhờ khả năng thấu hiểu đầu tư. Người đó chính là Warren Buffett.

Đầu những năm 1990, ông đã xếp số một trong bản danh sách. Sau đó một vài năm, ông dao động giữa vị trí số 1 và số 2 với một chàng trai có tên là Bill Gates. Thậm chí là tại thời điểm hiện tượng dot.com bùng nổ hồi năm 2000, khi phần lớn những đại diện cho sự giàu có trong bảng xếp hạng 400 của Forbes đều vươn lên nhờ sự phát triển hiện tượng trong công nghệ, thì Buffett, con người luôn vui vẻ lảng tránh bất cứ thứ gì liên quan đến công nghệ cao, vẫn đứng vững chắc ở vị trí thứ 4. Ông vẫn là cá nhân duy nhất trong top 5 có “nguồn gốc của sự giàu có’’ được xếp vào “thị trường chứng khoán’’. Năm 2004, ông trở lại với vị trí thứ 2.

Năm 1956, Buffett bắt đầu đầu tư với 100 đô la; sau 30 năm, ông sở hữu một khoản tiền là 25 triệu đô la. Tại thời điểm viết cuốn sách này (giữa năm 2004), giá trị thu nhập ròng cá nhân của ông đã tăng lên 42,9 tỉ đô la, chứng khoán trong công ty ông đang bán ở mức giá 92.900 đô la một cổ phiếu, và hàng triệu các nhà đầu tư trên thế giới bám riết lấy từng lời của ông.

Tuy vậy, để thực sự hiểu đầy đủ giá trị của Warren Buffett, chúng ta phải đi xa hơn tiền bạc, những lời ngợi ca, và danh tiếng.

Khởi nghiệp đầu tư

Warren Edward Buffett sinh ngày 30 tháng Tám năm 1930 tại Omaha, Nebraska. Ông nội ông là chủ một cửa hàng tạp hoá (và từng thuê chàng trai trẻ Charlie Munger) còn cha ông là một nhà môi giới chứng khoán địa phương. Từ thời niên thiếu, Warren Buffett đã ham mê những con số đến mức có thể ghi nhớ dễ dàng các kết quả tính toán. Lên tám tuổi, Buffett bắt đầu đọc các tác phẩm viết về thị trường chứng khoán của cha mình. 11 tuổi, Buffett chú ý tìm hiểu bảng niêm yết giá cổ phiếu ở nơi cha ông làm việc. Những năm tháng thiếu thời của ông đầy sinh động với những cuộc phiêu lưu kinh doanh, và ông thành công đến nỗi ông nói với cha rằng ông muốn bỏ qua ‘’khâu học đại học” để tiến thẳng vào sự nghiệp kinh doanh. Nhưng cha ông đã từ chối.

Buffett tham dự khoá học kinh doanh tại trường Đại học Nebraska, và trong quá trình học, ông đọc một cuốn sách mới về đầu tư của một giáo sư trường Đại học Columbia có tên là Benjamin Graham. Đó chính là cuốn The Intelligent Investor (Nhà đầu tư thông minh). Buffett rất tâm đắc với những ý kiến của Graham, và ông đã dự tuyển vào trường Đại học Columbia để được học tập trực tiếp với giáo sư Graham. Nhớ lại những tháng ngày đó, Bill Ruane, nay là Chủ tịch của Sequoia Fund (Quỹ cây tùng) và là bạn cùng lớp với ông kể rằng đã có một phản ứng hoá học tinh thần xảy ra tức thì giữa Graham và Buffett, và phần còn lại của lớp học là khán giả đầu tiên.

Không lâu sau khi Buffett tốt nghiệp trường Đại học Columbia với tấm bằng cao học kinh tế, Graham đã mời người cựu sinh viên của mình tham gia công ty của ông, Công ty Graham-Newman. Suốt hai năm làm việc ở đây, Buffett thực sự bị lôi cuốn bởi phương pháp đầu tư của người thầy thông thái. (Đọc Chương 2 để biết một cuộc tranh luận đầy đủ về triết lí kinh doanh của Graham).

Năm 1956, Graham – Newman giải thể vì Graham lúc ấy đã 61 tuổi. Ông quyết định nghỉ hưu. Buffett lại quay về Omaha. Với những kiến thức lĩnh hội được từ Graham cùng sự hỗ trợ tài chính của gia đình và bạn bè, cộng với 100 đô la của chính mình, Buffett khai trương Công ty hợp danh đầu tư trách nhiệm hữu hạn. Lúc đó, ông mới 25 tuổi.

Công ty hợp danh đầu tư TNHH Buffett

Công ty hợp danh đầu tư khởi sự với bảy hội viên trách nhiệm hữu hạn cùng đóng góp được 105000 đô la. Các hội viên TNHH hàng năm nhận được 6% trên vốn đầu tư của họ và 75% doanh lợi vượt mức vừa kể. Còn Buffett người chịu trách nhiệm chung nắm quyền kiểm soát đầu tư ở quỹ hợp danh chỉ nhận được 25% khoản doanh lợi vượt mức này.Hơn 13 năm sau, Buffett tích lũy được khoản tiền bằng số vốn ban đầu nhân với tỷ lệ kép hàng năm 29,5%. Đó không phải là một kết quả dễ đạt được. Mặc dù chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm giá trong năm năm khác nhau của giai đoạn 13 năm đó, công ty hợp danh Buffett vẫn không hề đi xuống. Thực tế, Buffett bắt đầu thành lập công ty với tham vọng vượt qua chỉ số Dow Jones mỗi năm 10 điểm. Và ông đã vượt qua chỉ số này không chỉ là 10 mà là 20 điểm mỗi năm!

Khi uy tín của Buffett tăng lên, nhiều người tới hỏi ông cách quản lý tiền. Trong thời gian điều hành công ty hợp danh này, Buffett đầu tư nắm quyền kiểm soát một số công ty công và tư nhân. Năm 1962, ông bắt đầu mua cổ phiếu của một công ty dệt may đang èo uột là Berkshire Hathaway.

Cùng năm 1962, Buffett chuyển văn phòng công ty hợp danh từ quê nhà ông tới Kiewit Plaza tại Omaha, chính là trụ sở văn phòng cho tới tận ngày hôm nay. Năm tiếp theo, ông có một vụ đầu tư gây choáng váng dư luận.

Một vụ bê bối có liên quan tới một trong những khách hàng làm huỷ hoại danh tiếng của American Express khiến cổ phiếu của hãng rớt giá từ 65 đô la xuống còn 35 đô la chỉ trong vòng một đêm. Buffett đã áp dụng rất tốt bài học của Ben Graham: Khi cổ phiếu của một công ty lớn đang bán dưới mức giá trị thực của nó, hãy hành động thật quyết đoán. Buffett có một quyết định đầy táo bạo: Dùng 40% tổng số tài sản của công ty hợp danh, 13 triệu đô la, để mua cổ phiếu của American Express. Hơn hai năm sau, cổ phiếu đó tăng giá lên gấp ba lần, và các thành viên hợp tác thu được lợi nhuận ròng 20 triệu đô la. Đó là Graham đích thực – Buffett đích thực.

Năm 1965, tài sản của công ty hợp danh đã tăng lên 26 triệu đô la. Bốn năm sau, với lý do thấy thị trường có tính chất đầu cơ cao và những giá trị thực đang ngày càng khan hiếm, Buffett quyết định chấm dứt Công ty hợp danh đầu tư.

Khi công ty hợp danh đầu tư giải thể, các nhà đầu tư hoạt động đều được chia phần đầy đủ. Một vài người trong số đó, theo lời khuyên của Buffett, đã tìm kiếm nhà quản trị tài chính Bill Ruane, người bạn học cũ của ông tại Columbia. Ruane chấp nhận quản lý tài chính cho một số hội viên cũ, và Sequoia Fund được thành lập. Các hội viên khác của Công ty hợp danh kể cả Buffett đầu tư phần lợi nhuận hợp tác của họ vào Berkshire Hathaway. Tại thời điểm đó, phần vốn liếng của Buffett ở công ty hợp danh đầu tư cũ đã tăng lên 25 triệu đô la, và khoản tiền ấy giúp ông đủ sức nắm quyền điều hành Berkshire Hathaway.

Những gì ông làm đã nổi tiếng trong giới đầu tư trên toàn thế giới. Thậm chí những người chỉ với một chút lợi nhuận thoáng qua trên thị trường chứng khoán cũng nhận ra tên của Buffett và biết một vài điều về thành công lẫy lừng của ông. Trong các chương tiếp theo, chúng ta sẽ theo dõi những thăng trầm của Berkshire Hathaway trong 40 năm Buffett điều hành. Có lẽ, quan trọng hơn là chúng ta sẽ nhìn sâu vào bên trong để khám phá đến tận cùng triết lý phán đoán chung mà nhờ nó, ông đã tạo dựng thành công cho mình.

Con người và công ty của Buffett

Thật không dễ mô tả Warren Buffett. Về ngoại hình, ông không có gì nổi bật. Về trí tuệ, ông được coi là một thiên tài, nhưng mối quan hệ thực tế của ông với mọi người thực sự rất phức tạp. Ông giản dị, thẳng thắn, trung thực và chân thật. Ông thể hiện sự kết hợp đầy quyến rũ giữa trí thông minh lạnh lùng tinh tế và sự hóm hỉnh thật thà. Ông tôn sùng sâu sắc tất cả mọi thứ logic và cực kỳ chán ghét hành động khờ dại. Ông theo đuổi sự giản đơn và né tránh điều phức tạp.

Khi đọc những bản báo cáo thường niên của Berkshire, độc giả sẽ ấn tượng trước cách Buffett trích dẫn Kinh Thánh, John Maynard Keynes, hoặc Mae West thật tự nhiên. Thế giới có thể mổ xẻ ở đây chính là đọc. Mỗi bản báo cáo dài khoảng từ 60 tới 70 trang với luồng dày đặc thông tin: Không có hình vẽ, không đồ thị màu, không biểu đồ. Những ai được rèn luyện đủ để bắt đầu với trang số 1 và tiếp tục không dừng lại xứng đáng được nhận một phần thưởng với một liều thuốc cho khả năng nhạy bén tài chính, sự hóm hỉnh dễ gần, và lòng chân thật không nao núng. Buffett thể hiện tính vô tư trong báo cáo. Ông nhấn mạnh cả điểm yếu và điểm mạnh về tình hình kinh doanh của Berkshire. Ông tin rằng những người sở hữu cổ phiếu của Berkshire chính là những người chủ của công ty, và ông nói với họ nhiều như ông mong muốn được nghe nếu ông ở vị trí của họ.

……

Trên đây là một trích đoạn trong sách Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett. Nếu các bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản nhé!

Nội dung sách Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett - Robert G. Hagstrom

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè!

Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!

5/5 - (9 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Trích dẫn sách Giàu Từ Chứng Khoán - John Boik

Giàu Từ Chứng Khoán – John Boik

"Giàu Từ Chứng Khoán – John Boik" kể về cuộc đời, kinh nghiệm và phương pháp đầu tư đúc kết từ rất nhiều năm lăn lộn trên phố Wall của các nhà kinh doanh chứng khoán xuất sắc nhất trong lịch sử gồm: Jesse Livermore, Bernard Baruch, Gerald Loeb, Nicolas Darvas, và Bill O’Neil. Bài học rút ra từ những thành công, thất bại, thăng trầm của những thiên tài này sẽ rất hữu ích với độc giả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *