Ông Và Cháu – Tú Mỡ

Ông Và Cháu - Tú Mỡ

Bài thơ: Ông Và Cháu

Làm được ông
Không phải dễ
Biết yêu trẻ
Cho ra yêu;
Biết nuông chiều
Cho đúng độ;
Biết dạy dỗ
Chẳng cần roi;
Biết trò chơi
Cho trẻ thích;
Chuyện cổ tích
Biết thật nhiều;
Kể thế nào
Nghe thật khoái;
Biết gấp giấy
Làm thằng người,
Làm thuyền mui,
Làm tên lửa,
Làm con ngựa,
Làm chim cò…
Biết làm bò
Cho cháu cưỡi;
Bài hát mới
Biết dăm ba,
Dậy hát ca
Và biểu diễn;
Biết xử kiện
Cho thông minh,
Được cảm tình,
Không trái lẽ.

Tính con trẻ
Hay tò mò
Hỏi bất ngờ
Vài câu hóm
Oái oăm gớm
Ai? Tại sao?
Làm thế nào?
Nhiều lúc bí…
Ông phải nghĩ
Đáp cho thông.

Cháu với ông
Hai thế hệ
Già hợp trẻ,
Trẻ hợp già
Vui cửa nhà
Thật hạnh phúc!

Thông tin về tác giả Tú Mỡ

Tác giả Tú Mỡ

Tú Mỡ, tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900 – 1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca, đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.

Lên 5 tuổi, ông bắt đầu học chữ nho, học hết bộ Tam tự kinh thì bố ông mới cho học chữ quốc ngữ. Năm 14 tuổi, ông đỗ đầu bằng sơ học Pháp-Việt và được học tại trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An). Năm 18 tuổi, ông đỗ bằng Thành Chung và xin được việc làm thư ký trong Sở Tài chính. Trong Hồi ký văn học, ông kể lại: “Lúc này tôi quyết tâm học làm thơ. Trước hết tôi mua bộ Hán-Việt văn khảo để nghiên cứu các thể thơ ca, từ, phú, rồi mua những tập thơ của Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Yên Đổ, Tản Đà, Trần Tuấn Khải, những tác phẩm mà tôi thích đọc nhất”. Suốt hai năm đi làm và nghiên cứu như thế, những cảnh trái tai gai mắt thời Pháp thuộc đã đánh thức máu… hài hước trong con người ông và bởi yêu kính tài thơ Tú Xương ông mới lấy bút danh Tú Mỡ, chứ ông gầy lắm: “Màu mỡ vì chưng ra cả bút. Thân hình nên mới ngẳng như que”.

Tú Mỡ thực sự nổi tiếng từ năm 1932, khi giữ mục Giòng nước ngược cho báo Phong hoá. Cái xã hội thuộc địa nửa phong kiến thời Tú Mỡ đầy rẫy những lố lăng kệch cỡm, đạo đức giả. Tú Mỡ cảm nhận được tất cả và đã giữ lại trong thơ mình như một tang chứng sống của thời cuộc. Tính chất hiện thực là một đóng góp đặc sắc của Tú Mỡ vào nền thơ công khai hồi ấy, chất trào phúng nằm ngay trong sự việc. Tài dùng khẩu ngữ dân gian của Tú Mỡ rất điêu luyện. Ông chửi bọn thống trị bất tài vô hạnh nhưng chúng không làm gì được ông chính là do sắc thái từ ngữ của ông. Ông khen, ông chúc mà là ông rủa, ông chửi.

Tú Mỡ sau này đi theo Cộng sản và lấy bút danh là “Bút chiến đấu” trong kháng chiến chống Pháp, ông cứ thẳng tay công khai đánh địch đường hoàng, cái duyên lắt léo tài tình kia ông không dùng nữa. Giọng văn hóm hỉnh nhưng cảm xúc nằm trong quỹ đạo trữ tình rồi, không còn là trào phúng nữa. Đấy là những bài thơ ông viết lúc cuối đời, thơ khóc người vợ hiền và thơ tặng cháu. Chúng ta thấy một Tú Mỡ khác, chân thật, hiền lành.

Hiện nay tên của ông được đặt tên cho một con phố ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, nối từ phố Mạc Thái Tông đến đường Phạm Hùng. Đường Tú Mỡ ở Quy Nhơn, Bình Định nối đường Lê Bá Trinh đến đường Võ Thị Sáu.

Có thể bạn quan tâm:

> Tác phẩm khác của tác giả Tú Mỡ

> Góc Thơ – Những Bài Thơ Hay

Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu đến bạn bè!

Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!

5/5 - (9 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Bài Thơ Về Đôi Lứa - Đỗ Trung Quân

Bài Thơ Về Đôi Lứa – Đỗ Trung Quân

MỤC LỤCBài thơ: Ông Và CháuThông tin về tác giả Tú MỡBài thơ: Bài Thơ …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *