Kẻ Đi Tìm Tình Yêu
Tôi đi tìm cái nửa của tôi
Nhưng tìm mãi đên bây giờ không thấy
Tình yêu của tôi ơi? Em là ai vậy?
Sao để tôi tìm, tìm mãi tên em
Chiều dần buông, thành phố vào đêm
Sân cỏ, đường cây từng đôi ríu rít
Họ may mắn hơn tôi, hay họ không biết
Nửa của mình hay nửa của ai?
Tôi đi tìm cái nửa của tôi
Và có thể suốt đời không tìm thấy
Nên chẳng còn em tôi đành sống vậy
Không lấy nửa của ai làm nửa của mình
Cái na ná tình yêu thì có trăm ngàn
Nhưng đích thực tình yêu chỉ có một
Nên nhiều lúc lầm tưởng mình đã gặp
Nửa của mình nhưng nào phải của mình đâu
Không phải của mình, chẳng phải của nhau
Thì thượng đế ơi, đừng bắt tôi lầm tưởng
Bởi tôi biết khổ đau hay vui sướng
Là đúng sai trong tim nửa của mình
Tôi đi tìm em, vâng tôi đã đi tìm
Và có thể trên đời này đâu có
Em cũng đi tìm, tìm tôi như thế
Chỉ có điều chưa nhận ra nhau.
- Tác giả: nhà thơ Xuân Diệu
Thông tin về tác giả Xuân Diệu
Ngô Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 — 18 tháng 12 năm 1985), là nhà thơ, nhà báo, nhà văn viết truyện ngắn và nhà phê bình văn học người Việt Nam. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới đầu thế kỷ XX. Được đánh giá là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, Xuân Diệu nổi tiếng với tập Thơ thơ (1938), thể hiện một tiếng nói riêng biệt chịu ảnh hưởng văn hoá phương Tây, đặc biệt là chủ nghĩa tượng trưng Pháp. Ông là một trong những người đầu tiên áp dụng thủ pháp thơ phương Tây như enjambment vào thơ Việt Nam, dù đôi khi vẫn tuân theo hình thức truyền thống như lục bát. Trong khoảng thời gian từ năm 1936 đến năm 1944, thơ của ông đã thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, Xuân Diệu còn được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”. Sau khi gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1945, thơ của ông chủ yếu ca ngợi Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh, và các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; ông không còn sáng tác thơ tình nhiều như trước. Khi qua đời năm 1985, ông để lại khoảng 450 bài thơ, cùng một số truyện ngắn, tiểu luận phê bình.
Ngô Xuân Diệu, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại quê mẹ Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ (trong tộc phả ghi là Ngô Xuân Thụ) và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp. Sau này ông lấy tên làng là Trảo Nha làm bút danh. Xuân Diệu sống ở Tuy Phước đến năm 11 tuổi thì ông vào Nam học ở Quy Nhơn.
>>> Xem thêm: Tác phẩm khác của tác giả Xuân Diệu
>>> Xem thêm: Góc Thơ – Những Bài Thơ Hay
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu đến bạn bè! |
Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!