Tu Trong Công Việc – Thích Thánh Nghiêm

Tu Trong Công Việc - Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Thể Loại Tôn Giáo – Tâm Linh
Tác Giả Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
NXB NXB Phương Đông
CTy Phát Hành Thái Hà
Số Trang 178
Ngày Xuất Bản 01 – 2018
Xem Giá Bán Trên FAHASA T I K I SHOPEE

I. Giới thiệu sách Tu Trong Công Việc

Tu Trong Công Việc (Tái bản)

Bạn có biết trí tuệ cổ xưa của Phật giáo đủ giúp bạn thuận lợi để dễ dàng vượt qua các cuộc cạnh tranh khốc liệt trong môi trường công sở hiện đại? Hơn 2.500 năm trước, đức Phật đã thống lĩnh thành công một đại chúng hơn nghìn đệ tử, với số lượng chúng đệ tử đó có thể sánh với số lượng công nhân của một xí nghiệp, nhà máy lớn hiện nay, vậy triết lí lãnh đạo ấy của ngài là gì?

Trong cuốn sách này, Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm chia sẻ về việc ứng dụng trí tuệ của giáo lí Phật giáo vào đời sống, nói rõ cho chúng ta biết về ý nghĩa của công việc, nghệ thuật làm việc, phương pháp ứng xử trong giao tiếp cũng như một số nguyên tắc hợp tác đoàn thể, đề xuất quan điểm tìm việc theo tinh thần “tuỳ thuận nhân duyên” để giảm bớt áp lực trong quá trình tìm kiếm việc làm, lấy “cạnh tranh lành mạnh” thay thế cho cạnh tranh một mất một còn mang đậm “động vật tính”; lấy “nghệ thuật chỉnh dây đàn” theo tinh thần trung đạo không rơi vào cực đoan để giữ thăng bằng tâm lí trong cuộc sống. Cuối cùng, hòa thượng còn đưa ra sáu nguyên tắc chung sống hoà thuận, sáu nguyên tắc đó cũng là sáu nguyên tắc đã giúp đức Phật “thống lí đại chúng (thống lĩnh và quản lí đại chúng) thích hợp.”

Tiết mục “Đại Pháp Cổ” trên truyền hình Đài Loan rất được khán giả đón nhận bởi nội dung thiết thực cho đời sống hàng ngày. Bộ sách bạn đang cầm trên tay là nội dung đã được chỉnh lý, hoàn thiện từ những tiết mục đó với mong muốn đưa ra những phương pháp giải quyết các vấn đề khó khăn trong môi trường công sở theo trí tuệ Phật giáo. Đọc Tu trong công việc bạn sẽ thấy Pháp sư tuy là một người xuất gia nhưng những lời khuyên của Ngài không hề nặng nề, giáo điều mà rất thực tế và dễ áp dụng. Cuốn sách đặc biệt hữu dụng cho những người trẻ tuổi đang làm việc trong môi trường công sở, nhà máy.

Bất luận bạn là người đang đi tìm việc hay là người đã có việc làm ổn định, bạn là doanh nhân, trưởng phòng hay người sáng nghiệp… đều có thể tìm thấy được nhiều điều gợi mở bổ ích trong cuốn sách này!

Giờ các bạn hãy xem Đức Phật và Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm là người cố vấn cho công việc của mình để không những bạn có thể gặt hái thành công nhiều hơn mà bạn còn lĩnh hội được nhiều yếu quyết trong việc tu tập qua công việc.

Tu Trong Công Việc là cuốn sách nằm trong bộ sách Phật Pháp Ứng Dụng, gồm 9 cuốn:

  1. Tìm lại chính mình
  2. Tu Trong Công Việc
  3. Giao tiếp bằng trái tim
  4. Cho đời bớt muộn phiền
  5. Thành tâm để thành công
  6. Nhân gian hữu tình
  7. Bình an trong nhân gian
  8. Buông xả phiền não
  9. An lạc từ tâm

Thông tin về tác giả:

Thông tin về tác giả Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm. Ngài sinh năm 1930, trong một gia đình nông dân nghèo tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Năm 13 tuổi (1943), Ngài xuất gia tại chùa Quảng Giáo. Ngài đã từng nhập thất sáu năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan, đi du học tại Nhật Bản, nhận bằng Tiến sĩ văn học, đảm nhận Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phiên dịch Kinh Phật, sáng lập ra Pháp Cổ Sơn… Bằng những nỗ lực không mệt mỏi trong việc đem lại lợi ích cho mọi người, Ngài được coi là một trong bốn vị Hòa thượng nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất tại Đài Loan thời hiện đại.

Sau khi xuất gia không bao lâu, do thời cuộc chiến tranh loạn lạc, năm 1949, Ngài đầu quân nhập ngũ, nhằm báo đáp ơn quốc gia, trong thời gian phục vụ quân dịch, Ngài tình cờ gặp Ngài Linh Nguyên lão Hòa Thượng cũng đang phục vụ trong quân đội và được Ngài truyền thọ giáo pháp thiền tông.

Sau 10 năm phục vụ quân dịch, Ngài tái xuất gia với Hòa Thượng Đông Sơ vào năm 1959. Tái xuất gia được 2 năm, Ngài quyết định nhập thất, nghiên cứu và hành trì Phật Pháp, trong thời gian nhập thất, Ngài đã hoàn thành 9 tác phẩm quan trọng, làm cơ sở cho công cuộc hoằng pháp sau này như: So Sánh Tôn Giáo Học, Giới Luật học cương yếu, Chánh Tín Phật Pháp….

Sau 6 năm miên mật hành trì, Ngài nhận thấy Phật Pháp thậm thâm vi diệu là thế, nhưng người thật sự hiểu được Phật lý thì không bao nhiêu, nên từ đó Ngài phát nguyện hoằng dương chánh pháp, đào tạo Tăng tài, chấn hưng nền học thuật Phật giáo.

II. Review sách Tu Trong Công Việc

Review sách Tu Trong Công Việc - Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Dưới đây là tổng hợp Review sách Tu Trong Công Việc của Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.

Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.

1. NGUYỄN MẠNH HÙNG review sách Tu Trong Công Việc

Tôi nhờ và khuyên các bạn đó đọc cuốn “Tu trong công việc” và may mắn thay, các bạn đều thấy tốt. Nhiều bạn đã tu tập rất tinh tấn sau khi áp dụng những lời dạy của Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm vào công việc và cuộc sống của mình.

Có nhiều người không biết rằng đời người là quá trình làm việc. Có người lại cho rằng tu hành là việc của những ai nhàn rỗi và rằng mình bận quá không có thời gian tu. Lại có một nhóm cho rằng khi dốc hết thời gian tu thì không còn thời gian làm việc. Tôi thấy thương cho cả 3 nhóm người trên.

Một việc rất quan trọng để có thể thật sự tu trong công việc là làm việc hết mình. Khi cống hiến hết mình cho công việc chúng ta đang tu hạnh Bồ tát. Mỗi chúng ta nên tìm công việc phù hợp với nhân duyên và khả năng của mình, phải tranh thủ cơ hội được làm việc trong môi trường đang có để rèn luyện mình. Tu là rèn luyện là sửa mình mà.

Bạn có thể hỏi, thế nào là công việc tốt. Xin thưa rằng rất đơn giản: Đó là những việc mang lại lợi ích cho đa số. Bạn cũng nên nhớ rằng làm việc không chỉ để kiếm tiền. Làm việc để có niềm vui, để được cống hiến, để được làm việc thiện. Chính những người làm việc thiện, việc phúc đức thường gặp thuận lợi, luôn có bình an và vững tin, luôn nhận được sự yêu mến và giúp đỡ của người khác.

Tu trong công việc tức bạn có nghệ thuật làm việc. Ta làm việc lào sao để dù mệt nhưng vẫn vui vẻ và thoải mái. Ta lao động làm sao để không có áp lực. Mà cách ở đây là coi cuộc sống như là công việc ưa thích, coi công việc như là sự thú vị của cuộc sống. Ta cần biết hưởng thụ công việc, hưởng thụ cuộc sống, cảm nhận được hạnh phúc khi làm việc.

Mỗi chúng ta cần làm việc với tâm an, kết hợp làm việc với nghỉ ngơi, nên tranh thủ thời gian sống trong hiện tại, học cách làm viêc tận tâm, tận lực, tận khả năng. Chỉ khi làm việc an toàn và thân tâm an ổn thì bạn có hạnh phúc thực sự.

Hòa thượng Thánh Nghiêm khuyên chúng ta khi gặp nghịch cảnh trong công việc hãy coi là bình thường, như là điều tất yêu phải xảy ra trong quá trình phát triển. Làm việc gì cũng nên nghĩ đến cả 2 mặt lợi và hại. Và khi đó ta luôn thấy tự do, tự tại, ngay cả khi phải lùi. Khi gặp quá nhiều rủi ro và bất trắc phải giữ vững niềm tin, niềm tin vào xã hội, vào cộng đồng, vào lợi ích mang lại cho nhân loại và chúng sinh. Khi gặp khó khăn mà ta biết và hiểu rằng nó nằm sẵn trong tiên định thì mọi chuyện thật nhẹ nhàng và thoải mái.

Việc ứng xử trong môi trường làm việc là rất quan trọng. Chúng ta cần hiểu rằng cạnh tranh không có nghĩa là đọ sức, rằng tiền lương chỉ là 1 phần của cuộc sống. Hòa thượng Thánh Nghiêm khuyên chúng ta muốn trở thành 1 nhà lãnh đạo tốt thì không nên tự cho mình là người lãnh đạo. Người lãnh đạo tốt là người chấp nhận, tiếp thu sự lãnh đạo của số đông quần chúng, có khả năng chỉ ra con đường chính xác nhất cho đại chúng, nhưng không bắt mọi người phải tuân theo, chấp thuận. Người lãnh đạo cần tranh thủ ý kiến đồng thuận của mọi người.

Ít ai trong chúng ta biết rằng ai trong chúng ta cũng là lãnh đạo. Nếu không là lãnh đạo hình thức thì khi sử dụng phương thức sống, quan niệm chung của đại chúng để cùng hòa hợp, đoàn kết, vui vẻ với mọi người xung quanh tức chúng ta đã là nhà lãnh đạo tự nhiên vô cùng tuyệt vời!

Tôi vô cùng ấn tượng với việc phân tích lục hòa khi chúng ta tu trong công việc. Đó là thân hòa đồng trú, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân và giới hòa đồng tu. Đây là phương pháp hợp tác tuyệt diệu trong công việc.

Từ ngày biết đến những lời khuyên của hòa thượng Thánh Nghiêm trong cuốn sách “Tu trong công việc” cuộc đời tôi đã chuyển sang một trang mới. Công việc trở nên thích thú lạ kỳ và tôi có thể tu tập suốt ngày đêm. Hình như việc tu trong công việc mới là cách tu đích thực của cư sỹ tại gia chúng ta!

Tôi biết ơn sư thầy Thích Quang Định đã dịch cuốn sách này và những cuốn khác của hòa thượng Thánh Nghiêm (An lạc từ tâm, Buông xả phiền não, Tìm lại chính mình, Tu trong công việc) ra tiếng Việt. Bởi chắc chắn rằng nếu không được biết đến những lời khuyên và dạy bảo của Hòa thượng, cuộc sống của biết bao bạn bè và học trò của tôi không thể được như ngày hôm nay.

2. MINH HUONG review sách Tu Trong Công Việc

Sách mỏng, đọc nhanh, tương đối dễ đọc.

Mình nghĩ rất đáng đọc cho mọi người.

Cuốn sách “Tu trong công việc” remind/nhắc mình về một số điều cơ bản mà cuộc sống cuốn đi mình rất dễ quên:

Đó chính là thái độ trong công việc:

“Bận mà vui, Mệt nhưng hoan hỉ. Bận vì mình, công đức của Trí tuệ và Phúc Đức, giúp mình trưởng thành”.

Tu trong công việc có thể hiểu đơn giản là Tập Trung và Chân Thành: làm việc với trách nhiệm, không càu nhàu, bất mãn…

Tu Phúc: chia sẻ, cho đi, giúp đỡ mọi người.

Trong công việc nên “Tranh thủ nhưng không vội vàng. Trong điều kiện thời gian có thể tận dụn, cần cân nhắc Năng Lực của mình, có thể làm được bao nhiêu thì làm bấy nhiêu.”

“Coi cuộc sống là một công việc têu thích. Coi công việc là sự thú vị của cuộc sống. Học cách ĐỐI DIỆN và hoàn thành với tâm thái nhẹ nhàng.”

3. DUNG NGUYEN review sách Tu Trong Công Việc

Cho nhiều hơn nhận, nghĩa là bạn đang tạo hạnh phúc cho chính mình và mọi người, là một phương pháp gieo duyên lành để gắn kết mình với mọi người. Một cách nhìn mới mẽ trong việc đánh giá sự công bằng trong công việc, một góc nhìn để luôn hạnh phúc khi làm việc.

4. DUC THUAN NGUYEN review sách Tu Trong Công Việc

Cuốn sách dạy con người về cách để trưởng thành thông qua việc tu tập trong công việc, dám lãnh nhận trách nhiệm và toàn tâm toàn ý thực hiện nó.

III. Trích dẫn sách Tu Trong Công Việc

Trích dẫn sách Tu Trong Công Việc - Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Trích dẫn hay trong Tu Trong Công Việc

“Người bận rộn là người có nhiều thời gian nhất.”

“Làm việc trong sự vui vẻ và tự nguyện đương nhiên đấy là công việc sẽ có sự an toàn cao.”

“Niềm tin ở đây là cái gì? Là có niềm tin vào xã hội, rằng việc làm của mình đóng góp vào xã hội, giúp ích lợi cho người khác nhất định là việc tốt đẹp, có thể hoá hung thành cát (tốt lành).”

“Lên được đến đỉnh núi, cần phải biết rằng tiếp theo sẽ cần phải xuống dốc; sau khi xuống dốc, sẽ có một đỉnh núi khác. Cuộc sống của con người cũng giống như dốc núi gập ghềnh, khi ở hoàn cảnh thuận lợi không nên kiêu ngạo, khi ở hoàn cảnh khó khăn không được nản chí.”

“Điều quan trọng nhất là phải nỗ lực hết sức, dù người khác có biểu hiện thế nào cũng không nên quan tâm, nếu làm được như vậy, ít nhất bạn cũng đã làm tốt được bổn phận của mình đồng thời bạn đã cống hiến sức lực của mình cho xã hội.”

“Vấn đề lương bổng chỉ đóng vai trò thứ yếu, sự quan tâm chân tình mới là sợi dây vô hình níu giữ nhân tài.”

Trích đoạn Chương 1: Đời Người Là Quá Trình Làm Việc – Tu Trong Công Việc

Cống hiến hết mình trong công việc chính là tinh thần bồ tát

Người ta thường nói: “Mở mắt đã thấy cần đến tiền”, nếu không có tiền con người chẳng làm gì được, tiền thù lao là điều kiện tối thiểu để trang trải cuộc sống hằng ngày, cũng nhờ thế mà bản thân công việc trở nên có ý nghĩa. Thử nghĩ kĩ, sự biếng nhác không phải là vấn đề ở công việc mà là sự quấy nhiễu sinh ra trong quá trình làm việc và tiếp xúc với mọi người. Trước đây, môi trường sống ở nông thôn khá đơn giản: sáng ra đồng làm việc, tối tắt mặt trời về nhà; đối tượng tiếp xúc của họ trên đồng chỉ có trời xanh mây trắng, mặt đất cỏ cây, hoa màu lúa mạ và những con vật nuôi của mình chứ không phải là con người với thiên hình vạn trạng, thiên biến vạn hóa. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, bất luận chúng ta làm nghề gì đều có một khung sẵn: trên có cấp trên quản lí, dưới có nhân viên, trái có bạn bè đồng nghiệp, trước mặt có đối tác làm ăn… Chúng ta phải tiếp xúc với đủ hạng người trên đời, dù không có ông chủ cấp cao của mình thì cũng phải tới lui, giao tiếp với đối tác, khách hàng hoặc các ban ngành quản lí của cơ quan nhà nước. Chính vì suốt ngày phải ứng xử với các mối quan hệ cực kì phức tạp đó mà con người hiện nay thường cảm thấy cuộc sống là một nỗi khổ, vì thế họ bỗng trở về mến mộ, thèm khát cuộc sống của người xưa, họ chỉ mong sao mỗi ngày chỉ tiếp xúc với ruộng đồng cây cỏ chứ chẳng cần phải tiếp xúc với những vấn đề đau đầu, nhức óc, phức tạp như hiện nay.

Sở dĩ sự giao tiếp giữa con người nảy sinh mâu thuẫn là vì mỗi người đều có cách nghĩ, lập trường khác nhau, trình độ văn hóa cũng khác nhau nên xung đột là điều khó tránh. Có lẽ bạn từng nghĩ rằng, trong lúc người khác mang lại phiền phức cho bạn thì đồng thời bạn cũng mang lại phiền phức cho họ, khi đó bạn cảm thấy bất lực và người khác cũng có cảm giác giống hệt bạn! Đấy không phải là một chuyện rất công bằng và tất yếu sao?

Bất luận theo đuổi một ngành nghề nào đều có nghĩa là bạn đang góp chút sức nhỏ bé của mình cho sự vận hành của xã hội, thực ra nó không chỉ mang ý nghĩa làm để lấy lương nuôi sống bản thân mà nó còn có ý nghĩa lớn lao khác, mọi người đang làm cho cuộc sống có ý nghĩa, góp một phần nhỏ của mình cho cuộc sống vẹn toàn. Chỉ cần chúng ta quan sát kĩ sẽ dễ dàng phát hiện ra từ việc ăn cơm, mặc áo, ngủ nghỉ, đi đường và tất cả suối nguồn của cuộc sống con người đều đang dệt thành một mạng lưới, mỗi người có một công việc được xã hội phân công, xét trên mặt hiện tượng chúng có vẻ riêng lẻ nhưng thực ra đó là những mắt xích liên quan mật thiết với nhau, nhờ thế mà sự luân chuyển trong quan hệ cung cầu mới hài hòa, đồng đều. Cũng chính nhờ sự chăm chỉ chuyên cần lao động đó của từng người mà chúng ta mới có môi trường và điều kiện sống như hiện nay.

Chính vì thế, trong một xã hội phân công lao động, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau như hiện nay, không một ai có thể sống mà chỉ nhờ vào sức lao động của cá nhân mình. Bất luận có nhận lương trợ cấp hay không, chỉ cần một người không tham gia lao động sản xuất thì bản thân họ đã trở thành gánh nặng cho xã hội. Trong mối quan hệ hợp tác làm việc của xã hội loài người, chúng ta là một nhân tố tạo thành mạng lưới của xã hội đó, đóng góp một phần nhỏ vào mắt xích đó, thế nên nếu một người không làm việc, suốt ngày chỉ biết ăn chơi nhàn rỗi, tức đồng nghĩa với việc người đó đang trốn tránh trách nhiệm xã hội của mình.

Trong quá trình làm việc tập thể, có người có khả năng, trí tuệ, tay nghề vượt trội nhưng vẫn nhận tiền lương ngang bằng với những người kém hơn mình. Xét trên hiện tượng thì người đó làm nhiều nhưng hưởng ít, dường như mọi người đều cho đó là sự bất công, nhưng nếu chúng ta nghĩ ở một khía cạnh khác thì đó là việc làm gieo phúc cho mình, tạo phúc cho người, xem đó là thuận lợi để mình kết duyên với mọi người. Người có năng lực kết duyên với người kém hơn mình, cống hiến sức mình cho mọi người, đó chẳng phải là tinh thần và việc làm của một vị Bồ-tát sao?

Thế nên, chúng ta hãy thay đổi cách nhìn nhận đánh giá vấn đề thì lòng chúng ta thấy nhẹ nhàng, thư thái, không còn so đo tính toán hơn thua với mọi người nữa! Giả sử bản thân người đó không muốn làm công hạnh của một vị Bồ-tát, nhưng làm thêm một chút tức là cống hiến thêm một chút, như thế nghĩa là bạn đã gieo phúc, thêm vào ngân hàng của cõi trời, cõi người, cõi Phật, cõi Bồ-tát nhiều hơn so với người khác một chút. Khi bạn gửi vào ngân hàng công đức đó càng nhiều thì phúc đức, phúc báo của bạn càng lớn, đấy cũng chính là một gặt hái ở quá trình làm việc của bạn!

Vì thế, con người sống trong xã hội cần không ngừng hoàn thiện bản thân, nâng cao năng lực của mình, dốc hết sức lực và trí lực để phục vụ, cống hiến cho xã hội, đấy chính là chân ý nghĩa của công việc. Chỉ cần có cơ hội cho chúng ta cống hiến, đóng góp chút công sức nhỏ bé của mình thì chúng ta nên vui vẻ làm, đồng thời phải thấy đó là niềm hạnh phúc. Xây dựng cho mình tinh thần làm việc phục vụ và dâng hiến giúp chúng ta xua tan cảm giác chán nản đối với công việc và chức vụ. Nhờ thế, chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Từ đó, chúng ta mới thấy làm việc chính là niềm hạnh phúc, là ý nghĩa của sự sống.

Tự tại trong công việc

Cho nhiều hơn nhận nghĩa là bạn đang tạo phúc cho chính mình và mọi người, là phương pháp gieo duyên lành để gắn kết mình với mọi người. Một người có năng lực, kết duyên với mọi người, đóng góp chút sức mọn của mình cho xã hội chính là công hạnh của một vị Bồ-tát.

Tìm việc thuận theo nhân duyên

Mọi người thường nói: “Tốt nghiệp nghĩa là thất nghiệp”, công ăn việc làm luôn là vấn đề nóng bỏng và khó khăn đối với những người mới bước chân vào xã hội. Ở Mĩ, học sinh sau khi tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm sẽ xin tiền trợ cấp thất nghiệp của chính phủ hoặc xin vay tiền để học nâng cao nhằm dễ tìm được việc làm hơn, số tiền vay đó sẽ trừ dần vào tiền lương khi đi làm; nếu vẫn không tìm được việc làm, nhà nước vẫn duy trì chế độ trợ cấp thất nghiệp.

Ở nhiều nước hiện nay, nguồn nhân lực cung vượt quá cầu nên tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp nhưng không kiếm được việc làm ngày càng cao. Trong trường hợp đó, các bậc phụ huynh thường trách cứ con cái: “Người ta làm việc sáng tối sao con cứ suốt ngày ru rú trong nhà vậy, lại còn không chịu khó đi tìm việc làm?” Những người thất nghiệp ở nhà thường bị mọi người lạnh nhạt, ra ngoài xã hội cũng bị người khác nhìn bằng ánh mắt thiếu thiện cảm. Thất nghiệp khiến người ta cảm thấy đau khổ vì tự ti, mặc cảm, cho rằng mình thiếu năng lực hoặc năng lực kém nên không có công ăn việc làm. Thực ra, không phải bản thân họ không muốn kiếm việc mà thực tế họ không tìm được công việc thích hợp với sở trường của mình. Nhất là những người có học, họ quen sống trong môi trường giảng đường, chưa có cơ hội tiếp xúc với môi trường sống thực tế nên khi ra xã hội, phải đối diện với vô vàn cạnh tranh khốc liệt và những mối quan hệ phức tạp, họ thường không đủ bản lĩnh để thích ứng, dẫn đến việc không ngừng thay đổi công việc hay thất nghiệp.

Có một sinh viên tốt nghiệp đại học đã ba năm nhưng vẫn chưa tìm được việc, bố mẹ cậu ấy đến hỏi tôi nên xử lí thế nào trong trường hợp này. Tôi nói: “Cậu ấy tuổi trẻ khỏe mạnh có thể học nghề mộc hoặc thợ hồ, cũng có thể tìm các công việc lao động bằng tay chân…” Bố mẹ cậu không phục, hỏi vặn lại “thế thì làm sao được, con trai tôi tốt nghiệp đại học, làm sao đi làm các công việc như thế được?” “Thế thì mọi người có quan niệm sai lệch về vấn đề này rồi, tôi có quen cậu con trai của một luật sư ở Mĩ, sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm, cậu ấy đã học nghề mộc. Cậu ấy đã không ngừng học hỏi, tìm hiểu nhờ thế tay nghề ngày càng nâng cao, cuối cùng trở thành thầy giáo trong trường mộc, chuyên đào tạo những học viên có tay nghề cao về ngành mộc, từ đó không những cậu đã có việc làm ổn định, được mọi người tôn trọng mà thu nhập cũng cao”

Hầu hết mọi người đều nghĩ học sau đó làm đúng nghề, nhưng trong thực tế tôi thấy cũng có không ít người phải làm nghề tay trái. Có một sinh viên theo học ngành luật nhưng khi tốt nghiệp lại làm về bưu chính, tôi lấy làm ngạc nhiên hỏi “Tốt nghiệp đại học ngành luật đáng lí phải làm những công việc liên quan đến pháp luật chứ?” Cậu ấy nói: “Vì khó xin vào các cơ quan làm đúng như chuyên ngành đã học, hơn nữa do ngành bưu chính thiếu người nên tôi đã trúng tuyển, thế là vào làm việc cho ngành bưu chính”. Như thế không phải là việc tốt sao? Sau khi tốt nghiệp, chúng ta không nên kén chọn quá mức cần thiết, hễ cứ có việc làm hãy làm trước đã, sau đó mới quan tâm xem công việc nào thích hợp với mình.

Nhìn từ quan điểm Phật học, đây gọi là tùy thuận theo duyên, tất cả mọi việc đều do duyên hòa hợp, do duyên chín muồi mà có, một khi duyên đã hội đủ thì làm việc gì cũng thông thuận, nghĩ đến là làm được; nếu nhân duyên chưa hội đủ thì dù bạn có phải đánh đổi với bất kì giá nào cũng chỉ là công cốc!

Cho nên, các bậc cha mẹ, thầy cô cần tập cho con em mình một tâm thái tìm việc đúng theo tinh thần nhân duyên, nhân quả nhằm giúp con em có quan điểm chính xác, lành mạnh dưới áp lực và môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Tự tại trong công việc

Tất cả mọi việc đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, một khi nhân duyên hội đủ chín muồi thì tự nhiên mọi việc sẽ thông thuận, nghĩ đến là làm được.

……

Trên đây là trích đoạn Chương 01: Đời Người Là Quá Trình Làm Việc trong sách Tu Trong Công Việc. Nếu các bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản nhé!

Tu Trong Công Việc - Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè!

Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!

5/5 - (9 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Trích dẫn sách Trở Về Từ Xứ Tuyết - Nguyên Phong

Trở Về Từ Xứ Tuyết – Nguyên Phong

Trở Về Từ Xứ Tuyết sẽ tiếp nối cho cuộc hành trình đi đến Tuyết Sơn và từ Tuyết Sơn trở về. Đối với nơi đây, nhiều người cho rằng đó là nơi linh thiêng nhưng một số người lại cho rằng nơi đây lại là nơi hoang đường và không có thật. Nhưng cho dù thế nào đi nữa, thì các bậc hiền triết trên Tuyết Sơn đã minh chứng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.