Tìm Lại Chính Mình – Thích Thánh Nghiêm

Tìm Lại Chính Mình - Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Thể Loại Tôn Giáo – Tâm Linh
Kỹ năng sống
Tác Giả Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
NXB NXB Lao Động
CTy Phát Hành Thái Hà
Số Trang 170
Ngày Xuất Bản 05 – 2018
Xem Giá Bán Trên FAHASA T I K I SHOPEE

I. Giới thiệu sách Tìm Lại Chính Mình

Tìm Lại Chính Mình (Tái bản)

Con người hiện đại đang sống trong một hệ thống giá trị đa nguyên và hỗn loạn, ai cũng muốn tìm tự do cho riêng mình. Do muốn tìm tự do bên ngoài nên họ không biết gốc rễ của tất cả các vấn đề nảy sinh bên trong chính họ, đương nhiên họ càng không biết thực chất tất cả các đáp án đó lại nằm trong nội tâm mình. Vì vậy, muốn giải quyết triệt để các vấn đề đó, đầu tiên bạn hãy nhìn lại chính bản thân mình, trở lại với bản thân mình.

Tìm Lại Chính Mình là một trong những tác phẩm hay của Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm, liên quan mật thiết đến đời sống tâm linh của con người hiện đại. Toàn bộ cuốn sách chia thành bốn phần lớn gồm:

  1. La bàn định hướng cuộc đời;
  2. Giải thoát cho mình;
  3. Tìm về âm thanh nội tại;
  4. Khẳng định bản than, trưởng thành và thể nhập vô ngã.

Là bậc thầy hướng dẫn đời sống tâm linh của xã hội đương đại, Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm không giống với những tác giả bình thường chỉ bàn luận đến thành công và trưởng thành của mỗi cá nhân mà còn mở rộng tầm nhìn cho mỗi người… Xuất phát từ tầm nhìn vĩ mô, ngài cho rằng khi con người xác định được phương hướng đúng đắn, hòa mình vào mục tiêu chung của nhân loại, tự nhiên sẽ định vị được bản thân, không đi lệch hướng. Hơn nữa, trưởng thành của cả nhân loại, thành công của cá nhân chính là sự trưởng thành của cả nhân loại, thành công của cá nhân là thành công của toàn xã hội, cá nhân và tập thể không mâu thuẫn đối lập và tác động qua lại, bổ trợ cho nhau. Nếu không có trí tuệ uyên thâm, hiểu biết cuộc đời thì làm sao có được tầm nhìn rộng lớn và sâu sắc như thế.

Tìm lại chính mình là kết tinh của tâm từ mẫn, trí xuất trần giúp chúng ta tìm lại nẻo về bản lai diện mục, đối diện với chính mình.

Tìm Lại Chính Mình là cuốn sách nằm trong bộ sách Phật Pháp Ứng Dụng, gồm 9 cuốn:

  1. Tìm lại chính mình
  2. Tu trong công việc
  3. Giao tiếp bằng trái tim
  4. Cho đời bớt muộn phiền
  5. Thành tâm để thành công
  6. Nhân gian hữu tình
  7. Bình an trong nhân gian
  8. Buông xả phiền não
  9. An lạc từ tâm

Thông tin về tác giả:

Thông tin về tác giả Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm. Ngài sinh năm 1930, trong một gia đình nông dân nghèo tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Năm 13 tuổi (1943), Ngài xuất gia tại chùa Quảng Giáo. Ngài đã từng nhập thất sáu năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan, đi du học tại Nhật Bản, nhận bằng Tiến sĩ văn học, đảm nhận Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phiên dịch Kinh Phật, sáng lập ra Pháp Cổ Sơn… Bằng những nỗ lực không mệt mỏi trong việc đem lại lợi ích cho mọi người, Ngài được coi là một trong bốn vị Hòa thượng nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất tại Đài Loan thời hiện đại.

Sau khi xuất gia không bao lâu, do thời cuộc chiến tranh loạn lạc, năm 1949, Ngài đầu quân nhập ngũ, nhằm báo đáp ơn quốc gia, trong thời gian phục vụ quân dịch, Ngài tình cờ gặp Ngài Linh Nguyên lão Hòa Thượng cũng đang phục vụ trong quân đội và được Ngài truyền thọ giáo pháp thiền tông.

Sau 10 năm phục vụ quân dịch, Ngài tái xuất gia với Hòa Thượng Đông Sơ vào năm 1959. Tái xuất gia được 2 năm, Ngài quyết định nhập thất, nghiên cứu và hành trì Phật Pháp, trong thời gian nhập thất, Ngài đã hoàn thành 9 tác phẩm quan trọng, làm cơ sở cho công cuộc hoằng pháp sau này như: So Sánh Tôn Giáo Học, Giới Luật học cương yếu, Chánh Tín Phật Pháp….

Sau 6 năm miên mật hành trì, Ngài nhận thấy Phật Pháp thậm thâm vi diệu là thế, nhưng người thật sự hiểu được Phật lý thì không bao nhiêu, nên từ đó Ngài phát nguyện hoằng dương chánh pháp, đào tạo Tăng tài, chấn hưng nền học thuật Phật giáo.

II. Review sách Tìm Lại Chính Mình

Review sách Tìm Lại Chính Mình - Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Dưới đây là tổng hợp Review sách Tìm Lại Chính Mình của Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.

Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.

1. TIỂU NGUYỄN review sách Tìm Lại Chính Mình

Cha mẹ đọc quyển sách này chắc cũng sẽ thông cảm hơn với các con trong giai đoạn trưởng thành. Nếu đi làm không có mức lương cao, không được vô vị trí này vị trí nọ, điều đó chứng minh bạn là người thất bại. Nên đã có những đứa trẻ bị bỏ rơi từ chính gia đình mình. Chúng không dám theo đuổi ước mơ, chúng không dám nói ra sở thích. Chúng không có tiếng nói chung với bố mẹ. Chúng chỉ sống như những con rô bốt có cảm xúc của một con người…

Đã bao giờ bạn hỏi con mình:

  • Con à, con có thích làm việc này không? Công việc có làm con hạnh phúc không? Hay suốt ngày chỉ là những kiểu động viên tinh thần của một con người nhưng mang cảm xúc một cách máy móc kiểu như:
  • Tháng này, lương con có tăng không? Con làm mấy năm rồi sao cứ dặm chân tại chỗ. Con không định ù lý như thế mãi chứ…. Chúng ta đã thực sự là người bố người mẹ thấu hiểu con mình hay chưa?

2. HAN LINH review sách Tìm Lại Chính Mình

Những cuốn sách mang chủ đề Phật Pháp ứng dụng của hòa thượng Thích Thánh Nghiêm luôn mang đến những bài học, giá trị sâu sắc có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Đối với những ai muốn tìm hiểu Phật Pháp để có cách ứng dụng tu tập trong cuốc sống đời thường để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống thì cuốn sách này chính là sự lựa chon đúng đắn và hợp lý. Trong cuốn sách chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh quan, và những lời khuyên cũng như bài học tu thân bổ ích cho mọi độc giả ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

3. VIET HUNG review sách Tìm Lại Chính Mình

Diễn giải cuộc đời dưới lăng kính Phật pháp luôn làm tôi ngạc nhiên. Vì qua đó, tôi nhận ra rằng chân lý và các nguyên tắc sống thật đơn giản và đã được đúc kết từ bao đời nay, trước thời đại máy tính rất xa.

Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, những con người trong xã hội hiện đại ngày nay đang đánh mất chính mình và đắm chìm trong cuộc tìm kiếm các sức mạnh ngoại hiện. Điều đó càng khiến con người ta dần quên đi và đánh mất sức mạnh nội tâm, sức mạnh tình cảm và sức mạnh của tình yêu thương, sự tôn trọng giữa người và người với nhau.

Với lối lý luận, giải thích, thuyết phục khá đơn giản, súc tích và chặt chẽ, cuốn sách Tìm lại chính mình đã giúp tôi một lần nữa tự xem xét bản thân mình để có thể vững tin hơn trên bước đường xây dựng cho mình một sức mạnh nội tâm vững chắc. Một sức mạnh dựa trên cơ sở của niềm tin hướng thiện, của tình thương yêu, của nguyên tắc lấy việc cho đi và sống hy sinh vì người khác làm nền tảng. Tôi càng thấm thía hơn về nền tảng này khi đang trải nghiệm việc chăm lo con gái nhỏ bé của tôi hàng ngày. Bạn có thể tìm thấy ở đường dẫn dưới những câu trích dẫn hay từ cuốn sách này. Hy vọng, các bạn có thể tìm thấy các ý chủ đạo của cuốn sách qua các trích dẫn này.

4. THANH review sách Tìm Lại Chính Mình

“Tìm lại chính mình”, cuốn sách chỉ 170 trang thôi cơ mà đáng giá vô cùng ạ.

Cảm giác trống rỗng trong thế giới hiện đại luôn thường trực trong mỗi người chúng ta, luôn cảm thấy mất định hướng, luôn tự hỏi vì sao cần phải làm việc nhiều như vậy? để làm gì?

Cuốn sách sẽ là kim chỉ nam cho bạn đấy.

Sau khi đọc mình thấy dần mình đang đi đúng hướng, mình sẽ còn cần đọc lại nhiều lần nữa.

5. SAN SAN review sách Tìm Lại Chính Mình

Nghe những bài giảng đạo Phật luôn giúp tôi thấy được những điều tưởng như giản đơn trong cuộc sống nhưng thật sự nó lại là những chân lý đáng tôn trọng nhất. Thế nào là tham, sân, si? Từ bi hỉ xả…

Đương nhiên là lấy tuổi đời cũng như tuổi đọc của bản thân thì tôi cũng tự nhận thấy mình chưa thể nào mà thấm hết được các triết lý nhà phật. Nhưng dẫu sao, đọc đi đọc lại thì 100 cái may ra vẫn có 1 phần rớt lại được trong thâm tâm. Riêng bộ sách về phật pháp ứng dụng của thầy Thích Thánh Nghiêm, tôi tự thấy chúng đã được viết giản đơn, thực tế đi rất nhiều. Tự nhủ với mình rằng cần cố gắng hơn nữa để có thể “ứng dụng”, làm sao để ứng dụng được hết những giá trị tìm được trong sách vào cuộc sống của mình, đó là điều thực tế nhất.

III. Trích dẫn sách Tìm Lại Chính Mình

Trích dẫn sách Tìm Lại Chính Mình - Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Trích dẫn hay trong Tìm Lại Chính Mình

“Mặc dù nhân là chủ động, duyên là bị động, duyên là cái thứ yếu, nhân là cái chủ yếu. Nhưng cần có nhân, có duyên cả hai điều này tương trợ cho nhau thì sự việc mới đi đến thành công.”

“Khi một người sống không có mục đích, sống không có ý nghĩa, họ sẽ thấy cuộc sống trống rỗng, thậm chí họ chỉ là một cái xác không hồn. Tôi từng nói, mục đích cuộc sống là để nhận lấy sự hồi báo, hồi đáp lại những nguyện vọng; giá trị và ý nghĩa của cuộc sống chính là sự cống hiến, lợi mình, lợi người.”

“Một khi đã quyết định được phương hướng, không nên đứng núi này trông núi nọ mà thay đổi/ Mặc dù đường đời đầy rẫy chông gai, khó khăn, nhưng chỉ cần phương hướng của chúng ta không đổi, dù con đường có gian khổ đến mấy, dù đó là con đường lớn hay nhỏ, cuối cùng ta vẫn bước đi được trên con đường của mình.”

“Đời người sống ngắn ngủi, chỉ vài chục năm. Phạm vi cuộc sống, đối tượng tiếp xúc có hạn. Tuy nhiên, nếu mỗi người chúng ta luôn cố gắng để cống hiến cho xã hội, sẽ sáng tạo ra những giá trị chung cho cuộc sống loài người, đồng thời sáng tạo những giá trị lịch sử thời đại chúng ta đang sống. Đấy chính là công đức, là thành tích đạt được trong cuộc sống.”

“Thành công dù lớn nhỏ, nếu bạn biết tích lũy dần, cuộc đời bạn sẽ “đại thành công”, nhờ thế trí tuệ và phúc đức chúng ta cũng sẽ tăng trưởng. Khi phúc đức và trí tuệ tăng trưởng viên mãn thì lúc nào đó chúng ta mới xem là đại thành công chứ thành công không phải là chiếc cân chỉ biết đo số vàng, tiền mà con người sở hữu, cũng không phải là thước đo địa vị của người đó trong xã hội, trong cuộc đời này.”

Trích đoạn sách hay:

“…Trong cuộc sống hối hả, bận bịu, bạn đã từng suy tư về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống? Có phải là để kiếm kế sinh nhai, kiếm quần áo mặc? Hay là để cầu tài, cầu danh, cạnh tranh với người khác?

Nhiều người tham sống sợ chết, tham danh cầu lợi, tranh đoạt… từng ngày trôi đi. Nhìn thấy mọi người muốn, tôi cũng muốn, mọi người không muốn, tôi cũng không thèm. Cho rằng cái mà mọi người đều muốn, đó phải là cái tốt đẹp, vì vậy tranh nhau cướp lấy, tuy mình chưa từng nghĩ bản thân thực sự cần cái đó? Dù sao mọi người đều muốn thì tôi cũng muốn, mọi người không cần thì mình lập tức vứt nó đi, bởi vì mọi người đã không cần, tôi vẫn muốn nó làm gì nữa?

Giống như con kiến, thông thường chúng chỉ cần những thứ mà chúng cảm thấy ngon, các chú kiến khác lần lượt sẽ vây quanh để cùng đi. Nhưng đó không phải là hành vi của con người. Con người cần có quan niệm rằng “Cái tôi cần chưa chắc người khác cần, cái người khác muốn chưa chắc là cái tôi muốn” đó mới chính là nhân cách độc lập đích thực. Tuy nhiên, đa số mọi người đều thích a dua theo người khác, đó là một hiện tượng đáng buồn.

Một người nếu sống không có mục đích, nhất định sẽ cảm thấy vô cùng trống rỗng, cảm thấy cuộc đời không có giá trị gì, giống như cái xác không hồn.

Nhưng mỗi một mạng sống con người đều có nhân quả, đều quý giá tượng trưng cho ý nghĩa nào đó. Vậy, mục đích sự sống con người là gì? Cuối cùng sẽ đi về đâu? Sẽ trở thành cái gì?

Theo quan điểm Phật giáo, cuộc sống của người phàm là để thụ báo và trả nợ. Phật, Bồ Tát ứng thế để thực hiện hoài bão độ sinh. Nếu nhận thức được thân thể con người quý báu không dễ gì có được, có thể biết được điều thiện và điều ác, vì cái thiện mà xua đi cái ác, cuộc sống con người sẽ có ý nghĩa. Nếu từng bước cống hiến tích cực, đem lợi cho mình và người khác, thì cuộc sống có giá trị biết bao.

“Thụ báo” là: Chúng ta cần phải chịu trách nhiệm về những hành vi chúng ta làm, nói năng, suy nghĩ. Cuộc đời chúng ta là quá trình tự làm tự chịu, những điều mà chúng ta đã làm và những hành vi thiện ác của cuộc đời, kết hợp tạo thành cuộc đời hiện tại của một con người, đó chính nguyên nhân tồn tại của sự sống con người.

Có nhiều hiện tượng thoạt nhìn chúng ta thấy bất công, và chúng ta cũng không có cách nào giải quyết. Ví dụ có người rất cố gắng, nhưng không thành công, có người chẳng cần cố gắng vẫn thuận buồm xuôi gió, luôn gặp may mắn. Nhưng chúng ta thấy bất công. Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần truy nguyên quá khứ, tìm về nguyên nhân sâu xa trong quá khứ vô tận, những hành vi mà chúng ta đã làm, những thứ vẫn chưa báo có thể sẽ báo lại trong đời hiện tại, hoặc có thể báo trong đời sống tương lai khác. Hơn nữa những hành vi mà mình làm, có cái tốt, cũng có cái xấu, tạo nghiệp tốt sẽ nhận được phúc báo, tạo nghiệp ác sẽ chịu đau khổ.

Giá trị cuộc sống con người là gì? Nhiều người cho rằng giá trị cuộc sống của con người là có tiền bạc, có địa vị, có danh lợi, được người khác tôn trọng. Ví dụ, thăng quan tiến chức, áo gấm vinh quy khiến cho người thân, hàng xóm và bạn bè ở quê thơm lây, không những thể hiện giá trị của cá nhân, mà cả quê hương, gia đình cũng hưởng phúc theo. Tuy nhiên đó phải chăng là giá trị đích thực?

Giá trị đích thực không phải là hư vinh của dòng họ gia tộc mà nó nằm ở những cống hiến thiết thực của bạn. Nếu bạn là người đầu cơ mưu lợi, tranh giành quyền thế danh lợi, dù lúc đó sẽ rất tự hào vẫn cũng không phải là giá trị đích thực. Bởi giá trị đó là mặt trái của nó, tạo ác nghiệp, tương lai bạn sẽ phải trả nợ theo nhân xác đã gieo đó.

Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng: có bao nhiêu sự cống hiến sẽ có bấy nhiêu giá trị. Ví dụ, trong thời gian này tôi đang giảng về Phật pháp cho mọi người, đó chính là giá trị của tôi. Nếu trong thời gian này, tôi đang ngủ, ăn cơm hay cãi nhau với người khác, thì tôi chẳng tạo ra giá trị gì cả. Giá trị của cuộc sống chính là việc tạo ra những điều có lợi cho người khác, hơn nữa nó có lợi đối với sự trưởng thành của chính mình.

Chúng ta có thể lập thệ nguyện cho đời mình. Nguyện vọng đó dù lớn dù nhỏ, có thể chỉ là sự cầu nguyện: “Cả đời này của tôi chỉ muốn làm người tốt” cầu nguyện trong cuộc đời này, mình không làm điều xấu, không lười biếng, không đầu cơ mưu lợi, tận tâm tận lực với trách nhiệm của mình. Cho dù cả đời này làm không tốt cũng không sao, bởi vẫn còn cuộc sống mới để nỗ lực. Cuộc đời như vậy, mới có giá trị, có ý nghĩa và tràn đầy hi vọng.”

Trích đoạn Phần 1: La Bàn Định Lượng Cuộc Đời

TÌM LẠI CÁI TÔI ĐÍCH THỰC

Tôi tin rằng, chẳng ai chịu nhận mình không biết mình là ai. Khi có người hỏi bạn là ai, chắc chắn bạn sẽ trả lời: “Tôi chính là tôi”. Nhưng bạn đã từng nghĩ cái “tôi” hoặc “chính bản thân tôi” rốt cục là cái gì chưa? Có thể từ nhỏ đến giờ, mọi người đều ghi bạn với các tên đó, bạn cũng đã nghe quen rồi, bạn sẽ cảm thấy cái tên đó chính là mình, mình mang cái tên như vậy.

Cũng có thể bạn cho rằng: “Thân thể của tôi là chính tôi, nhà của tôi chính là tôi, tư tưởng của tôi chính là tôi, năng lực của tôi là chính tôi, tài sản của tôi chính là tôi, vợ của tôi, người quen của tôi, con của tôi, đều là tôi”, tuy nhiên trong những câu nói đó chỉ thấy xuất hiện “của tôi…”, “của tôi…”, đã không nói rõ cái gì là “tôi”.

Ví dụ: Đây là thân thể của ai? Là thân thể “của tôi”. Tư tưởng của ai? Là tư tưởng “của tôi”. Quan niệm của ai? Là quan niệm “của tôi”. Phán đoán của ai? Là phán đoán “của tôi”. Tiền của ai? Chính là tiền “của tôi”. Tất cả đều là “của tôi…”, “của tôi…”. Vậy “tôi” là cái gì?

Thực tế không có “cái tôi” đích thực! Chúng ta không biết được mình là ai, bởi từ nhỏ chúng ta đã bị các quan niệm về giá trị bên ngoài chiếm hữu, bị hoàn cảnh vật chất dắt theo đi, trở thành nô lệ của hoàn cảnh bên ngoài mà chính mình không cảm nhận được. Vì sức khỏe của tôi, vì tài sản, những người trong nhà của tôi… của tôi, vừa khóc, vừa cười, vừa thích thú, lại vừa phiền muộn, tất cả đều vì “của tôi”, không có việc nào khác ngoài việc vì “tôi”. Đây quả là điều ngu ngốc!

Hãy suy nghĩ kỹ xem, khi chúng ta vừa ra đời, trong não của chúng ta vốn không có tri thức, học vấn và cũng không có trí nhớ, nhưng cùng với việc học tập những kiến thức trong nhiều năm, dần dần có thể phân biệt được tên, hình dạng và số lượng nhiều ít của sự vật, sau đó lại có những phán đoán về giá trị như “điều này có lợi gì với mình không? Có tốt với mình không? Ai là người yêu của mình? Ai là người không yêu mình? Tôi thích cái gì? Không thích cái gì?”. Hơn nữa trong quá trình xã hội hóa lâu dài, con người học những cách nói chiều lòng người khác, học cách che đậy cái xấu xa thậm chí che khuất cả tình cảm, cảm giác đích thực của mình. Dần dần thành thói quen nói dối lòng, làm dối ý nghĩ, cuối cùng đánh mất khả năng nhận biết về mình — về cái tôi ban sơ. Cả thân và tâm sống mãi trong tình trạng mất khả năng tự chủ.

Cái tôi đích thực phải là cái tôi đủ khả năng điều khiển được chính mình, có thể sai khiến, khống chế được các hoạt động về tình cảm của mình. Tự mình có thể làm chủ được mình, đó mới là chính mình, nếu đã muốn đi về hướng đông sẽ không đi về hướng tây; có thể giúp đỡ người khác mà không phải là đi giết người, đánh người, lại có thể điều khiển được trái tim của mình, khiến cho nó trở thành một trái tim biết hổ thẹn, biết khiêm tốn, chứ không phải là trái tim kiêu ngạo, tự cao tự đại.

Tuy nhiên, chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường, dao động theo những ảnh hưởng từ bên ngoài. Theo Phật giáo, đó chính là việc thay đổi theo “nghiệp lực”.

Nói đơn giản, nghiệp lực là sức mạnh của hết thảy hành vi cử chỉ trong vô lượng kiếp quá khứ ảnh hưởng, chi phối đến hành động trong đời hiện tại.

Tôi tin chắc bất kỳ ai cũng không muốn bị phụ thuộc vào hoàn cảnh, ai cũng hi vọng trở thành người có thể điều khiển được chính mình, và ai cũng muốn thay đổi nghiệp lực. Sự thay đổi này luôn luôn phụ thuộc vào ý chí của mình.

Tận tâm tận lực làm những việc có thể, học những điều nên học, gánh vác những thứ cần gánh vác, đóng góp hết sức mình, không ngừng sửa đổi bản thân, đó là phương pháp tốt nhất để tìm lại chính mình.

Chúc cho mọi người và hi vọng mọi người sẽ tìm được chính mình.

KHÔNG CÒN TRỐNG RỖNG, HƯ VÔ

Cuộc sống con người hiện đại dường như được lập trình sẵn theo công thức: sáng đi làm, chiều tan ca. Giữa những bề bộn của đời sống đôi khi con người thường thấy buồn chán, trống rỗng. Dù có rất nhiều hoạt động, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí như xem ti vi, hát karaoke, chơi bowling, leo núi, đi du lịch, nhưng vẫn không thể bù đắp được sự trống rỗng trong tâm hồn, họ không biết làm thế nào để lấp đầy khoảng trống đó.

Cuộc sống con người hiện đại là vậy. Cuộc sống của người xưa cũng chẳng có gì khác và tôi tin rằng cuộc sống của con người trong tương lai cũng sẽ thế. Có thể nói, cảm giác trống rỗng đã ngự trị trong lòng người bất luận họ sống ở đâu và thời đại nào. Vấn đề là tại sao họ cảm thấy trống rỗng? Trống rỗng là cảm giác thế nào? Khi một người không biết được mình tồn tại ở trên thế gian này vì mục đích gì, người đó sẽ cảm thấy trống rỗng. Nhiều người sống như chỉ để cho bụng mình no nê, để cho thân mình có nơi để ở, thỏa mãn nhu cầu ăn mặc, xem thế là đủ. Dường như cơm áo gạo tiền là toàn bộ nội dung cuộc sống của họ.

Tuy nhiên, khi cơm ăn đã đủ no, quần áo luôn đủ mặc, có nhà để ở, có xe cộ đi lại, đời sống vật chất đã tạm đủ họ sẽ ý thức đến mục đích đời sống họ là gì. Nếu không tìm ra phương hướng và mục tiêu, thì sự mù mờ, cảm giác trống rỗng sẽ chiếm lĩnh, ngự trị trong lòng.

Nguyên nhân của cảm giác trống rỗng là sự buồn chán nhạt nhẽo. Giống như con thuyền mờ mịt phương hướng trên đại dương, không có điểm dừng, không có sự tác động của những cơn gió to, sóng lớn.

Chạy về hướng nào cũng như nhau, thậm chí không di chuyển cũng không sao. Khi không di chuyển giống như người không có việc gì để làm, khi chuyển động lại cảm thấy đó không phải là hướng đi của mình và cảm thấy nhàm chán, cuối cùng là đi vào cảm giác trống rỗng mơ hồ. Khi cảm giác trống rỗng kia ngự trị tâm hồn bạn, cho dù có những hoạt động vui chơi có sức cuốn hút như chơi bowling, xem phim, uống rượu, hát karaoke, xem chương trình truyền hình hấp dẫn,… cũng không đem lại cho bạn cảm giác vui vẻ đích thực. Có thể chúng chỉ tạm thời làm bạn tê liệt, kích thích bạn, khiến bạn bận rộn công việc nào đó để đánh lừa cảm giác của mình. Khi mọi thứ qua đi cảm giác trống rỗng sẽ quay lại với bạn.

Ngoài ra còn có một trạng thái tâm lí khác. Chẳng hạn, khi bạn không đạt được những thứ mình muốn, những ước nguyện không thành sẽ từng bước khiến bạn rơi vào cảm giác trống rỗng. Khi bạn cố gắng nhưng không thể, muốn tiến lên nhưng không tiến được bạn sẽ thấy cuộc sống trôi qua trong nhàm chán và buồn bã.

Có người theo tôi đi học Phật, khi mới bắt đầu nói: “Sư phụ, con muốn được tu hành”, tôi nói: “Được thôi, anh dự định tu hành thế nào?”. Anh ta trả lời: “Con muốn xuất gia”.

Sau khi xuất gia, ngày nào người đó cũng mong được thụ giới. Sau một thời gian có thể chấp nhận thụ giới, tôi cho phép đi thụ. Thụ xong, người đó muốn ngày ngày được giác ngộ. Giác ngộ là điều không thể mong muốn làm trong một sớm một chiều, thế nhưng vẫn ước ao mong đợi.

Kết quả, một ngày nọ anh nói với tôi: “Sư phụ, con nghĩ con không thích hợp với việc xuất gia, cũng không hợp với tu hành. Con cảm thấy rất buồn chán, từ sáng đến tối, hết ngày này sang ngày khác đều trôi đi như vậy. Khi ở nhà, con đã sống như thế, không ngờ sau khi xuất gia, cũng sống như vậy. Vẫn là ăn cơm, ngủ nghỉ, đi vệ sinh. Bây giờ con cảm thấy thật nhàm chán, con nghĩ rằng mình không thích hợp với việc xuất gia, về nhà vẫn hơn.”

Trống rỗng, buồn chán chính là do con người không ngừng theo đuổi những thứ tốt hơn so với hiện tại. Nhưng theo đuổi sẽ không có điểm dừng bởi luôn có những thứ tốt đẹp hơn trước mắt. Nếu có tâm lí theo đuổi như thế, đến khi cận kề với cái chết, người đó vẫn cảm thấy trống rỗng, bởi họ nghĩ rằng “những thứ mình cần vẫn chưa có được, lẽ nào mình lại phải chết?” Theo tôi, xuất thân từ một người học Phật, tu hành, tôi cảm thấy cuộc sống hết sức phong phú, rất thiết thực. Bởi vì tôi biết mục tiêu hiện tại mà tôi cần làm là cái gì, cũng biết được hiện tại tôi cần đón nhận những gì… Tất cả đều đến từ mối liên hệ nhân quả: những gì có được bây giờ, đều là do quá khứ mình tạo nên; tương lai có được những gì, do hiện tại mình làm. Hiện tại cái tôi có được là nhân quả trong quá khứ, hơn nữa những điều mà tôi đang làm, những cố gắng của tôi đều là phương hướng chuẩn bị cho tương lai tốt đẹp của tôi.

Khi một người sống không có mục đích, sống không ý nghĩa, họ sẽ thấy cuộc sống trống rỗng, thậm chí họ chỉ là một cái xác không hồn. Tôi từng nói, mục đích cuộc sống là để nhận lấy sự hồi báo, hồi đáp lại những nguyện vọng; giá trị và ý nghĩa của cuộc sống chính là sự cống hiến, lợi mình, lợi người.

Nếu bạn nhận thức và có cách nhìn nhận cuộc đời như thế, tôi tin chắc bạn sẽ xua tan hết cảm giác nhàm chán, trống trải trong lòng.

BẬN NHƯNG VUI, MỆT MÀ HOAN HỈ

Muốn thành công trong bất kì một ngành nghề nào bạn đều phải có sự nỗ lực. Có thể bạn phải sống vất vả, ăn không ngon, ngủ không yên! Muốn có danh lợi, bạn phải lao động suốt ngày suốt tháng trong thế giới quay cuồng này. Nhưng chúng ta bận rộn thế rốt cục vì cái gì? Trong cái hữu hạn của đời mình, điều gì là mục tiêu bạn theo đuổi?

Quan niệm chung của mọi người đều cho rằng: “Vất vả vì ai, bận rộn vì ai?” Bận rộn cả một đời, kết quả người trước trồng cây nhưng người sau sẽ hưởng bóng mát. Người khác trồng cây để cho chúng ta hưởng bóng mát, thật tuyệt vời. Nhưng chúng ta trồng cây để người khác hưởng bóng mát, ta sẽ cảm thấy không công bằng, không chịu nổi. Thành quả do mình cố gắng làm lại để cho người khác hưởng thụ, dường như chúng ta đã bỏ ra công sức vô ích, bận rộn phí hoài cả một đời. Người hưởng thụ những thành quả của người khác lại cho rằng: “Hưởng bóng mát phải trả ơn thì không hưởng, ăn cơm phải trả tiền không ăn.”

Thực ra, tất cả mọi thứ gồm xã hội loài người, môi trường thế giới hiện tại đều nhờ sự cố gắng của tổ tiên nối tiếp nhau qua nhiều thế hệ. Chúng ta đã được kế thừa tất cả mọi người trên thế giới, những truyền thống văn hóa và tinh hoa trí tuệ nhân loại mới có được một nền văn minh ngày nay.

Song song với việc hưởng thụ, có bao giờ chúng ta nghĩ: Chúng ta kế thừa biết bao ân huệ của những người đi trước? Có được bao nhiêu lợi ích của người khác, nếu không cố gắng, có lỗi với người đi trước, mắc tội với con cháu mai sau?

Theo quan điểm đạo Phật, mọi người vất vả để thành tựu công đức. “Công đức” nói một cách đơn giản, dễ hiểu đó chính là những thành tựu trong cuộc sống, vậy đó là thành tựu gì?

Đời người sống ngắn ngủi, chỉ vài chục năm. Phạm vi cuộc sống, đối tượng tiếp xúc có hạn. Tuy nhiên, nếu mỗi người chúng ta luôn có cố gắng để cống hiến cho xã hội, sẽ sáng tạo ra những giá trị chung cho cuộc sống loài người, đồng thời sáng tạo những giá trị lịch sử thời đại chúng ta đang sống. Đấy chính là công đức, là thành tích đạt được trong cuộc sống.

Phật giáo cũng cho rằng, cuộc sống của chúng ta vô hạn. Về phương diện thời gian, có đời đời kiếp kiếp vô tận trong quá khứ và cũng có đời đời kiếp kiếp vô tận ở tương lai. Từng thế hệ của chúng ta sẽ chuyển đổi luân hồi cho đến khi thành Phật, đó là sự viên mãn cuối cùng. Về mặt không gian, trái đất chúng ta đang sống, ngoài thế giới này ra còn có thế giới mười phương rộng lớn vô tận.

Vì vậy, ngoài việc phải có trách nhiệm với cuộc sống hiện tại chúng ta còn có trách nhiệm đối với vô lượng nghiệp trong quá khứ và vô lượng nghiệp quả trong tương lai của hết thảy chúng sinh, hết thảy thế giới trong tam thiên đại thiên thế giới. Ngoài ra đó không chỉ là trách nhiệm đối với cá nhân mà còn là trách nhiệm với cuộc sống của nhân loại trên trái đất, thậm chí những chúng sinh ở thế giới vô tận bên ngoài trái đất cũng phải có trách nhiệm.

Vì vậy, bắt buộc chúng ta phải cố gắng. Ngoài việc cố gắng vì con đường phía trước của mình, cần cố gắng vì tất cả chúng sinh trong thế giới mười phương vô tận. Không những cần xây dựng cõi tịnh độ ngay trong thế giới chúng ta, mà còn mong muốn xây dựng cõi tịnh độ khắp mười phương thế giới. Như vậy, bận rộn, mệt mỏi của chúng ta là điều cần thiết phải làm.

Chư Phật, chư Bồ Tát không bao giờ ngừng nghỉ công hạnh lợi sinh. Công việc chúng ta nhiều, mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi, nhưng chư vị Bồ Tát sẽ không bao giờ nói: “Hôm nay tôi xin nghỉ độ sinh!” cả. Nếu chư vị Bồ tát nghỉ một giờ nghĩa là chúng sinh đã niệm danh hiệu phí một giờ. Thực ra bất kỳ lúc nào chúng ta cũng có thể niệm danh hiệu Quan thế âm Bồ Tát;

Quan thế âm Bồ Tát lúc nào cũng đến để giúp đỡ chúng ta. Ở Đài Loan niệm Quan Thế Âm Bồ Tát có tác dụng, ở Ấn Độ niệm cũng có tác dụng, ở Mỹ cũng vậy. Với thế giới chúng ta, niệm danh hiệu ngài có tác dụng, niệm ở thế giới khác cũng có tác dụng. Bồ Tát có mặt khắp mọi lúc, mọi nơi, mọi không gian và thời gian.

Vậy khi Bồ Tát thành Phật có nghỉ ngơi không? Thích Ca Mâu Ni trước khi thành Phật, gian khổ tu hành, sau khi chứng thành Phật quả, vẫn không biết nghỉ ngơi, vẫn tiếp tục độ sinh. Suốt hơn 40 năm, ngài đi hết hai bên bờ sông Hằng, thuyết pháp giáo hóa chúng sinh. Đức Phật chưa từng trú yên một nơi mà luôn đi hoằng hóa cho đến khi nhập niết bàn. Trước khi thị tịch ngài vẫn tiếp tục thuyết pháp, phổ độ chúng sinh: độ sinh là bản hoài(1) của ba đời chư Phật, ngài chưa bao giờ hết bận rộn vì công hạnh độ sinh.

Chỉ cần làm được “Bận, bận, bận bận đến vui vẻ; mệt, mệt, mệt, mệt đến thích thú”. Lấy trí tuệ soi đường, dùng từ bi nhiếp hóa chúng sinh. Bận rộn để thành tựu công đức, bận rộn để hóa độ chúng sinh, bận rộn để ban vui, cứu khổ ấy chính là tinh thần của chư vị Bồ Tát.

……

Trên đây là trích đoạn Phần 01: La Bàn Định Lượng Cuộc Đời trong sách Tìm Lại Chính Mình. Nếu các bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản nhé!

Tìm Lại Chính Mình - Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm - Bậc thầy hướng dẫn đời sống tâm linh

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè!

Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!

5/5 - (9 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Trích dẫn sách Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc - OSHO

Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc – OSHO

"Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc" Bằng sự gần gũi và tình yêu, bằng cách cởi mở với nhiều người khác, bạn sẽ càng trở nên giàu có. Và nếu có thể sống trong tình yêu sâu sắc, trong tình bạn bền chặt, trong sự gần gũi thân thiết với nhiều người, tức là bạn đã có một cuộc sống đúng nghĩa. Và cho dù ở đâu, bạn đều học được cách sống và sống hạnh phúc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *