Thương Nhớ Trà Long – Nguyễn Nhật Ánh

Thương nhớ trà long - Nguyễn Nhật Ánh

Thể loại Truyện ngắn – Tản văn – Tạp văn
Tác giả Nguyễn Nhật Ánh
NXB NXB Trẻ
CTy Phát Hành NXB Trẻ
Số trang 212
Ngày xuất bản 06-2019
Giá bán FAHASA T I K I SHOPEE

I. Giới thiệu sách Thương Nhớ Trà Long

Thương nhớ Trà Long vẫn mang những chân tình, lãng mạn y như phong cách thường thấy của Nguyễn Nhật Ánh. Câu chuyện đầy ắp tình yêu với mưa, với lá, với ngôi nhà cũ, cuốn sách xưa, cùng nỗi nhớ quê và những kỷ niệm thuở nhỏ được thể hiện rõ nét trong từng con chữ. Vẫn là những khung cảnh quen thuộc của miền Trung thân thương, vẫn là những địa danh chẳng còn xa lạ như Trà Long, Kế Xuyên, Hà Lừ ký ức tác giả đã vẽ ra cho người đọc cả một miền quê với hình ảnh, bối cảnh, không gian, con người của thời ấy, chân thực và tinh tế.

Những câu chuyện nhỏ của tuổi thơ được miêu tả nhẹ nhàng, chân thực dẫn dắt người đọc đi qua những ngôi làng nhỏ, những buôi nô đùa của lũ trẻ thơ. Có thể cảm nhận thấy được mùi vị của những món ăn mẹ nấu, màu sắc trái cây mẹ mua, những trò chơi của con nhà nghèo…Như tác giả đã nói:

“Tôi viết truyện cho trẻ em, thực ra cũng là cách để tôi đi tìm lại tuổi thơ – cái tuổi thơ xa xăm mà mỗi lần nhớ tới tôi vừa cảm thấy êm đềm lại vừa nhận ra mình thổn thức, biết rằng món quà tuyệt vời đó một khi thời gian đã đánh cắp sẽ không bao giờ trả lại cho ai.”

Và chắc hẳn bạn chưa biết một điều, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng chia sẻ:

“Tôi yêu Trà Long đến mức khi trở thành nhà văn tôi đã dùng cái tên này đặt tên cho một trong những nhân vật nữ mà tôi yêu nhất trong các tác phẩm của mình: Trà Long, cô bé trong sáng, hồn hậu trong truyện dài Mắt biếc.”

Truyện có nhiều chương, mỗi chương là một câu chuyện gắn liền với hình ảnh quen thuộc thời thơ ấu khó phai. Dưới đây là các chương của truyện Thương Nhớ Trà Long:

  • Hồi nhỏ ăn bánh ú
  • Cùi thơm, hột xoài và xương gà
  • Phượng yêu
  • Trong nhà kho của ký ức
  • Ngày Tết bỗng nhớ lụa là
  • Sài Gòn sáng sớm mưa bay
  • Hồn vía bài chòi
  • Về giọng nói ở một nơi không có xe lam
  • Công viên bánh kẹo
  • “Ôm một chùm hoa trong chiếc găng tay”
  • Đừng để “qua phà”!
  • Mùa hè đợi Andreas
  • Cuốn theo chiều gió
  • Từ những câu chuyện ấu thơ
  • Xe đạp về đâu
  • Xe đạp và tiểu thuyết học trò
  • Kẻ cắp xe đạp
  • Chuyển nhà
  • Cha và con
  • Học lại yêu thương
  • Trò chơi tuổi nhỏ
  • Tàu hủ đường xa
  • Thương nhớ Trà Long
  • Bút mực buồn thiu
  • Nghề kinh doanh bàn phím
  • Ra vườn chờ hoa nở
  • Oan ức ti-gôn
  • Lan man về thú ăn ốc
  • Mẹ ơi, nhớ mua ốc ruốc!
  • Những người bà con xa
  • Cảm ơn ông Kẹ
  • Nhớ vườn

Thông tin Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955) là một nhà văn người Việt. Ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi mới lớn, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim.

Ông lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, ông còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông.

Năm 13 tuổi, ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ tên Thành phố tháng tư (Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1984, in chung với Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (Nhà xuất bản Măng Non, 1984). Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên.

Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối của ông được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông được bình chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội Nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).

Năm 1998, ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải Nhà văn có sách bán chạy nhất. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội Nhà Văn Việt Nam trao giải thưởng. Đến nay ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam.

Năm 2004, Nhật Ánh ký hợp đồng với Nhà xuất bản Kim Đồng tiếp tục cho xuất bản bộ truyện dài gồm 4 phần mang tên Chuyện xứ Lang Biang nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy. Đây là lần đầu tiên ông viết một bộ truyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng. Vì vậy, để chuẩn bị cho tác phẩm này, ông đã phải mất 6 tháng nghiên cứu tài liệu và đọc sách báo liên quan như Phù thủy và Pháp sư, Các huyền thoại phương Đông, Ma thuật và thuật phù thủ.

Sau Chuyện xứ Lang Biang, tác phẩm tiếp theo của ông là bút ký của một chú cún có tên Tôi là Bêtô.

Năm 2008, ông cho ra đời tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, được báo Người lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008.

Năm 2012, Nhật Ánh cho ra mắt truyện dài Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ. Các tác phẩm ra đời gần đây nhất là Ngồi khóc trên cây (tháng 6 năm 2013), Chúc một ngày tốt lành (tháng 3 năm 2014), Bảy bước tới mùa hè (tháng 3 năm 2015), Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (28 tháng 2 năm 2016), Cây chuối non đi giày xanh (7 tháng 1 năm 2018) và Làm bạn với bầu trời (tháng 9 năm 2019).

II. Review sách Thương Nhớ Trà Long

Review sách Thương nhớ trà long - Nguyễn Nhật Ánh

LINK GIẢM GIÁ  FAHASA T I K I SHOPEE

Dưới đây là tổng hợp Review sách Thương Nhớ Trà Long của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.

Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.

1. KIỀU MINH DƯƠNG review sách Thương Nhớ Trà Long

“Thương nhớ Trà Long” khi đọc tên tác phẩm mình luôn nghĩ đây sẽ là câu chuyện tiếp nối câu truyện “Mắt biếc”. Nhưng khi cầm quyển này trên tay và đọc từng câu chữ mới biết đây là một hồi ức đẹp về những hình ảnh ấu thơ của Bác Nguyễn Nhật Ánh. Truyện có nhiều chương, mỗi chương là một câu chuyện gắn liền với hình ảnh quen thuộc thời thơ ấu khó phai, hình ảnh đó cũng đã được nhắc nhiều lần trong các tác phẩm của Bác Ánh. Bạn sẽ bồi hồi với những hình ảnh giản dị, thân thuộc, mộc mạc mà đầy sức sống chẳng hạn như: cây phượng đỏ,bến phà Bắc Cần Thơ, bánh giò, mì Quảng,….. từng câu chuyện tưởng chừng rời rạc nhau bởi xuất hiện những hình ảnh khác nhau nhưng thật ra nó rất liền mạch, thông suốt dải cảm xúc nhớ thương da diết của tác giả.

Chắc hẳn đối với mỗi người chúng ta ai cũng có những kí ức, hình ảnh về tuổi thơ cho riêng mình. Dù đẹp hay không đẹp nhưng khi lớn lên ta vẫn có một niền nhớ da diết, có tiếc nối, có tự hào,….

Tác phẩm Thương nhớ Trà Long là sự đan xen cảm xúc giữa tự hào với tiếc nối của Bác Ánh. Chỉ khi bạn đọc quyển sách này mới cảm nhận rõ và đồng cảm sự hào trộn cảm xúc ấy. Quả thật đây là một tác phẩm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc 🙂

2. MÊ ĐỌC TRUYỆN TÌNH review sách Thương Nhớ Trà Long

Một cái tên hết sức đẹp. Đối với những người mê truyện của bác Anh thì Trà Long đã quá quen thuộc rồi. Nó là Trà long xinh đẹp trong kỹ ức tuổi thơ, là cô bé xinh đẹp trong Mắt Biếc. Qua cuốn sách này, ta sẽ hiểu thêm về những địa danh , tên gọi từng xuất hiện trong các cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh và biết về cuộc sống cũng như tuổi thơ của ông

Thương nhớ Trà Long là một cuốn tạp văn. Tất cả những câu chuyện ngẫu hứng đều được tác giả tập trung vào đây. Chủ đề đa dạng, nhiều màu sắc nên sách gây hứng thứ lớn cho ta khi đọc

Đó là những món ăn thời con nhà nghèo , những trò chơi,ước mơ trẻ con của Nguyễn Nhật Ánh. Đôi khi là cả một ký ức đặc biệt như “Mùa hè đợi Andreas”, “Xe đạp về đâu” và cả bài phê bình điện ảnh của bộ phim ” kẻ cắp xe đạp” .

Đọc sách, ta bắt gặp một chú bé ngây ngô, ngồi chầu chực để chờ mẹ xén cho miếng dứa hay sự háo hức khi chiều chiều chạy ra ngõ chờ bác tàu hũ đi qua để mua. Ta gặp cả những tiếc nuổi khi những nét đẹp một thời mai một dần do thời gian.

Hành văn sách mang vẻ phóng túng, tự do hơn những cuốn khác vì đây là tản văn. Chính vì vậy đôi chỗ chưa thực sự hay , những nội dung cuốn hút đã khỏa lấp hết. Hiếm có cuốn tản văn nào thu hút như này. Nội dung phong phú, lối viết ổn và những điều mới mẻ từ sách biến nó thành một cuốn tản văn không thể bỏ lỡ. Với trẻ em, người già hay thanh niên. Nó giúp ta nhớ lại một thời ấu thơ. Hiểu được giá trị của những nét đẹp dân gian , hiểu được rằng hạnh phúc đến từ những điều nhỏ nhặt nhất

3. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG review sách Thương Nhớ Trà Long

Bộc bạch tình cảm với người ta yêu thương vất vả bao nhiêu thì khi lỡ xảy ra va chạm, ta lại thốt ra những lời trách móc hay oán giận một cách dễ dàng bấy nhiêu. Cho dù những lời lẽ nặng nề thốt ra trong lúc không kềm chế có thể sẽ khiến ta ray rứt ngay sau đó, nhưng khi bắn đi mũi tên được tẩm bằng chất liệu chua và chát, cay và đắng đó ta không hề đắn đo. Trong khi muốn nói những lời yêu, ta lại ngại ngùng, bắt gặp mình tần ngần do dự. Là cớ làm sao?

Dĩ nhiên, bạn biết bạn không phải là con người cộc cằn như cách mà bạn trót thể hiện. Gương mặt đỏ gay trong lúc cãi cọ kia không phải là bạn, đôi môi mím chặt trong lúc giận dữ kia không phải là bạn và đôi mắt long lên trong lúc gây gổ kia cũng không đúng là bạn nốt. Nhưng rốt cuộc đó là những thứ mà bạn sẵn sàng tròng lên mặt mình một cách dễ dãi, không chút phân vân.

Lòng bạn thực ra ăm ắp thiết tha, tràn trề yêu mến, nhưng như con ốc nhút nhát thu mình trong chiếc vỏ, những tình cảm ngọt ngào đó bị nhốt chặt bên trong bạn và trớ trêu thay chính bạn là người tự tay khóa cửa lòng mình. Bạn sợ yêu thương sổng ra ngoài sẽ làm bạn đỏ mặt chăng?

Hành động tất nhiên có giá trị hơn lời nói, như người ta thường kết luận. Nhưng đó là cách để đánh giá những kẻ nói mà không làm. Còn trên đại thể, lời nói đi kèm theo hành động bao giờ cũng là cuộc song hành tuyệt vời. Như kem phết lên bánh ngọt, bơ phết lên bánh mì, chỉ làm cho ổ bánh ngon hơn, đậm đà hơn, nhiều dư vị hơn.

Tình cảm giữa người con trai và người con gái cũng thế. Sự câm nín trong nhiều trường hợp đồng nghĩa với con số không. Khi bạn không trải lòng ra, đối phương sẽ không biết bạn nghĩ gì và dĩ nhiên không đón nhận được thông điệp phát ra từ trái tim bạn. Một người con gái từng thổ lộ “Em không dễ dàng nói ra những điều ám ảnh” và trách móc chàng trai đã không hiểu cô. Nhưng nếu cô không dễ dàng nói ra những điều thầm kín thì chàng trai kia càng không dễ dàng hiểu được những điều cô khư khư chôn chặt dưới đáy lòng.

Một lần nữa, tôi tin rằng biểu lộ tình yêu là thứ cần phải học.

Chúng ta không học như học một kỹ năng. Mà học như học một cách trải lòng – một cách sống.

4. NGA NGUYỄN review sách Thương Nhớ Trà Long

Cứ ngỡ là một quyển truyện ngắn, được viết sau “Mắt biếc” vì tựa đề “Thương nhớ Trà Long”, nhưng lại là một quyển tản văn với nhiều mẫu truyện nhỏ xúc động.

Thật tình cừ đọc “Thương nhớ Trà Long” khi Tết sắp về, đồng cảm vô cùng với những trang viết về Tết với những món ăn dân giã bánh chưng bánh tét, mứt, hạt dưa,… với trò chơi thuở bé tôm cua bầu cá, với cảm xúc rộn ràng khi khoác lên mình tấm áo mới. Bên cạnh đó, là một người con mảnh đất miền Trung nghèo khó, giàu tình thương, thực sự rất cảm ơn những trang viết mộc mạc về chiếc cùi thơm thưở bé, về ốc ruốc (quê con gọi là chành chành), bánh xèo, tàu hủ (đậu hủ),… và cả về bài thơ “Hai sắc hoa Ti gôn” mà một thời mê đắm, bổng bỏ quên.

Cũng từ đây có thêm một quyển sách “tưởng không hay mà hay không tưởng” trong vũ trụ truyện bác Ánh.

Xin cảm ơn bác rất nhiều

5. TRẦN THƯỞNG review sách Thương Nhớ Trà Long

Đây là một tác phẩm tập hợp những mẩu chuyện ngắn mang nhiều ý nghĩa đối với Nguyễn Nhật Ánh nói riêng và độc giả nói chung. Ban đầu thấy cái tên mình cứ nghĩ cuốn này là phần ngoại truyện của Mắt Biếc viết về cô bé Trà Long. Nhưng không, nó là ký ức của tác giả, những ký ức tuổi thơ đầy thân thuộc.

Mặc dù cách biệt 1 thế hệ nhưng mình cũng từng là 1 đứa trẻ lớn lên trong cảnh khốn khó. Cũng đông anh chị em, cũng trải qua cái giai đoạn đói ăn thiếu thốn nên đọc những dòng văn Thương nhớ Trà Long là cảm thấy bồi hồi. Ừ thì là háo hức chờ cái Tết, là những trò chơi trẻ con, là những thức quà lạ lẫm. Những điều mà có lẽ thế hệ Z khó thấu cảm được.

Và không chỉ thế, qua các câu chuyện mình mới thấy được rằng tại sao chất văn của Nguyễn Nhật Ánh lại gần gũi, chân chất và bình dị đến thế. Bởi chú ấy không chỉ viết cho trẻ em, mà còn viết cho chính bản thân trong quá khứ. Một người đặt hết mình cho từng câu chuyện thì bảo sao không cuốn, không cảm động.

6. AFLOATINGPOINT review sách Thương Nhớ Trà Long

Nguyễn Nhật Ánh lúc nào cũng giản dị viết ra những cảm xúc rất chân thực, rất đời thường, ai cũng có, một cách dịu dàng mà tràn ngập yêu thương như vậy. Có một vài mẩu trong quyển tạp văn này, mình không hiểu hết, vì mình ko từ miền Trung, cũng ko ở generation của chú nên không cảm thức được. Nhưng mình vẫn yêu những mẩu như là học lại yêu thương, hay là mẩu cha và con, mình thấy mình ở trong đấy.

Các bạn thì sao? Các bạn có ôm chầm ba mẹ và thơm họ khi các bạn về nhà không? Và có được ba mẹ thơm lại vào trán như tớ không? Hehe. Hôm trước mình xem một cái youtube video nhí nhố một vài sao gọi về cho ba mẹ nói là con yêu ba mẹ lắm, buồn cười nhất là Trấn Thành: “Con yêu ba lắm!”. Ba Trấn Thành: “M đang quay phim đúng không con!” – dễ thương gì đâu :)))).

Ở Mĩ, mình càng có cơ hội thể hiện yêu thương vô vàn với tất cả mọi người. Quen quá xong về nhà bảo “Chị yêu út lắm!, Chị yêu Đen lắm!” thì chỉ có mỗi Đen là thì thầm be bé “Em cũng yêu chị!” còn út thì lớn rồi, giống như cái bạn ở trong truyện, cũng thấy “ngường ngượng” thế nào, chả nói gì, làm mình quê. Ngọc vừa message:

“- Em thương chị lắm!

– Chời ơi, thương gì tui. Tui vui lắm, hông có sao đâu.

– Thì biết rồi nhưng em thương là em thương. Thương là yêu đó. Không phải thương trong kiểu thương hại đâu!”

Yêu không

III. Trích dẫn sách Thương Nhớ Trà Long

Trích dẫn sách Thương nhớ trà long - Nguyễn Nhật Ánh

LINK GIẢM GIÁ  FAHASA T I K I SHOPEE

“Cùi thơm, hột xoài và xương gà

1.Lâu lắn mới thấy một thắng bé ngồi ăn thơm. Nó ngồi trong nhà lồng chợ, tay cầm lát thơm vàng ruộm, bên cạnh người mẹ đang nấu một nồi to tướng có vẻ là canh chua, đưa lên miệng cắn từng miếng một cách sung sướng.

Hồi tôi còn nhỏ, các anh em tôi cũng hay ngồi quây quần xem mẹ làm bếp. Mẹ đuổi thế nào cũng không đi, hoặc có tản đi thì chỉ một chốc  sau lại túm tụm quanh mẹ như cũ. Lý do: Cả đám cứ ngồi lì ở đó, thế nào cũng được mẹ cho một miếng thơm….

–––––

Phượng yêu - Bút mực buồn thiu - Thương nhớ trà long - Nguyễn Nhật Ánh

–––––

“Khi tôi viết những dòng cuối cùng trên trang cuối cùng của truyện dài “Mắt biếc”, thực lòng tôi cũng không rõ tôi muốn làm yên lòng cô bé Trà Long ngây thơ trong truyện hay tôi đang muốn sưởi ấm ngôi làng Trà Long xa vời trong ký ức tuổi thơ tôi?”

–––––

“Ngày mai, khi cháu đến tìm chú, hẳn lúc ấy mặt trời đã lên và những cánh phượng cuối cùng của mùa hè đang bắt đầu ứa máu. Nhưng Trà Long yêu thương của chú, chú vẫn tin rằng, dù sao lúc ấy cháu cũng sẽ không khóc, cháu sẽ không khóc, có phải thế không?”

–––––

“Hôm đó tôi ra sau vườn, ngồi một mình trên thềm giếng đá năm xưa, nhìn hoa khế tím rụng ngập ngừng trên tóc, bắt gặp mình rưng rưng buồn.”

–––––

“Mãi về sau này, khi cuộc sống đã bớt vất vả, tôi mới có dịp về thăm lại Trà Long để bùi ngùi chứng kiến mái tóc bạc trắng của dượng tôi và vô số vết nhăn được thời gian và bao nỗi lo toan chạm trổ trên mặt dì tôi. Các anh chị tôi người đi Đắc Lắc, kẻ vô Cà Mau, lưu lạc chân trời góc bể.”

–––––

vậy chiếc xe đạp sẽ tiêu vong trước đà tiến bộ của xã hội - Thương nhớ trà long - Nguyễn Nhật Ánh

–––––

Trích đoạn Hồi nhỏ ăn bánh ú

1 Có lẽ bất cứ đứa bé miền Trung nào cũng biết cái bánh ú. Trong các loại bánh gói lá, ngoài bánh ú thôn quê Quảng Nam còn có bánh tét,
bánh ít lá gai, bánh ít trắng nhưng bánh ú là loại bánh phổ biến nhất.

Bánh tét chỉ xuất hiện những ngày Tết, bánh ít lá gai và bánh ít trắng hồi nhỏ tôi ít có dịp “tiếp xúc”, chỉ được ăn trong các dịp cưới hỏi, giỗ kỵ hoặc khách ở xa đem biếu khi đến chơi nhà.

Chỉ có bánh ú là tôi nhìn thấy quanh năm trên các thúng mủng ngoài chợ hoặc treo lủng lẳng từng chùm dăm, bảy cái trên cây sào tre vắt ngang cửa những tiệm tạp hóa nhỏ dọc đường làng. Gọi là tiệm tạp hóa, thực ra đó chỉ là những túp lều tranh đơn sơ, chỉ treo trên sào chùm bánh ú, vài nải chuối và bày trên chiếc giá đỡ mộc mạc vài chai nước tương, dầu phộng, rổ trứng, rổ khoai lang, khoai mì luộc cùng dăm hũ bánh kẹo xanh xanh đỏ đỏ.

Đó là những quán nghèo ở thôn quê. So với các tiệm bánh kẹo bề thế lộng lẫy ở thành phố, những cái quán mái tranh vách lá quen thuộc của tuổi thơ tôi nom giống như những người họ hàng quanh năm túng thiếu. Thế nhưng đó là nơi chốn cực kỳ hấp dẫn trẻ con chúng tôi.

2 Tôi nhớ hồi học cấp một, sáng nào được mẹ cho tiền, mấy anh em tôi lập tức nôn nao chạy vù ra cái quán nhỏ nằm ngay ngã ba xuống chợ để mua bánh ú. Mỗi đứa cầm tờ giấy bạc vừa được phát tranh nhau chạy. Chẳng đứa nào chịu nhờ đứa nào mua giùm, chỉ háo hức muốn tự tay mình chìa tờ giấy bạc ra trước mặt bà hàng, sung sướng nói như reo “Bà bán cho con cái bánh ú”, rồi môi giần giật, tay run run đón lấy cái bánh, mắt ngời lên niềm hạnh phúc vô biên.

Có đứa đểnh đoảng, tay cầm không chặt, cắm đầu cắm cổ chạy đến nơi phát hiện tờ bạc rơi mất dọc đường từ hồi nào, hốt hoảng chạy ngược trở lại tìm. Tìm không thấy liền òa ra khóc. Năm, sáu đứa khác tội nghiệp, mỗi đứa chìa cái bánh của mình cho đứa bỗng chốc thành kẻ trắng tay kia cắn một miếng cho đỡ thèm. Thôn quê thuở xưa nhà nào cũng đông con. Nên cắn một vòng tính ra cũng gần như ăn được nguyên cái bánh. Chỉ có điều không đứa nào cho đứa kia đụng vô cục nhưn đậu xanh nằm chính giữa.

3 Bánh ú làm bằng gạo nếp, có hình bốn góc. Khi gói bánh, xếp chồng ba, bốn miếng lá chuối quấn thành hình loa kèn, cho nếp và nhưn vào, thổ nhẹ cho tất cả xuống đều rồi xếp lá cạnh đáy lại đan vào nhau cho thật kín, sau đó dùng dây ràng theo hình chữ thập cho chặt. Cuối cùng, xâu lại thành từng chùm chín, mười cái trước khi nấu. Bánh ú miền Nam thường cột bằng dây ni-lông hay dây gai, cột vừa tay nên cái bánh có hình tháp. Bánh ú miền Trung nhỏ hơn, cột bằng dây lạt, thường thít chặt, cái bánh nhìn từa tựa ngôi sao bốn cánh.

Về nhưn, bánh ú miền Trung và bánh ú miền Nam cũng khác. Bánh ú quê tôi chỉ có nhưn đậu xanh. Bánh ú miền Nam có thêm thịt, mỡ, nước dừa, đậu đỏ, khi cao hứng cải biên có thể thêm vào bất cứ thứ gì khoái khẩu: trứng, tôm khô, lạp xưởng…

Vì lý do đó, cục nhưn đậu xanh trở thành thứ quý giá, thứ ngon nhất trong cái bánh ú của trẻ con quê tôi. Ăn bánh ú, nhiều đứa thích ăn vòng quanh các góc nhọn trước, chừa cục nhưn lại ăn sau cùng, đồng thời có dịp chìa thứ quý giá đó vào mắt những đứa lỡ ăn xong trước để chọc cho đối phương thèm. Cái trò chọc tức đó đứa nào cũng thích, nhưng cố bắt mình ăn nhín lại trong khi miệng đang thèm bụng đang đói không phải đứa trẻ nào cũng làm được.

Cục nhưn quan trọng như vậy nên ngay cả khi “làm từ thiện” cho đứa rơi tiền khốn khổ, mấy đứa anh đứa em tay chìa bánh, miệng vẫn không quên nhắc chằm chặp “Chỉ được cắn cái góc thôi nhé!”. Có đứa cẩn thận khum bàn tay che kín cái bánh, chỉ chừa cái góc nhọn ra ngoài. Nạn nhân tội nghiệp có khi thèm quá, cố ngoạm sâu hơn, cắn cả vào tay đứa kia khiến thằng này thét be be “Aaaaaa… Đồ tồi. Mai mốt tao không cho mày ăn nữa”.

thương nhớ trà long - nguyễn nhật ánh - nxb trẻ

LINK GIẢM GIÁ  FAHASA T I K I SHOPEE
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè!

Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!

5/5 - (8 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Mùa Hè Nào Gặp Gỡ - Nguyễn Nhật Ánh

Mùa Hè Nào Gặp Gỡ – Nguyễn Nhật Ánh

Bài thơ Mùa Hè Nào Gặp Gỡ được trích trong tác phẩm Mắt Biếc, NXB …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *