Thơ Viết Về Biển – Hữu Thỉnh

Thơ Viết Về Biển - Hữu Thỉnh

Bài thơ: Thơ Viết Về Biển

Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn

Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em…

***Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành bài hát Biển, nỗi nhớ và em.

Lời bài hát “Biển, nỗi nhớ và em”:

Anh xa em, trăng cũng chợt lẻ loi thẫn thờ
Biển vẫn thấy mình dài rộng thế
Xa cánh buồm một chút đã cô đơn

Gió âm thầm không nói
Mà sao núi phải mòn
Em đâu phải là chiều
Mà nhuộm anh đến tím
Sóng có nghĩa gì đâu
Nếu chiều nay em chẳng đến
Dù sóng đã làm anh nghiêng ngả vì em

Anh xa em, trăng cũng chợt lẻ loi thẫn thờ
Biển vẫn thấy mình dài rộng thế
Xa cánh buồm một chút đã cô đơn

Gió âm thầm không nói
Mà sao núi phải mòn
Em đâu phải là chiều
Mà nhuộm anh đến tím
Sóng có nghĩa gì đâu
Nếu chiều nay em chẳng đến
Dù sóng đã làm anh nghiêng ngả vì em

Gió âm thầm không nói
Mà sao núi phải mòn
Em, em đâu phải là chiều
Mà nhuộm anh đến tím
Sóng có nghĩa gì đâu
Nếu chiều nay em chẳng đến

Dù sóng đã làm anh nghiêng ngả vì em
Dù sóng đã làm anh nghiêng ngả vì em
Vì em

Thông tin về tác giả Hữu Thỉnh

Tác giả Hữu Thỉnh

Hữu Thỉnh (sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942) là một nhà thơ người Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đồng thời là Tổng biên tập Báo Văn nghệ và Đại biểu Quốc hội khóa X.

Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại Phú Vinh, Duy Phiên, Tam Đảo (Tam Dương), Vĩnh Phúc. Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.

Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9.

Sau 1975, Hữu Thỉnh học trường Viết văn Nguyễn Du và là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường.

Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Thơ, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3.

Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần), đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm:

> Tác phẩm khác của tác giả Hữu Thỉnh

> Góc Thơ – Những Bài Thơ Hay

Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu đến bạn bè!

Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!

5/5 - (9 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Ao Ước - Phạm Đức

Ao Ước – Phạm Đức

MỤC LỤCBài thơ: Thơ Viết Về BiểnThông tin về tác giả Hữu ThỉnhBài thơ: Ao …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *