Kishimi Ichiro

Chuyên mục tổng hợp [Review & Trích dẫn] các tác phẩm của tác giả Kishimi Ichiro.

Tác giả Kishimi Ichiro

– Kishimi Ichiro là một nhà triết học, nhà giáo dục trẻ em và nghiên cứu chuyên sâu về tâm lý học Adlerian. Ông được cấp chứng nhận chuyên gia tư vấn tâm lý ở các phòng khám tâm thần bởi Hiệp hội Tâm lý học Adlerian. Từ rất nhỏ, khi còn học trung học, Kishimi Ichiro đã đam mê nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ, đặc biệt chú ý đến trường phái triết học Platonic. Đồng thời ông cũng chú trọng nghiên cứu tâm lý học của “một trong ba người khổng lồ của tâm lý học hiện đại” – Alfred Adler.

Triết gia Kishimi Ichiro tích cực nói và viết về đề tài tâm lý học Adlerian. Ông cũng là người tiên phong dịch những tác phẩm tâm lý học nổi tiếng của nhà tâm lý học Adler ra tiếng Nhật. Tiêu biểu như: Kojin Shinrigaku Kogi (Khoa học về cuộc sống) và Hito wa Naze Shinkeisho ni Naru no ka (Vấn đề về bệnh thần kinh). Ngoài ra, ông cũng viết cuốn sách Adora Shinrigaku Nyumon (Giới thiệu đến Tâm lý học Adlerian). Và ông cũng là đồng tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng khác.

Hiện nay, ngài Kishimi Ichiro đang làm công việc giảng dạy tâm lý giáo dục và tâm lý học lâm sàng tại Trường Đông y Meiji ở Suita, Osaka. Ông cũng có phòng khám tâm lý riêng tại Kameoka, Kyoto.

Dám Hạnh Phúc – Kishimi Ichiro và Koga Fumitake

Trích dẫn sách Dám Hạnh Phúc - Kishimi Ichiro và Koga Fumitake

Dám hạnh phúc mang đến sự mới mẻ và gần gũi hơn, vì trong cuộc tranh luận giữa hai nhân vật, độc giả như nhân vật thứ ba lặng lẽ theo dõi và suy ngẫm câu chuyện. Độc giả một khi bị cuốn theo mạch tranh luận giữa triết gia và anh thanh niên có lúc sẽ gật gù vì những quan điểm được đưa ra,...

Đọc thêm »

Dám Bị Ghét – Kishimi Ichiro và Koga Fumitake

Trích dẫn sách Dám Bị Ghét - Kishimi Ichiro và Koga Fumitake

Dám Bị Ghét - Dưới hình thức một cuộc đối thoại giữa Chàng thanh niên và Triết gia, cuốn sách trình bày một cách sinh động và hấp dẫn những nét chính trong tư tưởng của nhà tâm lý học Alfred Adler, người được mệnh danh là một trong “ba người khổng lồ của tâm lý học hiện đại”, sánh ngang với Freud và Jung.

Đọc thêm »