Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện – Albert Rutherford

Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện - Albert Rutherford

Thể Loại Kỹ Năng Sống
Tác Giả Albert Rutherford
NXB NXB Phụ Nữ
CTy Phát Hành 1980 Books
Số Trang 204
Ngày Xuất Bản 12 – 2019
Xem Giá Bán Trên FAHASA T I K I SHOPEE

I. Giới thiệu sách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện

Cuốn sách “Rèn luyện tư duy phản biện” của tác giả Albert Rutherford cung cấp những lời khuyên hữu ích giúp bạn rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, từ đó có thể suy luận logic, cải thiện khả năng phán đoán và đưa ra những quyết định hiệu quả.

Như bạn có thể thấy, chìa khóa để trở thành một người có tư duy phản biện tốt chính là sự tự nhận thức. Bạn cần phải đánh giá trung thực những điều trước đây bạn nghĩ là đúng, cũng như quá trình suy nghĩ đã dẫn bạn tới những kết luận đó. Nếu bạn không có những lý lẽ hợp lý, hoặc nếu suy nghĩ của bạn bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm và cảm xúc, thì lúc đó hãy cân nhắc sử dụng tư duy phản biện! Bạn cần phải nhận ra được rằng con người, kể từ khi sinh ra, rất giỏi việc đưa ra những lý do lý giải cho những suy nghĩ khiếm khuyết của mình. Nếu bạn đang có những kết luận sai lệch này thì có một sự thật là những đức tin của bạn thường mâu thuẫn với nhau và đó thường là kết quả của thiên kiến xác nhận, nhưng nếu bạn biết điều này, thì bạn đã tiến gần hơn tới sự thật rồi!

Những người tư duy phản biện cũng biết rằng họ cần thu thập những ý tưởng và đức tin của mọi người. Tư duy phản biện không thể tự nhiên mà có.

Những người khác có thể đưa ra những góc nhìn khác mà bạn có thể chưa bao giờ nghĩ tới, và họ có thể chỉ ra những lỗ hổng trong logic của bạn mà bạn đã hoàn toàn bỏ qua. Bạn không cần phải hoàn toàn đồng ý với ý kiến của những người khác, bởi vì điều này cũng có thể dẫn tới những vấn đề liên quan đến thiên kiến, nhưng một cuộc thảo luận phản biện là một bài tập tư duy cực kỳ hiệu quả.

Việc lắng nghe những ý kiến của người khác cũng có thể giúp bạn nhận ra rằng phạm vi tri thức của bạn không phải là vô hạn. Không ai có thể biết hết tất cả mọi thứ. Nhưng với việc chia sẻ và đánh giá phê bình kiến thức, chúng ta có thể mở rộng tâm trí. Nếu điều này khiến bạn cảm thấy không thoải mái, không sao cả. Trên thực tế, bước ra ngoài vùng an toàn là một điều quan trọng để mở rộng niềm tin và suy nghĩ của bạn. Tư duy phản biện không phải là chỉ biết vài thứ, và chắc chắn không phải việc xác nhận những điều bạn đã biết. Thay vào đó, nó xoay quanh việc tìm kiếm sự thật – và biến chúng trở thành thứ bạn biết.

Giới thiệu sách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện - Albert Rutherford

Thông tin tác giả Albert Rutherford

Tác giả Albert Rutherford

Albert Rutherford tin vào sứ mệnh chia sẻ những bài học vô giá về hệ thống và tư duy phản biện mà ông đã tích lũy được trong suốt cuộc đời nghiên cứu và học tập. Biến những kiến thức này theo cách dễ tiếp cận, phù hợp và thiết thực cho mọi người, Albert tin rằng thế giới của chúng ta phức tạp và liên kết với nhau hơn bao giờ hết. Do đó, việc học cách tự suy nghĩ, đưa ra quyết định đúng đắn và rút ra kết luận chính xác từ lượng thông tin ngoài kia quan trọng hơn bao giờ hết.

Albert Rutherford luôn giữ cho mình bận rộn với vai trò là một tác giả. Khi rảnh rỗi, ông thích dành thời gian cho gia đình, đọc các bài báo khoa học mới nhất hay dành thời gian câu cá.

Ông có cùng quan điểm với Benjamin Franklin là: “Đầu tư vào kiến thức luôn mang lại lợi ích tốt nhất.”

II. Review sách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện

Review sách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện - Albert Rutherford

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Dưới đây là tổng hợp Review sách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện của tác giả Albert Rutherford. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.

Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.

1. TIỂU KHẢ review sách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện

“Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện” Một cuốn sách ngắn và khá rõ ràng về khoa học thần kinh và tư duy phản biện. Sách do nhà xuất bản Phụ nữ xuất bản kết hợp với 1980 Books.

Phải nói rằng dạo gần đây mình đã tích lũy khá nhiều sách vở về não bộ, tư duy, tâm lý nhưng đến khi bảo mình diễn tả lại thì mình có hơi bàng hoàng 😀

Cuốn sách “Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện” này ngắn, cỡ bé và chỉ khoảng 200 trang nhưng lượng kiến thức tổng quát trong đó cũng tương đối.

Các mục lớn ngoài bìa sách như:

  • Xác định tính logic của các quan điểm
  • Phân tích và đánh giá các lập luận
  • Giải quyết vấn đề một cách có hệ thống
  • Những sai lầm phổ biến về nhận thức? hay là Những sai lầm về nhận thức phổ biến? Mình không rõ do các dịch hay gì mà mình cảm giác cái đầu đúng hơn (cái đầu do mình viết, cái sau do sách dịch)
  • Kỹ năng ra quyết định hiệu quả
  • Nghệ thuật đặt câu hỏi.

Cũng phần nào nói lên được nội dung và quảng bá cho sách.

Sau khi đọc, mình hệ thống hóa quyển sách như này:

  1. Dạy về khoa học thần kinh và não bộ nói chung. Phần này tập trung vào việc bộ não có những chức năng gì, các lớp vỏ ra sao và hoạt động như thế nào?
  2. Ký ức và các ngộ nhận của ký ức. Phần này lý giải việc đôi khi những gì chúng ta thấy lại không hẳn là cái chúng ta thực sự thấy. Có thể coi việc não chúng ta tự thêu dệt các màu sắc, chi tiết xung quanh một câu chuyện, sự vật là rất bình thường. Và, tới khi mà não bộ cứ nhắc lại cái thông điệp cũng như sự kiện đó thì những cái thêu dệt kia lại dần trở thành sự thực vì nó xóa mờ đi ranh giới giữa thực tế nhìn thấy và ký ức thêu dệt. Điều này giải thích cho việc “Nếu một điều dối trá được lặp đi lặp lại thì nó sẽ thành sự thực” – như một tên độc tài nào đó đã dẫn.
  3. Thực tế
  4. Những lập luận và ngụy biện logic. Phần này viết không hay lắm. Thực tế các ví dụ minh họa không sắc bén và hơi giáo điều. Mình highly recommend những ai muốn tìm hiểu kỹ về Ngụy Biện có thể xem các bài viết trên trang này: https://www.facebook.com/nguybienVN Trang do một nhóm các giáo sư soạn và công bố, tuy gần đây không update nhưng kiến thức sâu, có ví dụ minh họa dễ hiểu. Nhóm nay viết đôi khi hơi có thiên kiến chính trị nhưng cũng vẫn ổn.
  5. Tiếp thị, truyền thông và những trò chơi trí tuệ khác. Phần này giải thích các chiêu trò của truyền thông quảng cáo và nhấn mạnh rằng chính những người làm truyền thông, quảng cáo là những kẻ tà đạo =)) (đùa thôi) và đã lôi kéo nhận thức của người mua hàng vào ma trận thông tin và đưa ra một sợi dây thòng lọng kéo khách hàng đi theo hướng của mình. Là một người làm về truyền thông và tiếp thị, mình thấy điều này có phần đung đúng. Quả thực, với thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay, nếu không có tư duy đúng đắn và kỹ năng phản biện vấn đề thì mình rất dễ bị lạc lối và lạc quẻ. Đó cũng là lý do tại sao mình nghĩ kỹ năng phản biện nên được chú trọng và đầu tư tìm hiểu. Thực ra phản biện không chỉ đơn thuần là phản đối, tranh biện với người khác mà chính là tự nhìn nhận xem ý thức, tư duy, kiến thức của mình đã đủ chưa, đã vững vàng khi đứng trước những luồng tin mỗi ngày ồ ập đến hay chưa?
  6. Thuyết âm mưu. Phần này lý giải tại sao con người hay tin vào thuyết âm mưu. Là bởi họ sợ một thực tế là mình đã làm sai, cũng có thể vì họ luôn cho rằng sẽ có một nhóm lợi ích nào đó được lợi từ một biến cố, hoặc xa hơn, để có được lợi nhuận đó thì nhóm lợi ích Tự gây ra biến cố..

Thông qua cuốn sách “Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện”, mình được dẫn dắt và phân tích những vấn đề mà trước nay mình cứ ngỡ nó là hiển nhiên. Mình cũng biết thêm được rằng, có những loại trí nhớ nào (ngắn hạn, dài hạn), hay như não có những chức năng thực sự là gì?

Chủ đề này thực sự rất hay, nếu có thời gian mình sẽ phân tích sâu hơn về những vấn đề mình đã gặp, từ đó vận dụng lý thuyết về khoa học thần kinh vào giải thích, biện luận cho các vấn đề mình vẫn thắc mắc.

Quả đúng như vậy, đôi khi Não chúng ta tự tạo ra các ký ức. Cụ thể là não mình tự tạo ra nhiều ký ức tới mức đôi khi mình không biết ký ức nào thực sự đúng, thực sự đã xảy ra.

Cuốn sách cũng chỉ ra rằng, nếu hai người cùng nói 1 câu chuyện thì kể cả ngay sau đó yêu cầu được kể lại thì mỗi người đều sẽ nói câu chuyện theo hướng khác nhau. Các hướng của câu chuyện sẽ được phát sinh, phát triển dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết, cảm tính, thiên kiến của người nói.

Một ví dụ dẫn dắt cũng rất thực tiễn là tại sao các cơ quan công an, điều tra như FBI lại đặt câu hỏi mang tính gợi mở hơn là câu hỏi Yes, No? Bởi vì nếu yes, no có nghĩa là đã đưa ra lối để não người cứ đưa thiên kiến vào đó. Chỉ đơn giản là không nên gieo rắc vào tâm tư của người bị thẩm vấn những thứ không cần thiết vì sẽ khiến não của họ đưa ra những phán đoán sai lầm và đưa ra câu trả lời sai so với thực tế. Ngược lại, đôi khi chính các luật sư lại hay hỏi các câu có tính chất gieo rắc như vậy chỉ bởi vì họ muốn lèo lái câu trả lời của bị can/bị cáo theo đúng ý họ. Nghe thật sự ma thuật, chỉ có điều cuốn sách hơi ngắn và nó phân tích cũng không sâu đoạn này nên cảm giác hơi cụt lủn chút xíu.

Cuốn sách “Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện” khá hay, mạch lạc và logic, tuy nhiên có vài đoạn cực kỳ đáng ghét đó chính là lỗi chính tả và lỗi sai đến khó chịu là sự kiện 11/9. Vâng, toàn bộ sự kiện 11/9 được nhắc tới rất nhiều nhưng không hiểu người dịch bị vấn đề gì mà toàn dịch là sự kiện 9/11 🙂

Hẳn luôn là 9/11 🙂

Ngoài những lỗi sai đó và vài chỗ hơi lý thuyết suông, diễn đạt có tý khó hiểu thì toàn bộ cuốn sách cũng ổn, đáng tiền và đáng đọc.

2. HIEN BUI review sách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện

Quyển sách này như giúp tôi mở mang thêm nhận thức mới với những vấn đề mà mình đã gặp phải nhưng được giải thích bằng khoa học. Như với cấu trúc của não, chúng ta có phản ứng với vấn đề khác nhau, như việc đánh lừa bản thân, hay hiện tượng “hồn lìa khỏi xác”

3. LINH review sách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện

Mình đánh giá sách 3.5 . Sách chủ yếu về những lỗi ngụy biện, lỗi sai khi tranh luận, từ đó chúng ta biết cách để tránh những lỗi đó và cần phải dùng tư duy logic và phản biện. Tuy nhiên sách chỉ nói về tính cấp thiết của tư duy phản biện mà không nói cụ thể sẽ tư duy như thế nào trong tình huống cụ thể. Mình khá buồn về điều này, nhưng mình hài lòng về những vấn đề họ nhắc tới. Cuốn sách khá hay cho người mới bắt đầu tìm hiểu về tư duy phản biện

4. VŨ MẠNH DUY review sách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện

Đây là một quyển sách hay về tư duy phản biện. Tư duy phản biện ko phải là cách tranh biện, hơn thua với người khác. Tư duy phản biện là cách phân tích và kiểm chứng tính đúng sai quan điểm, suy nghĩ của chính bản thân và người khác.

5. THANH HANH review sách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện

Sách ngắn gọn, nội dung hay. Tuy nhiên tiêu đề sách có hơi gây hiểu nhầm, nội dung không phải một cuốn sách selfhelp mà nói về cách phản ứng của não bộ với các sự kiện. Đọc thêm phân tích trong cuốn Tư duy có hệ thống, Não bộ kể gì về bạn…

III. Trích dẫn sách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện

Trích dẫn sách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện - Albert Rutherford

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Bạn cảm thấy mình như nạn nhân của một vấn đề quá đỗi “con người”: Chúng ta tin vào những thứ chúng ta muốn tin.

Mọi người thường tìm ra lý do khách quan khi mọi chuyện không được như ý thay vì tự kiểm điểm bản thân, hoặc tự thuyết phục rằng họ không thể tránh những sai lầm do mình tự gây ra.

Bản năng muốn làm hài lòng người khác của chúng ta cũng có nghĩa là chúng ta sẽ cố gắng tránh làm những thứ khiến họ cảm thấy tức giận hay buồn bã và chúng ta có thể tự thuyết phục mình giữ vững quan điểm kể cả khi nó không hợp lý.

Chúng ta không có máy thu hình gắn vào mắt. Não chúng ta chịu trách nhiệm xây dựng những ký ức, và do đó những ký ức không nhất thiết phải phản ánh thực tế. Thay vào đó, chúng bị ảnh hưởng bởi những đức tin và thiên kiến đã tồn tại từ trước, chính những yếu tố đó đã biến ký ức trở thành thực tế mà não chấp nhận.

Trích đoạn sách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện

Chương 1 – KHOA HỌC THẦN KINH VỀ NIỀM TIN VÀ SỰ HOÀN HẢO

Giả sử rằng bạn muốn có một chú chó, và mặc dù bạn cảm thấy giống nào cũng được, thì vẫn có một giống mà bạn rất thích. Giả sử giống chó mà bạn thích là giống Corgi. Bạn dừng lại ở một trại chó địa phương và ở đó có một vài con mà bạn thích, một trong số đó là giống Corgi. Rõ ràng bạn sẽ phải nghiên cứu những giống chó khác nhau đó. Bạn sẽ gõ gì lên Google? Bạn có thể tìm kiếm những cụm từ như “chó Pitbull rất nguy hiểm” hay “chó Jack Russell năng động”, trong khi đối với giống chó mà bạn thích thì bạn lại không đặt những câu hỏi tương tự. Thay vào đó, bạn gõ vào những thứ như là “chó Corgi có thân thiện với trẻ em không” hay “chó Corgi có dễ huấn luyện không”. Rõ ràng là những câu hỏi khác nhau này sẽ đưa ra cho bạn những câu trả lời khác nhau. Mặc dù giống gió Jack Russell hay giống Pitbull bạn vừa thấy trong trại chó có thể là giống chó phù hợp nhất với bạn – chó Pitbull nguy hiểm chỉ là một giả thiết, và chó sục Jack Russell vẫn có thể là giống chó tốt cho gia đình – nhưng những kết quả mà bạn tìm thấy sẽ tích cực đưa bạn tới kết luận vốn bạn đã định đưa ra: chó Corgi. Bạn đã nghiên cứu, nhưng não bạn lại lựa chọn những thông tin dựa trên thiên kiến mà bạn đã ngầm có. Bạn cảm thấy mình như nạn nhân của một vấn đề quá đỗi “con người”: chúng ta tin vào những thứ chúng ta muốn tin.

Đây không phải là một lựa chọn có ý thức. Não của chúng ta thường tạo ra những liên kết nơ-ron khiến chúng ta tin vào những thứ chúng ta muốn tin, bởi vì đây là những phản ứng thuộc về cảm xúc. Những phản ứng xúc cảm đã từng có ích khi con người phải chạy trốn khỏi những động vật ăn thịt, nhưng chúng lại có thể cản trở những suy nghĩ hợp lý trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu được việc này, chúng ta có thể giảm nhẹ ảnh hưởng của những thiên kiến cá nhân trong não chúng ta.

Não chúng ta hoạt động ở ba cấp độ: bộ “não người,” bộ “não linh trưởng,” và bộ “não bò sát”. Điều này được biết tới như là “mô hình bộ não ba trong một” và được phát triển bởi nhà khoa học thần kinh Paul MacLean. Theo như mô hình, ba “bộ não” này sẽ phản ứng với mỗi phần của bộ não (vỏ não, hệ viền, và hạch nền), và sẽ hoạt động ở mức độ tương ứng khi chúng ta dần phát triển. Bộ “não người”, hay tân vỏ não, phần tiến hóa muộn nhất trong quá trình tiến hóa, có thể bị điều khiển bởi những phần tiến hóa sớm hơn. Rất nhiều quá trình nhận thức của chúng ta, bao gồm những xúc cảm, thực sự xảy ra vô thức ở những phần não tiến hóa sớm hơn. Chúng được phát triển sớm trong quá trình tiến hóa bởi chúng giúp chúng ta đưa ra những quyết định nhanh, đây là điều rất quan trọng để sinh tồn khi chúng ta chưa phát triển được tư duy phức tạp. Ví dụ, nếu bạn ngửi thấy những hóa chất có mùi khó chịu, bạn đột nhiên sẽ không muốn ăn nó; điều này giúp bạn sống sót, và nó nhanh hơn, hiệu quả hơn việc đưa ra lý do tại sao bạn không nên hấp thụ những thứ bạn ngửi.

Bộ não bò sát là phần tiến hóa sớm nhất trong ba bộ não. Nó được điều khiển bởi hạch nền, bộ phận nằm ở trung tâm não bộ con người và được tìm thấy ở mọi động vật, bao gồm cả bò sát và các loài chim. Những học giả cho rằng bộ não của loài bò sát và những loài động vật tiến-hóa-giai-đoạn-đầu được cấu tạo phần lớn bởi bộ phận này. Do đó, có học thuyết cho rằng hạch nền là bộ phận phát triển đầu tiên. Hạch nền điều khiển những hành vi tự vệ, điều cần thiết cho sự sinh tồn của động vật. Những hành vi này bao gồm ăn uống, chống lại những mối nguy hại, chạy trốn những nguy hiểm không thể chống đỡ, và sinh sản. Đằng sau những hành vi này là những hoạt động cơ bản khác như tự vệ, bảo vệ gia đình, giao tiếp, vai trò xã hội và bảo vệ lãnh thổ hoặc tài sản. MacLean gọi những hành vi này là những “hành vi điển hình của loài”.

Mặc dù bộ não bò sát rõ ràng rất hữu dụng trong thế giới hoang dã, nó vẫn đem lại những lợi ích nhất định trong thế giới hiện đại. Mỗi lần chúng ta đối mặt với nguy hiểm, phản ứng “chiến đấu – thoát thân – đông cứng tạm thời” mà chúng ta gặp phải được điều khiển bởi chính bộ não bò sát. Nó cũng giúp chúng ta “đánh hơi” thấy hiểm nguy trước khi nó xảy ra; đây là cách con người có thể “cảm nhận” được một vụ đột nhập, một vụ cướp hay thậm chí là việc chạm trán một nhân vật nguy hiểm trước khi nó thực sự xảy ra. Nói ở một cấp độ cơ bản hơn, bộ phận này của não (hạch nền) là một phản ứng linh cảm về những cái quen thuộc so với những cái lạ lẫm. Đây chính là lý do tại sao một tình huống mới lạ có thể khiến chúng ta cảm thấy phấn khích và làm cho tim ta đập nhanh hơn, kể cả khi nó chỉ là một cuộc phiêu lưu thú vị và chẳng có gì nguy hiểm! Bộ não bò sát sẽ nghỉ ngơi khi ở xung quanh những thứ quen thuộc, nhưng khi đang ở một môi trường lạ lẫm, nó sẽ tiết ra adrenaline và một phản ứng cảnh giác tự động. Phản ứng này đứng sau những phản ứng mạnh mẽ như hồi tưởng và nỗi nhớ nhà. Những nhà quảng cáo thường đánh mạnh vào những cảm xúc này, và cố gắng gợi chúng ta nghĩ về những thứ quen thuộc để tạo ra sự liên kết và làm chúng ta thấy an tâm hơn về một sản phẩm.

Hiểu được bộ não bò sát là rất quan trọng, bởi vì đó là xuất phát điểm của những “linh cảm” mà mọi người thường nhắc đến. Mặc dù những bản năng này giúp chúng ta sống sót trong những tình huống nguy hiểm, chúng cũng có thể làm chúng ta nhầm tưởng rằng mình đang an toàn, trong khi thực chất đang ở trong một tình huống không hề quen thuộc.

Ví dụ, nếu bạn đang ở nước ngoài với nền văn hóa khác biệt và bạn không thể nói ngôn ngữ của họ, bộ não bò sát có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi mặc dù bạn không cần phải sợ. Nó có thể khiến bạn từ chối những ý tưởng không quen thuộc đơn giản chỉ vì nó mới mẻ đối với bạn. Bộ não bò sát là nguồn gốc của sự tiến hóa thành công của con người, nhưng nó cũng là nguồn gốc của nhiều hành động xấu xí nhất của nhân loại. Đó chính là lý do tại sao việc hiểu được khía cạnh này của cấu tạo thần kinh lại quan trọng đến thế.

Hoạt động của bộ não bò sát cũng liên quan đến điều kiện sống của chúng ta. Bạn có thể đã nghe về Tháp nhu cầu của Maslow. Học thuyết này được phát triển bởi Abraham Maslow và nó mô tả những nhu cầu cảm xúc của chúng ta dựa trên những tình huống trong cuộc sống. Chúng ta có những nhu cầu cơ bản như thức ăn và chỗ ở nhưng mọi người cũng cần thấy an toàn và được yêu thương. Cuối cùng khi các nhu cầu cảm xúc khác được đáp ứng, bạn sẽ hình thành lòng tự trọng, và sau này là thứ gọi là nhu cầu tự thể hiện bản thân. Nhu cầu tự thể hiện bản thân là giai đoạn khi chúng ta là phiên bản tốt nhất của chính mình, khi chúng ta được tự do khám phá tiềm năng của mình bởi vì chúng ta không có nhu cầu gì khác nữa. Cấu trúc thần kinh của chúng ta phần nào đã mô phỏng lại hệ thống tháp này, bởi những phần não có những nhu cầu cơ bản đã nhấn chìm những phần có “ít nhu cầu” hơn. Phần vỏ não, phần tiến hóa muộn nhất của não, quản lý nhu cầu tự thể hiện bản thân này. Hệ thống của Maslow không hề bất biến; bạn có thể ở trong vài thang nhu cầu cùng một lúc (ví dụ, bạn có thể đói nhưng vẫn yêu và cảm thấy được yêu thương). Nó chỉ phản ánh những thứ đang diễn ra trong đầu khi chúng ta cần một thứ gì đó.

Não bộ chúng ta được tạo ra để biết tránh những hình phạt và tuyên dương những phần thưởng. Điều này phát triển để chúng ta có thể học cách tránh những thứ gây hại tới mình – chúng ta cảm thấy tồi tệ khi bị phạt, nhưng não sẽ tiết ra nhiều dopamine khi chúng ta được trao thưởng. Dopamine là một chất hóa học làm chúng ta cảm thấy vui vẻ; phát triển khả năng chịu đựng nó cũng có thể dẫn tới những chứng nghiện. Phản ứng tiến hóa này kích thích quá trình suy nghĩ của chúng ta để có thể tránh bị phạt và cố gắng được thưởng, mặc dù đây có thể không phải là quyết định chính xác

……

Trên đây là các trích dẫn, trích đoạn trong sách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện – Albert Rutherford. Nếu các bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản nhé!

Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện - Albert Rutherford

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè!

Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!

5/5 - (9 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Trích dẫn sách Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc - OSHO

Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc – OSHO

"Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc" Bằng sự gần gũi và tình yêu, bằng cách cởi mở với nhiều người khác, bạn sẽ càng trở nên giàu có. Và nếu có thể sống trong tình yêu sâu sắc, trong tình bạn bền chặt, trong sự gần gũi thân thiết với nhiều người, tức là bạn đã có một cuộc sống đúng nghĩa. Và cho dù ở đâu, bạn đều học được cách sống và sống hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *