Thể Loại | Văn học – Tiểu thuyết |
Tác Giả | Vũ Trọng Phụng |
NXB | NXB Văn Học |
CTy Phát Hành | Trí Việt |
Số Trang | 236 |
Ngày Xuất Bản | 08-2018 |
Xem Giá Bán Trên | FAHASA T I K I SHOPEE |
I. Giới thiệu sách Lấy Nhau Vì Tình
Lấy nhau vì tình (1937) – Một cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội, mà hiện thực xã hội thì vẽ ra thật trung thành và sinh động, mà tâm lý nhân vật thì phân tích thật tinh vi và sâu sắc.
Trong những năm 30 của thế kỷ XX, thanh niên nam nữ mới tiếp thu văn hóa phương Tây, muốn thoát ly khỏi gia đình phong kiến, chống lại quyền cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, phần lớn cho rằng lấy nhau vì tình yêu mới là hợp lý, mới có hạnh phúc vợ chồng.
Tác phẩm “Lấy nhau vì tình” gồm có 3 phần chính: trong mỗi phần chia ra thành 6 chương, viết về cuộc tình duyên giữa đôi trai gái vốn đã biết nhau nhờ mối quan hệ cháu cô cháu cậu – thầy giáo Liêm và cô gái xinh đẹp tên Quỳnh làm nghề buôn bán.
Cái lối hôn nhân phong kiến, trước những thay đổi lớn của xã hội, đã làm sinh ra không ít bi kịch. Lên án nó và góp phần đào thải nó khỏi xã hội thì các nhà văn trong Tự lực văn đoàn đã làm thật mạnh và thành công không ít. Lên án nó và góp phần đào thải nó khỏi xã hội thì các nhà văn trong Tự lực văn đoàn chủ yếu là Nhất Linh và Khái Hưng, đã làm thật mạnh và thành công không ít. Nhưng trong không khí say sưa rất lãng mạn chủ nghĩa ấy, những người thuộc phái mới có ai đã bình tĩnh để sáng suốt mà tự hỏi: nhưng hôn nhân chỉ vì tình yêu thì có phải bao giờ cũng tốt đẹp, và cũng đem đến hạnh phúc cho gia đình cả không?
Không say sưa với không khí lãng mạn chủ nghĩa ấy, Vũ Trọng Phụng năm 1937, đã sáng suốt tự hỏi: nhưng hôn nhân chỉ vì tình yêu thì có phải bao giờ cũng tốt đẹp, và cũng đem đến hạnh phúc cho gia đình? Ông đã trả lời câu hỏi ấy bằng cuốn tiểu thuyết Lấy nhau vì tình.
Thông tin nhà văn Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tay là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Một số trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác phẩm Số đỏ và Giông Tố đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam.
Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì phong cách “tả chân” và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì “tội tổn thương phong hóa” (outrage aux bonnes moeurs). Về sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm xuất bản vì là “tác phẩm suy đồi” tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 và cả nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến tận cuối những năm 1980 mới được chính quyền cho lưu hành
Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường đăng trên tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không được chú ý nhiều.
Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, thì bắt đầu thu hút được sự quan tâm của độc giả.
Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.
Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.
II. Review sách Lấy Nhau Vì Tình
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Dưới đây là tổng hợp Review sách Lấy Nhau Vì Tình của nhà văn, nhà báo Vũ Trọng Phụng. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.
Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.
1. PHAM CHAU review sách Lấy Nhau Vì Tình
Cốt truyện siêu đơn giản: A và B yêu nhau, đính hôn. Gần đến ngày cưới, A thấy B liếc mắt đưa tình với đám zai choai choai nọ, A ghen. A và B cãi nhau. A và B nhận ra lỗi lầm. A và B làm hoà.
Tittle truyện là Lấy nhau vì tình, ồ quá đơn giản, thì đúng là A và B lấy nhau vì họ yêu nhau mà. Nhưng thực ra, có một câu trong truyện, đã khiến cho mình cảm thấy tác giả đặt tên truyện thật rất hợp lí chứ không đơn thuần như mình tưởng.
Yêu thích Vũ Trọng Phụng, nên khi mua Kindle là mình đọc truyện của ông luôn. Quá khâm phục vì lối viết và cách kể chuyện lôi cuốn, nội dung 4 dòng nhưng diễn biến tâm lí viết được hẳn 200 trang 😂😂, trước khi nói 1 câu 4 chữ “Em giận anh à” là phải có 4 chục trang suy nghĩ. Phải chăng chúng ta cũng nên thế nhỉ hihi
2. TRINH DINH TIEN review sách Lấy Nhau Vì Tình
Mấy truyện nhà văn Vũ Trọng Phụng viết thường viết theo mô típ ban đầu con người tốt, sau rồi hoàn cảnh xô đẩy con người tất thảy đều xấu không chừa một ai, trước càng sống triết lý bao nhiêu thì sau lại sống như lol bấy nhiêu. Lấy nhau vì tình cũng hơi hơi có mùi kiểu vậy nhưng Phụng tập trung rất nhiều vào việc anti “tiền dâm hậu thú” hay giờ gọi là xoạc trước cưới. Phụng cho rằng nếu “tiền dâm hậu thú” thì đàn ông sẽ nhìn người đàn bà với con mắt khinh bỉ “với mình được thì thằng khác cũng được”, nếu hết sự ham muốn thể xác, đàn ông sẽ coi đàn bà như rẻ rách. Còn nếu như “hậu dâm” thì lúc ấy cả hai người đều tôn trọng nhau về mặt tinh thần, không có cớ gì để mà khinh bỉ hay choảng nhau, từ đó sống hạnh phúc hơn.
Plot của truyện này là cuộc tình giữa Liêm – cậu tú dạy học và Quỳnh – hoa khôi phố Hàng Ngang. Hai bên môn đăng hậu đối được gia đình ưng thuận chuẩn bị cưới. Sau khoảng vài turn đi đêm ở cầu Long Biên về thì Liêm có gạ Quỳnh “tiền dâm”, Quỳnh ban đầu e thẹn sau cũng accept thành. Ngày rặm hỏi sắp đến thì Liêm có nghi kị Quỳnh không đoan chính bởi một bức thư Vô Danh rằng Quỳnh có tình từ với một người khác, từ ấy khinh bỉ và tìm cách trả thù. Quỳnh thì không biết điều ấy, nên cũng không biết phải thanh minh như thế nào, cuối cùng sau đêm chửi nhau cô quyết định đi tự tử hồ Tây. Trước khi suicide, cô để lại bức thư để thanh minh rằng lỗi không phải tại chồng mà là do nàng bạc mệnh. May sao khi nhảy hồ có người cứu đưa Quỳnh vào bệnh viện, Liêm bị một tơn xỉ và của bố mẹ và dư luận. Kết chuyện là mọi việc dần dần sáng tỏ, Liêm biết Quỳnh đoan chính, lai được ông cậu nói về triết lý của việc tiền dâm hậu thú nên nên đã hối hận, xin Quỳnh tha lỗi.
3. NGOC review sách Lấy Nhau Vì Tình
Câu chuyện có cốt truyện đơn giản và có lẽ cũng đã được khai thác nhiều trong các bộ phim hay ngôn tình khác. Đó là những vấn đề tưởng như ai cũng hiểu mà cũng không biết bao nhiêu người lặp lại.
Có bao nhiêu người yêu nhau tỉnh táo để mà dặn dò nhau thận trọng để gìn giữ tình yêu của mình?!
“Yêu tinh thần lấy nhau thì còn ghen ít, yêu vật chất rồi mới lấy nhau thì sự ghen tuông sẽ đẻ ra sự bỉ ổi, đáng xấu hổ”
Vật chất ở đây sẽ không chỉ là tiền bạc như cái nghĩa hẹp vẫn thường được nhắc đến.
“Lấy nhau vì tình, được lắm, nhưng đàn ông thì phải đứng đắn, phải biết kiềm chế lòng dục của mình, đừng có lợi dụng, mà đàn bà thì phải khôn ngoan, đừng có cả nể, đừng quá tin.”
“Anh muốn ngắt hoa hồng, vô ý gai nhọn sẽ đâm vào tay anh”
4. MAI LEO review sách Lấy Nhau Vì Tình
Phụ nữ Việt Nam luôn bị áp đặt một điều “trinh tiết dùng để đánh giá nhân phẩm” điều này cho đến hiện tại vẫn còn bị áp đặt. Quyển sách này rất đúng, đúng đêm mức tàn nhẫn vì người đời thường hay nghĩ: nó chim chuột với mình được thì sẽ chim chuột với người khác được.
Có những người phụ nữ họ không may mắn, họ bị xâm hại, bị chấn thương dẫn đến mang trinh bị rách hoặc đơn giản là sinh ra là đã không có! Thế nhưng có ai hiểu cho họ đâu, khi họ trao hết cả yêu thương cũng là lúc họ lấy lại ê chề, tuổi nhục.
Rất may mắn là quyển sách có một cái kết có hậu, không thì chắc mình cũng dằn vặt.
5. HẢI review sách Lấy Nhau Vì Tình
Tưởng như “Lấy nhau vì tình” chỉ đơn thuần là một cuốn tiểu thuyết ngắn diễm tình.
Tưởng như Vũ Trọng Phụng đã quên đi lối viết văn châm biếm sâu xa thường thấy.
Nhưng vừa đọc chậm, vừa ngẫm, thì vẫn thấy cái ẩn ý phê phán những thói hư, tật xấu đã chìm sâu trong tư tưởng của người Việt lâu nay, hiện ra rõ mồn một. Cuốn tiểu thuyết kết thúc đẹp, chỉ vì nó “may mắn” được thế, chứ với mạch truyện vậy, 9 đến 10 trường hợp, có thể ra kết thúc thảm sầu. Như thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
III. Trích dẫn sách Lấy Nhau Vì Tình
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Trích đoạn Phần Thứ Nhất – Lấy Nhau Vì Tình
Thỉnh thoảng, một vài chiếc xe hơi, phần nhiều là hình cánh cam, mở hết tốc lực chạy trên con đường Bờ Sông phăng phăng, đi trong thành phố mà như là trên những đường thiên lý của những nơi đồng quê vắng vẻ. Mỗi khi nghe thấy những tiếng còi dài nạt nộ, những chiếc xe tay đi từng hàng đôi một, trên có những cặp vợ chồng hoặc tình nhân người Tây phương, lại phải né tránh vào một bên đường.
Trời rất đẹp, vào một buổi chiều mùa thu.
Liêm giơ cổ tay lên xem đồng hồ: 6 giờ. Chàng đi đi lại lại trên thềm Viện Bảo Tàng của trường Bác cổ Viễn Đông, hưởng cái sung sướng của một thiếu niên đương đợi ở chốn hẹn hò với người yêu, và cũng sốt ruột ghê gớm, những khi thấy đợi đã lâu quá. Chàng tự nhủ: “Tuy nhiên, ta cũng chỉ mới đợi có 15 phút mà thôi”. Chợt dãy đèn bật lên sáng quắc một lượt. Liêm thấy thoáng qua cái hình ảnh một sợi chỉ có ánh sáng bắc ngang lưng chừng trời. Chàng được vui lòng vì nhận thấy rằng cái đồng hồ của mình rất đúng.
Đi đi lại lại mãi cũng thấy mỏi chân, chàng bèn ngồi vào bức tường thấp, bên cạnh con kỳ lân bằng đá. Trước mặt chàng là một cái vườn hoa tam giác, rồi đến con đường Bờ Sông với cái vẻ bát ngát của một phố rộng, mà bên trái là tòa nhà đồ sộ của sở Thương chính, và bên phải, dãy đê cao lù lù của hữu ngạn Hồng Hà. Liêm đăm đăm trông thẳng phía trước mặt, hồi hộp mỗi khi thấy một chiếc xe cao su trên có một thiếu nữ ngồi mà lại thẳng tiến đến phía mình, rất buồn bực một khi chiếc xe ấy chạy thẳng xuống “Bát- toa”. Bỗng chàng nghĩ ra được cách giết thời giờ: đọc thư của người yêu. Thành thử cái thư ấy lại bị moi trong ví ra, một cái thư mà Liêm đã làm nát nhầu vì đọc đã hàng mấy chục lần.
Anh Liêm yêu quý nhất đời của em.
Nhận được thư anh, em cảm động lắm, thật là một sự bất ngờ. Vâng, anh đã muốn em trở nên bạn trăm năm của anh, em xin nhận lời. Em còn cần gì hơn nữa? Sự thực, em cũng đã yêu vụng giấu thầm anh trong bao nhiêu lần! Bây giờ, được anh ngỏ ý ấy ra em sướng quá, thật hả lòng hả dạ. Vậy anh mau mau nói với bề trên thu xếp cho chúng ta.
Kính bút
Quỳnh
Cái thơ ấy tuy vắn tắt song cũng đủ ban được cho Liêm một cái hạnh phúc cực điểm. Thì ra Quỳnh cũng đã yêu vụng giấu thầm chàng trong bao nhiêu lần! Thế mà Liêm không biết đấy!
Xưa kia, Liêm vẫn không dám có tư tưởng chiếm lòng yêu của Quỳnh được một cách dễ dàng đến thế. Chàng vẫn có ý muốn hỏi Quỳnh làm vợ song vẫn sợ một sự từ chối nó khiến chàng sẽ phải bẽ bàng. Quỳnh có một số tiền vốn riêng khá to, có một cửa hàng đắt khách, thạo đường buôn bán… Liêm thấy mình không có tư cách “đào mỏ” một tí nào cả. Chàng thấy cái bằng tú tài triết học với cái địa vị gần như thất nghiệp của mình chưa đủ là những điều kiện để hỏi được người như Quỳnh, một thiếu nữ đã được một số người tặng cho cái mỹ hiệu là hoa khôi phố Hàng Gai. Liêm vẫn tưởng cái lý tưởng trong óc một hạng phụ nữ như Quỳnh là lấy một người chồng có học thức đã đành, nhưng lại phải có tiền, và có địa vị chắc chắn nữa. Vậy mà, với mảnh bằng tú tài triết học, Liêm chỉ trở nên là một giáo sư tầm thường của một trường tư thục tuy đông học trò nhưng cũng đông cả thầy giáo nữa, một nơi tập trung đủ những thứ văn bằng choáng lộn của những người mà danh tiếng đã to; Liêm kiếm được một chân mỗi tháng dạy học: 20 giờ! Nghĩa là mỗi tháng Liêm được ba chục bạc lương, ấy là đã phải len lỏi, vận động mãi!
Cho nên, mãi đến bây giờ chàng cũng vẫn còn thấy cái sung sướng nguyên lành như vào lần đầu, khi chàng tự nhủ: “À! Ra Quỳnh cũng yêu ta đã lâu!” Nhưng trò đời cái gì thái quá cũng hóa nhàm, cho dẫu là cái sung sướng. Đến bây giờ, ý nghĩa tự hào ấy sinh thành ra một tính của lòng người: tính tự ái. Liêm bỗng thấy sự Quỳnh yêu vụng giấu thầm mình chỉ là một sự rất thường mà thôi. Chàng thấy mình to lắm: có học thức, có nhân cách cao, có chức nghiệp, đủ cả! Chàng chép miệng lầm bầm cãi cọ với hạnh phúc sắp tàn trong lòng: “Ừ, thì cũng đến lấy mình là cùng, chứ còn muốn lấy Giời nữa hay sao?”.
Liêm lôi ví ra, cất thư vào ví, bỏ ví vào túi áo. Chàng đứng lên nhìn thẳng phía trước mặt, rất cảm động khi thấy một chiếc xe trên có Quỳnh. Chàng vội chạy đến như sửa soạn đón tiếp.
Quỳnh trả tiền xe, xuống xe, sợ hãi nom hết phía trước đến phía sau, Liêm sung sướng vô cùng, khi chàng được yên trí rằng người yêu của mình có thể gọi là đẹp lắm. Đẹp lắm, thật thế! Y phục của Quỳnh bữa nay sang trọng một cách đứng đắn phấn sáp đã kín đáo, trong dáng người, trong giọng nói, lại có một vẻ thanh tao…
– Em xin lỗi anh, để anh phải đợi lâu quá.
Câu nói ấy, Liêm nghe như một điệu âm nhạc, tiếng Em, tiếng Anh ở cái mồm xinh đẹp ấy có một thế lực cảm người như một danh từ lọc lõi trong câu thơ hay. Liêm không hiểu rằng đó chỉ là vì lần đầu trong đời những chàng được một người đàn bà nói một câu dịu dàng có tình tứ với mình. Chàng tươi cười đỡ lời:
– Không, anh cũng chỉ mới phải đợi nửa giờ. Sao lâu thế, em?
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
– À, em đi ra đầu phố, chẳng may gặp một người bạn cũ cứ đứng nói chuyện phiếm mãi, rứt không ra…
– Thì sao không đi xe ngay từ nhà có hơn không?
Quỳnh nghiêng mình nhìn Liêm, mỉm cười:
– Sợ cô em nghe thấy mặc cả xe đi đâu, và sợ phu xe nó biết nhà mình.
À, à! Kể ra em cũng tinh đấy!
– Anh ơi, đi chơi đường nào bây giờ?
– Em muốn đi đường nào? Rẽ qua nhà Hát Tây đi về phía trường Cao Đẳng hay là đi thẳng xuống gần Lò Lợn, đằng nào cũng được.
– Để đi con đường Bờ Sông có lẽ vắng người hơn.
– Phải đấy.
Hai người rẽ về phía hữu. Lúc ấy trời đã tối hẳn. Trên mặt đường vắng vẻ, chỉ thỉnh thoảng mới có một chiếc xe hơi đi rất nhanh. Tuy cũng có loáng thoáng khách bộ hành xong phần nhiều là dân quê, phu phen, hàng rong tan chợ chiều, những người ở một giai cấp khác, không có hại gì đến cuộc tình vụng trộm ấy. Tuy vậy, Quỳnh cũng vờ cầm khăn tay lau má để che mặt, mỗi khi có người tò mò muốn nhìn mặt nàng. Mà người nào cũng tò mò như người nào!
– Anh ạ, nhỡ ai trông thấy thì chết!
– Ở đây còn có ai quen thuộc đi qua mà sợ!
Tuy Liêm đã nói thế, thỉnh thoảng Quỳnh cũng vẫn nhìn lại phía sau lưng. Đến quãng đường vắng lắm, Liêm đi sát vào người Quỳnh. Tay chàng nắm bàn tay người yêu, chàng thấy bồi hồi một cách lạ, không hiểu sao chỉ mới cầm tay của Quỳnh thôi mà cũng đã sung sướng đến như thế. Chàng như lại trông thấy rõ trước mặt cái bàn tay trắng nõn có năm ngón búp măng thuôn thuôn, cái bàn tay chàng đã nhìn kỹ nhiều lần, những khi chàng phải nói chuyện công việc gì nhưng mà vì thẹn nên không dám nhìn thẳng vào mặt Quỳnh. Chàng tự nhủ: “Người đẹp ấy bây giờ đã ở trong tay ta!”. Rồi chàng hưởng cả cái sự kiêu ngạo của cái ý nghĩ ấy.
Có lẽ ngượng ngập, tự nhiên Quỳnh rút tay ra, nhìn lên nói tiếp:
– Ồ! Vai anh cao hơn vai em gần một ngón tay!
– Cố nhiên! Em mới có hai mươi hai, anh đã hai mươi bảy.
Trước khi ra đi Liêm đã tưởng rằng sẽ có thể trút ra ngôn ngữ tất cả bao nhiêu tình cảm và cảm giác mạnh mà chàng đã sống qua, từ khi bắt đầu yêu Quỳnh, lúc quả quyết viết thư, lúc quả quyết đưa thư, nỗi lo sợ ghê gớm trong mấy ngày đợi tin, bao nhiêu hạnh phúc khi được Quỳnh phúc đáp. Liêm đã tưởng dễ thường vài giờ cùng đi đôi với nhau không thể đủ cho chàng nói chuyện, ấy thế mà bây giờ, chàng chẳng biết nói gì cả thì có lạ không? Chỉ nói những câu không đâu vào đâu cả. Nghĩ vậy, Liêm lẳng lặng tìm tòi… Lúc ấy hai người đi đến chỗ có con đường rẽ xuống bến tàu thủy. Chợt Liêm hỏi:
– Này Quỳnh nhỉ, em yêu anh từ bao giờ?
– Từ khi gặp anh lần đầu em đem lòng yêu ngay! Nghĩa là ngót một năm nay rồi.
Ngạc nhiên quá, Liêm dừng hẳn lại:
– Thế à! Sao anh không biết? Sao em không lộ một tí gì cả, trong ngót một năm nay? Sao em kín thế?
Quỳnh phì cười:
– Đàn bà ai lại như đàn ông!
– Thế em có biết anh yêu em độ bao nhiêu lần rồi không?
– Độ hai tháng nay là cùng chứ gì!
– Ồ! Đúng đấy! Sao em biết rõ thế?
– Em biết từ ngày thấy anh có ý ghen với mấy chàng công tử khi anh trông thấy dáng điệu lố bịch của họ, và nghe thấy những lời họ. Chọc ghẹo em. Bữa ấy anh buồn bã lắm, chả buồn chuyện trò gì với cô, chú em cả.
– Đúng lắm, em ý tứ lắm, thông minh lắm.
– Này, chết, từ khi anh nhận được thư em, anh cứ đến luôn, như thế lộ lắm đấy! Cô em bắt đầu nghi rồi đấy. Anh không cẩn thận thì hỏng.
– Việc quái gì! Mợ ấy là người hiền lành. Vả, biết thì làm gì? Thì chúng ta cũng đến lấy nhau thì thôi chứ sao?
– Không được! Anh phải giữ tiếng cho em chứ! Một đằng là cháu cô, một đằng là cháu cậu, không họ hàng gì với nhau cả, mà lại cứ hay nói chuyện với nhau thế, thiên hạ họ nói… Nhất là lúc cô chú em ở trong nhà thì anh lại càng không nên đứng lại ở cửa hàng. Từ nay trở đi, xin anh có ý tứ hơn nữa, chỉ nên nói với em những lúc trước mặt cậu mợ em mà thôi.
Liêm phì cười:
– Thế thì còn nói được câu gì nữa.
– Anh Liêm, bao giờ anh mới thưa chuyện với thầy đẻ…?
– Anh muốn nói lót với cậu mợ anh trước đã.
Đó là Liêm nói dối. Sự thực, chàng đã tỏ tâm sự mình cho cha mẹ biết đã ba hôm nay rồi. Phụ thân của Liêm, một cụ phán già sắp hưu trí, vốn là người hiền lành, dễ dàng, thế nào cũng xong. Liêm là con giai thứ, vì đỗ tú tài nên càng được cụ quý mến lắm; vì cụ cho rằng người con cả, một người chỉ mở cửa hàng mũ, là tầm thường lắm, không để tiếng thơm cho gia đình như Liêm. Liêm nói xong, bố gật đầu liền. Nhưng mẹ Liêm nghĩ khác.
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè! |
Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!