Dám Hạnh Phúc – Kishimi Ichiro và Koga Fumitake

Dám Hạnh Phúc - Kishimi Ichiro và Koga Fumitake

Thể Loại Văn Học – Tiểu Thuyết
Tác Giả Kishimi IchiroKoga Fumitake
NXB NXB Dân Trí
CTy Phát Hành Nhã Nam
Số Trang 299
Ngày Xuất Bản 01 – 2019
Xem Giá Bán Trên FAHASA T I K I SHOPEE

I. Giới thiệu sách Dám Hạnh Phúc

“Dám Hạnh Phúc” đây là phần tiếp theo của cuốn sách bán chạy mà có thể mọi người đã từng nghe đến “Dám Bị Ghét”.

Được xây dựng theo hình thức đối thoại, vấn đáp, Dám hạnh phúc mang đến sự mới mẻ và gần gũi hơn, vì trong cuộc tranh luận giữa hai nhân vật, độc giả như nhân vật thứ ba lặng lẽ theo dõi và suy ngẫm câu chuyện. Độc giả một khi bị cuốn theo mạch tranh luận giữa triết gia và anh thanh niên có lúc sẽ gật gù vì những quan điểm được đưa ra, hay cau mày khi không hiểu khái niệm mới nào đó, hoặc bối rối không biết đứng về phía người nào vì lý lẽ của ai nghe cũng thật hợp lý!

Nội dung Dám Hạnh Phúc

Dám bị ghét” đưa độc giả trải qua năm phần chính, tương đương với năm quan điểm của Adler về cuộc sống. Trong mỗi quan điểm lớn bao hàm các luận điểm nhỏ dần dần được làm rõ bởi sự dẫn dắt của triết gia và phản biện bởi anh thanh niên. Từ việc giải thích mối quan hệ giữa tâm lý học Adler và tôn giáo, triết gia và anh thanh niên đi đến kết luận về mục tiêu và kim chỉ nam của giáo dục, phản ánh sự lầm tưởng của nhiều người về quá khứ và đưa ra quan điểm mới về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.

Trong Dám Hạnh Phúc, cũng từ chủ đề giáo dục, tâm lý học Adler phủ định mạnh mẽ “thưởng phạt”, làm rõ năm giai đoạn của hành động quậy phá, chỉ ra căn bệnh tập thể và khuyến khích mọi người hãy tự lựa chọn cuộc đời. Đi đến nửa sau của tác phẩm Dám Hạnh Phúc, người đọc phải ngẫm nghĩ nhiều hơn về quan hệ giữa người với người. “Hãy cho đi nếu không sẽ không được nhận lại”, những mối quan hệ trong cuộc sống là bắt nguồn của niềm vui lẫn bất hạnh. Tin tưởng và tín dụng là gì, chúng ta nên tín dụng trước hay tin tưởng trước?

Thông tin tác giả

Tác giả Kishimi Ichiro

Tác giả Kishimi Ichiro

Kishimi Ichiro là một nhà triết học, nhà giáo dục trẻ em và nghiên cứu chuyên sâu về tâm lý học Adlerian. Ông được cấp chứng nhận chuyên gia tư vấn tâm lý ở các phòng khám tâm thần bởi Hiệp hội Tâm lý học Adlerian. Từ rất nhỏ, khi còn học trung học, Kishimi Ichiro đã đam mê nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ, đặc biệt chú ý đến trường phái triết học Platonic. Đồng thời ông cũng chú trọng nghiên cứu tâm lý học của “một trong ba người khổng lồ của tâm lý học hiện đại” – Alfred Adler.

Triết gia Kishimi Ichiro tích cực nói và viết về đề tài tâm lý học Adlerian. Ông cũng là người tiên phong dịch những tác phẩm tâm lý học nổi tiếng của nhà tâm lý học Adler ra tiếng Nhật. Tiêu biểu như: Kojin Shinrigaku Kogi (Khoa học về cuộc sống) và Hito wa Naze Shinkeisho ni Naru no ka (Vấn đề về bệnh thần kinh). Ngoài ra, ông cũng viết cuốn sách Adora Shinrigaku Nyumon (Giới thiệu đến Tâm lý học Adlerian). Và ông cũng là đồng tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng khác.

Hiện nay, ngài Kishimi Ichiro đang làm công việc giảng dạy tâm lý giáo dục và tâm lý học lâm sàng tại Trường Đông y Meiji ở Suita, Osaka. Ông cũng có phòng khám tâm lý riêng tại Kameoka, Kyoto.

Tác giả Koga Fumitake

Tác giả Koga Fumitake

Koga Fumitake (sinh năm 1973) là một tác giả nổi tiếng, nhà văn chuyên nghiệp đạt được rất nhiều giải thưởng lớn trong sự nghiệp. Ông đã phát hành nhiều tác phẩm bán chạy nhất liên quan đến kinh doanh và giả tưởng nói chung. Ông bén duyên với tâm lý học Adlerian ở tuổi đôi mươi, và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những ý tưởng thách thức trí tuệ thông thường của nó.

Ông dành nhiều thời gian viếng thăm, học hỏi, trao đổi với Kishimi Ichiro ở Kyoto. Từ đó ông bị ảnh hưởng sâu sắc bởi trường phái triết học Hy Lạp cổ điển, cũng như những thách thức của tâm lý học Adler. Koga Fumitake kết hợp cùng Kishimi Ichiro để viết nên nhiều cuốn sách tâm lý học nổi tiếng hàng đầu tại châu Á.

II. Review sách Dám Hạnh Phúc

Review sách Dám Hạnh Phúc - Kishimi Ichiro và Koga Fumitake

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Dưới đây là tổng hợp Review sách Dám Hạnh Phúc của tác giả Kishimi Ichiro và Koga Fumitake. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.

Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.

1. T.A review sách Dám Hạnh Phúc

Một quyển sách rất hay ạ. Cuốn sách về triết học, tâm lý học nên đọc một lần không đủ hiểu hết. Đọc nhiều lần, ngộ ra từng bước một, bạn sẽ biết cách chủ động sống, tìm thấy nhiều lời giải đáp cho những thắc mắc, đau khổ, rối rắm và phức tạp của mối quan hệ giữa người với người trong xã hội Cảm nhận về cuốn sách này: Sẽ dành cho người làm công tác giáo dục trong nhà trường sẽ thích hợp hơn. So với cuốn Dám bị ghét, cuốn Dám Hạnh Phúc này vẫn chưa có được độ sâu nhất định về việc tôn trọng người khác ( regard for other).

Tác giả có thể đề cập đến Self-regard ( lòng tự tôn) để làm rõ quan điểm của chính anh chàng và giúp anh chàng nhận ra được để không tranh luận dài nhưng không hề có chốt lại được. Vì anh chàng đó cứ thắc mắc là tôn trọng người khác để làm gì. Nếu làm rõ thêm 2 vấn đề khác như: Self-Awareness ( tự nhận thức) và awareness for other ( nhận thức người khác) thì cuốn sách này sẽ tốt hơn.

2. MÍA review sách Dám Hạnh Phúc

Là phần tiếp theo và phát triển lên từ cuốn “Dám bị ghét”, nửa đầu cuốn sách nêu những luận điểm về giáo dục, từ đó bàn rộng hơn tới sự kết nối giữa người với người ở nửa sau. Theo tác giả, tư tưởng Adler cho rằng con người chỉ thực sự trưởng thành khi dám chủ động yêu thương một ai đó.

Mình thích cuốn này hơn nhưng cũng tin là nội dung của nó khó được chấp nhận hơn. Chúng ta giống như chàng thanh niên trong trang sách, khó lòng có thể nắm bắt và thực hành hạnh phúc theo như những lời của vị Triết gia.

Nếu “Dám bị ghét” như một chỉ dẫn rõ ràng và dễ thực hành – chỉ cần có can đảm – thì “Dám hạnh phúc” là chỉ dẫn đòi hỏi rất nhiều can đảm: dám bỏ đi cái tôi, chủ động yêu thương và tin tưởng mà không mong đợi kết quả.

Những lời này có thể làm bạn tặc lưỡi “chà! Thế thì cũng nhiều người nói rồi chứ đâu có gì mới!” nhưng khi đi vào những phân tích trong cuộc đối thoại, bạn sẽ hiểu sâu hơn về tâm lý con người nói chung và có thể nhìn lại chính bản thân mình.

Điều khó nhất trong tình yêu là làm sao để duy trì nó từ cả hai phía. Giả như một người hiểu và thực hành theo tư tưởng Adler mà người còn lại chưa hiểu và hành động được như vậy thì cũng không có gì đảm bảo được hạnh phúc… ơ! Nhưng nếu lập luận quẩn quanh như thế thì lại chưa hiểu và chưa “Dám hạnh phúc” thì phải. Vì thế triết gia mới nói “nếu chỉ biết đến Adler, đồng ý với quan điểm của ông, chấp nhận quan điểm của ông thôi thì cuộc đời sẽ không thay đổi”. Bởi vì mỗi ngày bình thường đều là thử thách. Thử thách là can đảm bước tiếp, can đảm yêu và tin tưởng qua từng ngày bình thường ấy.

Mình thích cuốn này hơn bởi vì nó đặt cho mình nhiều câu hỏi hơn, làm mình phải băn khoăn hơn. Cảm giác gấp cuốn sách này lại cũng giống như vừa bước ra từ căn phòng của vị triết gia trong cuốn sách và phải quay về thực tại. Chính mình cũng bối rối về những trang cuối cùng và tự hỏi bản thân có thể can đảm được như vậy hay không. Nhưng mình vẫn thích tác phẩm này, vì những gì khiến mình trăn trở sẽ làm mình nhớ lâu hơn và khôn ngoan hơn.

Theo lý thuyết về phân công nhiệm vụ của Adler thì mình chỉ thực hiện việc review sơ lược kèm đôi dòng cảm xúc về tác phẩm, còn đọc nó hay không và đọc xong có thích nó hay không lại là phần của bạn 😷 Nếu bạn có đọc nó rồi băn khoăn trăn trở thì ta có thể cùng thảo luận, bởi vì vị Triết gia có nói ông sẽ không gặp lại chúng ta nữa và hi vọng tư tưởng của Adler sẽ được hậu thế phát triển thêm.

Nghe thì to tát, nhưng tựu chung lại thì triết học Adler là triết học về những điều bình thường, về cách để chúng ta chấp nhận sự bình thường của chính mình, yêu thương chính mình và trân trọng từng ngày được sống.

3. NAM NH review sách Dám Hạnh Phúc

Đây là cuốn sách thứ 5 và có lẽ nên là cuốn sách cuối cùng trong chuỗi sách giúp mình vượt qua sóng gió. Từ ngày mai, mình sẽ chuyển sang thể loại khác, vượt ra khỏi những suy nghĩ phàm tục vướng mình bấy lâu nay.

Ngày xưa lúc được giới thiệu 2 cuốn sách của tác giả (Dám Bị Ghét và Dám Hạnh Phúc), mình đã cứ cố chấp rằng muốn đọc Dám Hạnh Phúc trước vì hợp thời thế hơn, nhưng may mà bạn mình đã ngăn cản. Bởi nếu chưa đọc Dám Bị Ghét thì khó mà bắt kịp được những câu chuyện và tư tưởng trong Dám Hạnh Phúc.

Thú thật thì khi đọc xong Dám Hạnh Phúc thì mình vẫn chưa cảm nhận được nhiều lắm giống như những gì mình nhận được từ Dám Bị Ghét. Không biết có phải mình chưa đủ thấu hiểu những tư tưởng của Adler hay không. Chắc chắn sau này sẽ đọc lại một lần nữa.

Nhưng mà đọc xong vẫn ngộ được nhiều điều có ý nghĩa, thấy thêm được chút bình an và sự tự do trong tâm trí.

4. HUY NGUYEN review sách Dám Hạnh Phúc

Tự lập không phải là vấn đề về hành động, mà là vấn đề về lối sống, về thái độ đối với cuộc đời. Là phải thoát khỏi “bản tính ích kỉ”. Chính vì thế mà “cảm thức cộng đồng” không được dịch là “community feeling” mà lại là “social interest”, nghĩa là quan tâm tới xã hội, quan tâm tới người khác. Chúng ta là loài sinh vật sống đồng cảm, dù là trẻ con hay người lớn thì luôn giữ bản tính “coi mình là trung tâm của xã hội” bằng sự đáng thương yếu đuối, lợi dụng sự quan tâm, lòng trắc ẩn của người khác. Phải thu hút được sự chú ý của người khác như một sự sống còn, cho dù có là cách nào đi nữa. Nếu như không bỏ đi được sự ích kỉ muốn hướng mọi sự quan tâm về bản thân, từ đó không thẻ thoát khỏi cái vòng an toàn của sự thoải mái bằng cách phải để người khác chịu trách nhiệm cho mọi thứ của mình, thì chẳng bao giờ có thể tự lập được, vi vẫn phải dựa dẫm vào người khác.

Thật đúng nếu như nói chúng ta chưa thể tự lập nếu chưa yêu ai đó. Vì khi phải đứng trước thử thách của việc “xây dựng hạnh phúc của chúng ta” chứ không phải đơn gian chỉ là của “tôi” hay của “anh ấy”, “cô ấy”, có lẽ đó mới chính là lúc mà chúng ta thật sự can đảm để chia tay với lối sống được quan tâm dựa dẫm thủa nhỏ, mà trở thành một con người tự lập thực sự.

Suy cho cùng thì mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ quan hệ giữa con người, nhưng cũng có thế nói ngược lại, rằng mọi niềm vui cũng đều xuất phát từ đó. Tuy nó có hơi khó khăn hơn một chút. Phải cần rất nhiều can đảm và sự khôn ngoan. Đó chính là cái gọi là “triết học” muốn gửi gắm tới con người. Hiểu biết của con người còn rất nhiều thiếu sót; giống như cầm một sợi dây thừng đi trong bóng tối, chẳng ai biết phía cuối con đường là điều gì. Nhưng đó mới chính là sự thú vị. Rằng suy nghĩ, hành động và sự khôn ngoan của con người, mới chính là chìa khoá quyết định mọi thứ. Cuộc sống, nó không một màu và rập khuôn đến mức áp dụng một vài công thức toán học đơn giản là giải xong được. Adler cũng chẳng phải ngoại lệ. Vì vậy nên ai cũng phải tục nỗ lực kiếm tìm. Tiếp tục hành động. Tiếp tục tin tưởng.

Vị triết gia thật lỗi lạc, nhưng lý lẽ của chàng thanh niên cũng không hoàn toàn sai. Nó vẫn là một cái gì đó lý tưởng và thật hoàn hảo, nhưng thực tế cuộc đời thì lại không như vậy. Đầy rẫy những tạp âm, những cám dỗ. “Thế giới đơn giản, đời người cũng vậy”, nhưng để giữ cho nó đơn giản thì lại là một câu chuyện đầy thử thách. Bởi ngoài kia chẳng ai đủ can đảm để sống thật đơn giản. Bản thân chàng thanh niên đã mất một quãng thời gian rất lâu để có thể nghiền ngẫm và thực sự hiểu được. Vậy nên dù lý lẽ của triết gia có sắc sảo như thế nào, nó vẫn sẽ là lý tưởng, viển vông không thể trở thành sự thực tiễn vững chắc nếu như không có người dám thực hiện nó. Chúng ta không thể can thiệp vào thế giới quan của người khác, nhưng có thể đặt niềm tin vào họ. Bằng sự tôn trọng. Bằng sự dũng cảm dám bị ghét. Và mong muốn dám hạnh phúc.

5. NHAT NGUYEN review sách Dám Hạnh Phúc

Tiếp nối cuốn đầu tiên cùng tác giả, “Dám bị ghét”. Phần này đi sâu hơn tư tưởng của Adler về ý niệm cảm thức cộng đồng, nên phù hợp hơn với ai có nền tảng tâm lý học cá thể – hay chính xác là theo trường phái Adlerian. Bạn đọc nên đọc phần trước để theo kịp mạch nội dung.

6. ÁNH DƯƠNG review sách Dám Hạnh Phúc

Đây là cuốn phần 2 của Dám Bị Ghét, nó tiếp nối những ý còn chưa nói hết của Dám bị ghét. Nếu như đọc phần 1 có một số phần mình băn khoăn không hiểu tại sao những bài học hay triết lý đó có thể áp dụng vào cuộc sống thực tại thì phần 2 chính là câu trả lời. Những rắc rối mình có thể gặp khi áp dụng những bài học trong p1 cũng chính là những gì anh thanh niên gặp phải, cũng chính vì đi cùng mạch nói chuyện của anh thanh niên và triết gia, cuốn sách rất dễ đọc, đồng cảm và tiếp thu.

Nếu Dám bị ghét thiên về lý thuyết, triết lý thì Dám hạnh phúc sẽ đưa ra một số bài học cụ thể hơn. Tuy thế, cuốn sách này theo mình vẫn hơi khó thấm ngay được, những bài học mà nó đưa ra vẫn cần ngẫm lâu và đọc lại nhiều lần. Về hình thức rất ổn, giấy và chữ đều đẹp, dễ nhìn. Nếu bạn đã đọc Dám bị ghét, muốn hiểu trọn vẹn hơn tâm lý học Adler và muốn thực sự hạnh phúc Dám hạnh phúc có thể giúp bạn. !

7. BÌNH review sách Dám Hạnh Phúc

Dám hạnh phúc, cuốn sách tiếp nối của Dám bị ghét. Vẫn là những cuộc đối thoại của chàng thanh niên và triết gia như trước, như chàng thanh niên và triết gia đã nói, cuốn sách là những lý giải sâu sắc hơn về triết học Adler, là cách triết gia giải thích cho chàng thanh niên về những vấn đề anh chưa rõ, và là định hướng giúp anh quyết định tiếp tục đi theo hay từ bỏ quan điểm triết học và lối sống theo Adler. Cuốn sách cũng đưa ra những nhận định vì sao nhiều người đã từ bỏ Adler cũng như sự tương đồng trong triết học của ông với tâm lý học. Vì là sách triết học nên có thể đọc một lần chưa ngấm, bạn sẽ cần thời gian để suy ngẫm, cũng như giọng văn hay lối kể chuyện cũng không thể coi là sâu sắc được. Cũng như rất nhiều quan điểm khoa học khác, có thể bị thuyết phục hay không là do bạn, giống như trong cuốn định lý cuối cùng của Fermat đã nói, ngoài toán học, các môn khoa học khác thực ra đều mang tính tương đối. Hình thức sách đẹp, gọn gàng, format sáng sủa. Vẫn là một cuốn sách để bạn có thể tham khảo, để biết thêm một chút về tư tưởng về con người và xã hội, hình thái cuộc sống.

8. TRẦN THÔNG review sách Dám Hạnh Phúc

“Dám hạnh phúc” – một quyển sách cho thấy cách suy nghĩ và sức sống mới táo bạo, giúp bạn buông bỏ những xiềng xích của chấn thương trong quá khứ và những kỳ vọng của người khác, và sử dụng sự tự do này để tạo ra cuộc sống mà bạn thực sự mong muốn. Cuốn sách chỉ ra rằng mọi người đều bình đẳng nhưng không ai giống nhau cả. Thay vào đó, chúng ta cần xây dựng các mối quan hệ theo chiều ngang – xem mọi mối quan hệ xung quanh được xây dựng tương đương nhau – nghĩa là tôi không tốt hơn hoặc kém hơn người khác. Chúng ta đều ngang bằng nhau trong cuộc sống này nên tôi có quyền hạnh phúc theo cách của riêng tôi.

Đây là một quyển sách thực sự thay đổi cuộc sống trong sức mạnh tâm lý của mỗi người và có thể áp dụng phổ biến khi chúng ta tin tưởng. Ichiro Kishimi và Fumitake Koga một lần nữa chắt lọc trí tuệ của họ vào những lời khuyên đơn giản nhưng sâu sắc để cho chúng ta thấy chúng ta cũng có thể sử dụng lý thuyết tâm lý của thế kỷ XX để tìm thấy hạnh phúc thực sự. “Dám hạnh phúc” sẽ thắp lên một ngọn đuốc với sức mạnh chiếu sáng cuộc sống của bạn và làm bừng sáng thế giới như bạn hằng mơ ước. Đây chính là chuyến hành trình khám phá sự can đảm để chọn lựa hạnh phúc đích thực cho mọi người.

III. Trích dẫn sách Dám Hạnh Phúc

Trích dẫn sách Dám Hạnh Phúc - Kishimi Ichiro và Koga Fumitake

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Những trích dẫn hay trong Dám Hạnh Phúc

Chỉ dâng hiến thời gian cho công việc, chúng ta sẽ không có hạnh phúc.

Khi cậu quyết tâm yêu ai đó, cậu mới đạt được sự tự lập thật sự. Bởi vì chúng ta trở thành người lớn nhờ yêu thương người khác.

Chúng ta cần giữ cho tâm hồn phong phú và trao cho người khác những tích lũy đó. Không phải đợi người khác tôn trọng mà bản thân phải tôn trọng, tin tưởng trước,… Không được trở thành người có tâm hồn nghèo nàn.

Đối với con người, thử thách và sự quyết đoán không chỉ xuất hiện trong những sự kiện tượng trưng của cuộc đời như thi cử, xin việc, kết hôn. Những ngày chẳng có gì đặc biệt chính là thử thách, những ngày bình thường “ngay tại đây, vào lúc này” đòi hỏi quyết đoán lớn. Những người lảng tránh thử thách đó sẽ không giành được hạnh phúc thực sự.

Sự ra đời của xã hội, cũng là sự ra đời của “phiền muộn”. Trong xã hội, chúng ta bị đẩy vào nhiều phiền muộn như xung đột, cạnh tranh, ghen tị, cô độc, rồi cả phức cảm tự ti. Tiếng chuông bất hòa vang lên giữa “tôi” và người khác. Không thể trở lại những ngày bình yên, được bao bọc trong nước ối ấm áp nữa. Chỉ còn cách sống trong xã hội con người phiền nhiễu.

Con người có lẽ là sinh vật duy nhất trưởng thành về mặt thể chất chậm hơn trưởng thành về mặt tâm hồn. Những sinh vật khác, tốc độ trưởng thành của thể chất và tâm hồn là ngang nhau, chỉ riêng con người tâm hồn phát triển trước, còn cơ thể lại phát triển sau. Về một nghĩa nào đó, đây giống như sống trong cảnh bị trói chân trói tay. Bởi vì tâm hồn tự do nhưng cơ thể thì lại không.

Trích đoạn sách Dám Hạnh Phúc

NGƯỜI KHÁC XẤU XA, TA TỘI NGHIỆP

Thư phòng của triết gia hầu như không thay đổi sau chuyến thăm cách đây ba năm. Trên chiếc bàn được sử dụng thường xuyên là chồng bản thảo đang viết dở. Chiếc bút máy cũ mạ vàng tinh xảo chặn bên trên để giấy không bị gió thổi bay. Một không gian thân thương, thậm chí khiến chàng thanh niên cảm thấy như chính căn phòng của mình. Mình cũng có cuốn sách đó, cuốn kia mình mới đọc tuần trước. Nhíu mày nhìn vào giá sách kê kín cả một mặt tường, chàng thanh niên thở dài. Mình không thể sống yên bình ở nơi đây. Mình cần phải bước đi.

TÂM LÝ HỌC ADLER CÓ PHẢI LÀ TÔN GIÁO?

Chàng thanh niên:

Tôi đã suy nghĩ rất nghiêm túc trước khi đưa ra quyết định đến thăm thầy lần này, nghĩa là trước khi củng cố quyết tâm từ bỏ Adler. Tôi đã khổ sở hơn thầy hình dung đấy. Vì tư tưởng của Adler có sức hấp dẫn đến thế cơ mà. Nhưng đồng thời, từ hồi ấy tôi cũng đã thấy nghi ngờ rồi, nghi ngờ đó liên quan tới chính tên gọi “Tâm lý học Adler”.

Triết gia:

Chà, cậu giải thích rõ hơn xem nào!

Chàng thanh niên:

Đúng như tên gọi “tâm lý học Adler”, tư tưởng của Adler được coi là tâm lý học. Và theo như tôi biết, tâm lý học chắc chắn là một môn khoa học. Nhưng, những điều Adler khởi xướng lại thật khó để coi là mang tính khoa học được. Tất nhiên tôi hiểu, vì là môn học thuật nghiên cứu về “tâm trí” nên không thể thể hiện tất cả bằng công thức được. Tuy nhiên, cái khó là Adler lại quá “lý tưởng hóa” khi bàn luận về con người. Ví dụ thuyết giáo những lời như “hãy yêu người thân cận”, giống như điều răn Thiên Chúa giáo. Giờ là câu hỏi đầu tiên cho thầy. Thầy có cho rằng tâm lý học Adler là “khoa học” không?

Triết gia:

Nếu nói đến khoa học theo nghĩa nghiêm ngặt, nghĩa là khoa học có khả năng phản biện, thì không phải. Adler đã nói rõ tâm lý học của mình là “khoa học”, nhưng khi ông bắt đầu đưa ra khái niệm “cảm thức cộng đồng”, nhiều người ủng hộ trước đó đã rời bỏ ông. Họ khăng khăng “thứ này không phải khoa học”, giống như cậu ấy.

Chàng thanh niên:

Vâng, đó là phản ứng hiển nhiên của những người hướng tới tâm lý học như một môn khoa học.

Triết gia:

Chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về điều này, nhưng sự thật là cả tâm phân học của Freud, tâm lý học phân tích của Jung và tâm lý học cá nhân của Adler đều mâu thuẫn với định nghĩa của khoa học nếu xét đến khía cạnh ý nghĩa “không có khả năng phản biện”.

Chàng thanh niên:

Ra là vậy. Hôm nay tôi có mang sổ ghi chép nên sẽ ghi lại đầy đủ. Thầy đã nói là… không thể gọi là khoa học theo nghĩa nghiêm ngặt. Vì vậy mà ba năm trước, thầy đã dùng cụm từ “một triết học khác” nhỉ?

Triết gia:

Vâng. Tôi cho rằng tâm lý học của Adler là một tư tưởng ngang hàng với triết học Hy Lạp và chính là triết học, bản thân Adler cũng vậy. Trước khi là một nhà tâm lý học, ông vốn là một nhà triết học, nhà triết học đã ứng dụng những hiểu biết của mình vào lâm sàng. Đây là quan điểm của tôi.

Chàng thanh niên:

Tôi hiểu rồi. Vậy thì bây giờ tôi sẽ vào phần chính. Tôi đã suy nghĩ, thực hành tư tưởng của Adler. Không phải tôi phản bác vì nghi ngờ. Trái lại, tôi đã tin tưởng hết mình giống như người bị mê sảng vậy. Tuy nhiên, khi thực hành tư tưởng của Adler tại trường học, tôi đã vấp phải nhiều sự phản đối đến bất ngờ. Không chỉ các học trò mà cả các đồng nghiệp cũng phản đối. Nghĩ lại thì cũng chẳng có gì lạ. Bởi tôi đã đưa ra và thực hành một quan điểm giáo dục hoàn toàn khác với nhân sinh quan của họ. Và bất giác tôi nhớ đến hình ảnh của những người này, đặt mình vào hoàn cảnh của họ… Thầy có biết là những người nào không?

Triết gia:

Tôi chịu. Là ai vậy?

Chàng thanh niên:

Những nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa đã đến đất nước của những tín đồ khác tôn giáo trong thời đại Khám phá!

Triết gia:

Chà.

Chàng thanh niên:

Châu Phi, châu Á, rồi châu Mỹ. Họ đã tới những quốc gia khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và cả tôn giáo, để thuyết giảng những điều mình tin tưởng. Giống như tôi làm công việc dạy học để truyền bá tư tưởng của Adler. Những nhà truyền giáo đó, có khi truyền giáo thành công, cũng có khi bị đàn áp, phải chịu những hình phạt tàn nhẫn. Không, nếu nghĩ theo lẽ thường thì bị phủ định mới là chuyện bình thường.

Vậy làm thế nào mà những nhà truyền giáo có thể thuyết phục người dân bản xứ từ bỏ tín ngưỡng xa xưa của họ, rao giảng về một “vị chúa” mới? Đây hẳn là một con đường tương đối gian nan. Mong muốn tìm được câu trả lời, tôi đã chạy ngay đến thư viện.

Triết gia:

Thật là…

Chàng thanh niên:

Ấy, câu chuyện vẫn chưa kết thúc đâu. Bởi vì, trong lúc tìm đọc tài liệu liên quan đến những nhà truyền giáo thời đại Khám phá, tôi lại nhận ra một điều thú vị. Rằng: Triết học Adler rốt cuộc chẳng phải là tôn giáo ư?

Triết gia:

…Ra vậy.

Chàng thanh niên:

Thì đúng là thế mà. Lý tưởng Adler đưa ra không phải khoa học. Một khi đã không phải khoa học thì sẽ dẫn tới câu chuyện “tin hay không tin”. Và tôi nghĩ thế này: Đúng là dưới con mắt của chúng ta, những người không biết đến Adler là kẻ hoang dã chưa được khai hóa, tin vào những vị thần hư cấu. Chúng ta cảm thấy phải nhanh chóng cứu rỗi họ, dạy cho họ về “chân lý” thực sự. Nhưng, về phần họ, có khi lại coi chúng ta là những kẻ chưa được khai hóa, trung thành với ác thần, cho rằng chính chúng ta mới là những kẻ cần được cứu rỗi. Không phải vậy sao?

Triết gia:

Cậu nói đúng!

Chàng thanh niên:

Vậy, xin thầy hãy nói cho tôi, triết học Adler khác gì tôn giáo?

Triết gia:

Khác biệt giữa tôn giáo và triết học là một chủ đề rất quan trọng. Nếu chúng ta dứt khoát loại bỏ sự tồn tại của “Chúa” thì sẽ dễ hiểu hơn.

Chàng thanh niên:

Ồ… Xin thầy hãy giải thích rõ hơn.

Triết gia:

Cả tôn giáo lẫn triết học và khoa học đều có cùng một xuất phát điểm. Chúng ta từ đâu tới? Chúng ta đang ở đâu? Và chúng ta nên sống như thế nào? Chính là bắt nguồn từ các câu hỏi đó mà sinh ra tôn giáo, triết học và khoa học. Thời Hy Lạp cổ đại không có sự phân biệt giữa triết học và khoa học. Từ scientia trong tiếng Latin, nguồn gốc của từ “khoa học” (science) trong nhiều thứ tiếng châu Âu, chỉ đơn giản mang nghĩa là “tri thức”.

Chàng thanh niên:

Thì khoa học thời đó có lẽ chỉ ở mức độ đó thôi. Nhưng, vấn đề là triết học và tôn giáo. Triết học và tôn giáo khác nhau ở điểm nào?

Triết gia:

Có lẽ trước đó chúng ta nên làm rõ những điểm chung của chúng đã. Khác với khoa học chỉ dừng ở nhận định sự thực mang tính khách quan, triết học và tôn giáo đề cập đến cả “chân” “thiện” “mỹ” của con người. Đây là một điểm rất quan trọng.

Chàng thanh niên:

Tôi hiểu. Bước cả vào “tâm trí” của con người chính là triết học, là tôn giáo. Thế còn sự khác biệt, ranh giới giữa chúng ở đâu? Chỉ có một điểm duy nhất là “Chúa tồn tại hay không tồn tại” sao?

Triết gia:

Không. Có lẽ khác nhau lớn nhất là có hay không có “câu chuyện”. Tôn giáo giải thích thế giới qua câu chuyện. Nói cách khác, Chúa chính là nhân vật chính của câu chuyện lớn giải thích về thế giới. Ngược lại, triết học tránh những câu chuyện và cố gắng giải thích về thế giới bằng những khái niệm trừu tượng không có nhân vật chính.

Chàng thanh niên:

… Triết học tránh những câu chuyện?

Triết gia:

Hoặc, hãy nghĩ như thế này. Để tìm kiếm thế giới, chúng ta đang đi trên một cây sào vươn dài vào sâu thẳm bóng tối. Nghi ngờ lẽ thường, không ngừng tự đặt câu hỏi rồi lại tự trả lời, chuyên tâm bước đi trên cây sào kéo dài không biết đến đâu. Trong quá trình đó, đôi lúc, chúng ta nghe thấy tiếng nói nội tâm phát ra từ trong bóng tối. Rằng “có đi tiếp cũng chẳng còn gì đâu. Đây là chân lý rồi”.

Chàng thanh niên:

Chà.

Triết gia:

Và có người sẽ nghe theo tiếng nói nội tâm mà dừng lại, không bước tiếp nữa. Nhảy xuống khỏi cây sào. Liệu ở đó có chân lý chua? Tôi không biết. Có thể có, cũng có thể không. Chỉ có điều, tôi gọi hành động dừng bước, nhảy khỏi cây sào ở giữa chừng đó là “tôn giáo”. Triết học nghĩa là tiếp tục đi mãi. Chẳng cần biết ở đó có Chúa hay không.

Chàng thanh niên:

Vậy là không có câu trả lời cho triết học tiếp tục đi mãi sao?

Triết gia:

Triết học (philosophy) có nguồn gốc từ từ philosophia trong tiếng Hy Lạp cổ đại, có nghĩa là “tình yêu đối với sự thông thái”. Cũng có nghĩa triết học là một “môn học thuật yêu tri thức” và triết gia là “người yêu tri thức”. Nói cách khác, nếu một người là “nhà tri thức” hoàn toàn, hiểu rõ tất cả các tri thức thì lại không phải là người yêu tri thức (triết gia). Kant, người khổng lồ của triết học cận đại đã nói “chúng ta không thể học triết học. Mà chỉ học cách làm triết học mà thôi”.

Chàng thanh niên:

Làm triết học?

Triết gia:

Đúng vậy. Hơn cả một bộ môn học thuật, triết học là một “thái độ” sống. Có lẽ tôn giáo thuyết giảng “mọi điều” dưới danh nghĩa Chúa. Thuyết giảng về đức Chúa toàn tri toàn năng và những lời răn của vị Chúa đó. Đây là quan điểm khác hẳn triết học về bản chất.

Và nếu có những người cho rằng “mình biết tất cả”, dừng việc tìm tòi hiểu biết và suy nghĩ thì có nghĩa là họ đang bước chân vào “tôn giáo” cho dù Chúa có tồn tại hay không, tín ngưỡng có tồn tại hay không. Đấy là quan điểm của tôi.

Chàng thanh niên:

Nghĩa là thầy vẫn “chưa biết” câu trả lời?

Triết gia:

Tôi chưa biết. Vào khoảnh khắc cho rằng mình “biết” về đối tượng đó, chúng ta sẽ không còn muốn tìm hiểu thêm nữa. Tôi sẽ luôn tiếp tục suy nghĩ về bản thân, suy nghĩ về người khác, suy nghĩ về thế giới. Vì lẽ đó, tôi vĩnh viễn “chưa biết”.

Chàng thanh niên:

Ha ha ha. Lại là một câu trả lời mang tính triết học.

Triết gia:

Thông qua cuộc đối thoại với các nhà ngụy biện, những người tự xưng là nhà thông thái (sophist), Sokrates đã đi đến một kết luận: Tôi (Sokrates) biết “tri thức của mình còn chưa trọn vẹn”. Tôi biết mình thiếu hiểu biết. Nhưng, họ, những người tự cho là mình thông thái, tưởng mình biết “tất cả”, lại chẳng biết gì về sự thiếu hiểu biết của mình. Về điều này, tức là về việc “biết sự thiếu hiểu biết của mình” thì tôi lại hiểu biết hơn họ… Đây chính là câu nói nổi tiếng “Hiểu biết đích thực là biết rằng mình không biết gì cả”.

Chàng thanh niên:

Vậy thì một người không biết câu trả lời, không biết gì cả như thầy muốn dạy bảo tôi điều gì?

Triết gia:

Tôi không dạy bảo gì cả. Chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ, cùng nhau bước đi.

Chàng thanh niên:

Ồ, đi đến đầu cây sào? Mà không hề nhảy xuống?

Triết gia:

Vâng. Tiếp tục đặt câu hỏi, tiếp tục bước đi đến bất cứ đâu.

Chàng thanh niên:

Thầy tự tin thật đấy. Dù tôi không chấp nhận ngụy biện nữa. Được thôi. Tôi sẽ rung cây sào để thầy rơi xuống!

……

Trên đây là các trích dẫn, trích đoạn trong sách Dám Hạnh Phúc – Kishimi Ichiro và Koga Fumitake. Nếu các bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản nhé!

Dám Hạnh Phúc - Kishimi Ichiro và Koga Fumitake

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè!

Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!

5/5 - (9 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Trích dẫn sách Những Người Hàng Xóm - Nguyễn Nhật Ánh

Những Người Hàng Xóm – Nguyễn Nhật Ánh

Những Người Hàng Xóm, câu chuyện đi theo lời kể của một anh chàng mới lấy vợ, chuẩn bị đi làm và có ý thích viết văn. Anh chàng yêu vợ theo cách của mình, khen ngợi sùng bái người yêu cũng theo cách của mình, nhưng nhìn cuộc đời theo cách sống của những người hàng xóm. Sống trong tình yêu của vợ đầy mùi thơm và nhiều vị ngọt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *