Còn Chút Gì Để Nhớ – Nguyễn Nhật Ánh

Còn chút gì để nhớ - Nguyễn Nhật Ánh

Thể loại Truyện dài
Tác giả Nguyễn Nhật Ánh
NXB NXB Trẻ
CTy Phát Hành NXB Trẻ
Số trang 210
Ngày xuất bản 12-2018
Giá bán FAHASA T I K I SHOPEE

I. Giới thiệu sách Còn Chút Gì Để Nhớ

Còn chút gì để nhớ là truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, gồm 31 phần, sáng tác năm 1988. Đó là những kỷ niệm thời đi học của Chương, lúc mới bước chân vào Sài Gòn và làm quen với cuộc sống đô thị. Là những mối quan hệ bạn bè tưởng chừng hời hợt thoảng qua nhưng gắn bó suốt cuộc đời. Cuộc sống đầy biến động đã xô dạt mỗi người mỗi nơi, nhưng trải qua hàng mấy chục năm, những kỷ niệm ấy vẫn luôn níu kéo Chương về với một thời để nhớ.

Nội dung

Lấy bối cảnh trước ngày giải phóng đất nước năm 1975, câu chuyện xoay quanh Chương, chàng trai 18 tuổi đầy ước mơ và hoài bão, rời vùng quê nghèo miền Trung nắng gió vào Sài Gòn để kiếm cho mình tấm bằng đại học.

Nơi đất khách ồn ào náo nhiệt, anh gặp gỡ những con người mới. Có những người chỉ đi qua cuộc đời anh, nhưng cũng có những người gắn bó với anh cả trọn cuộc đời. Đó là những người bạn đại học thân thiết Kim Dung và Bảo. Đó là gia đình bác Tám với ba cô con gái: Kim, Trâm, Quỳnh và cậu em út Tạo. Kim, cô chị cả của gia đình nhỏ; Trâm lanh lẹ, “ác khẩu” nhưng tốt bụng; và đặc biệt một Quỳnh đáng yêu xinh xắn, dịu dàng, khiến Chương xao xuyến ngày từ lần đầu nghe giọng. Nhưng rồi chiến tranh và dòng đời xô đẩy mỗi người một phương. Và rồi tất cả chẳng còn “chút gì để nhớ”…

Bốn năm, một khoảng thời gian không dài nhưng chất chứa biết bao kỷ niệm, ký ức của cả một quãng đời tuổi đôi mươi của Chương. Những tình bạn đẹp, những mối tình ngây ngô, vụng dại và lỡ làng. Sài Gòn chỉ đủ níu kéo chân Chương bốn năm của quãng đời đại học, nhưng những kỷ niệm nơi mảnh đất ấy đủ níu kéo những hoài niệm trong anh cả một đời…

Nhân vật

  • Chương (Nhân vật chính)
  • Quỳnh (con của ông bà Tám)
  • Trâm (chị kế của Quỳnh)
  • Kim (Chị kế của Trâm)
  • Ông Tám (hàng xóm của Dì Dượng Ba, là ba của Trâm, Quỳnh, Kim, Tạo)
  • Bà Tám (hàng xóm của Dì Dượng Ba, là mẹ của Trâm, Quỳnh, Kim, Tạo)
  • Tạo (em của Quỳnh và là con út trong nhà ông bà Tám)
  • Dì Ba (dì ruột của Chương)
  • Dượng Ba (chồng của dì Ba)
  • Lan Anh (con nuôi của Dì Dượng Ba)
  • Kim Dung (bạn thân cùng lớp với Chương)
  • Bảo (bạn thân cùng lớp với Chương)

II. Review sách Còn Chút Gì Để Nhớ

Review Còn chút gì để nhớ - Nguyễn Nhật Ánh

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Dưới đây là tổng hợp Review sách Còn Chút Gì Để Nhớ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về cuốn sách và không cần mất thời gian tìm kiếm.

Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi và cập nhật thông tin mới nhất nhé.

1. BACH TRAN QUANG review sách Còn Chút Gì Để Nhớ

Mẹ kiếp! Nửa đêm nửa hôm, tinh mơ mờ đất đọc lại cái truyện này mà hurt không thể chịu nổi :(((

Đùa chứ, nhớ ngày trước đọc bức thư của Trâm lúc cuối truyện mà nằm khóc ngon lành, thậm chí khóc ngất. Ám ảnh vãi đái. Thỉnh thoảng đọc lại một lượt những tác phẩm thơ bé thế này, thấy đời vẫn đẹp, cây vẫn xanh, gió vẫn thổi, nắng vẫn hát, chỉ có mỗi mình già đi, đôi mắt chẳng trong như ngày trước.

Mà tình yêu thì cứ vẹn nguyên. À, thằng trai nào lại không thích bé Kim Dung chứ?

Tình ơi là tình.

2. KHÁNH LINH review sách Còn Chút Gì Để Nhớ

Nguyễn Nhật Ánh, ai cũng biết đây là một nhà văn đại tài của Việt Nam. Những câu chuyện của ông, tình huống thay đổi bất ngờ, khiến cho cả trẻ con lẫn người lớn đều phải bật cười sảng khoái.

” Còn chút gì để nhớ ” – một câu hỏi tu từ không cần câu trả lời. Một câu chuyện nhẹ nhàng, dễ thương, lãng mạn mang chút gì đó bồng bột, ngây thơ của tuổi mới lớn. Nguyễn Nhật Ánh như là người từng trải, mang cả tâm hồn và cảm xúc thật vào trong câu chuyện. Chương yêu Quỳnh, Quỳnh cũng thế.. Dù cái tình cảm ấy không đủ lớn để hai người đến được với nhau, nhưng cũng khiến cho người đọc nghẹn ngào suy nghĩ. Tình yêu đúng là chẳng bao giờ dễ dàng.

Tác phẩm buồn của Nguyễn Nhật Ánh lần này như gióng lên một hồi chuông thức tỉnh tình yêu các đôi lứa trai gái. Nếu yêu nhau thì cần phải cố gắng vượt quá.

Nguyễn Nhật Ánh chỉ cần vốn từ vựng đơn sơ, giản dị.. nhưng qua ” Còn chút gì để nhớ ” cũng khiến con người ta vấn vương một điều gì đó. Đây tác phẩm tuyệt vời mà các bạn nên tìm mua.

3. BAO NGOC review sách Còn Chút Gì Để Nhớ

“Còn chút gì để nhớ” là tác phẩm mà mình đã đọc nhiều lần nhất và cũng là thích nhất trong các tác phẩm của Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Cả cuốn truyện mình chỉ cảm nhận được những cuộc tình dang dở của Chương với Quỳnh, cái tình cảm hơn là một người anh của Trâm dành Chương, và theo tôi cũng là cả Kim Dung dành cho Chương.

Tình cảm luôn là thứ người ta nặng lòng nhất. Và tất cả mọi thứ đều được nhà văn miêu tả sống động. Và tôi thích tính cách Trâm nhất trong truyện, người con gái tốt bụng, đáng mến, người dám đứng lên bảo vệ lý lẻ của mình. Tôi đã khóc thật sự khi đọc tới đoạn Chương đọc được lá thư Trâm gửi ở chiến trường …

4. NEVERBLOSSOM review sách Còn Chút Gì Để Nhớ

Còn Chút Gì Để Nhớ là cuốn sách thứ hai của bác Ánh mà tớ quyết định đọc. Trước đó là Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ, cơ mà tớ không hợp lắm.

Còn Chút Gì Để Nhớ là câu chuyện về Chương – một người con đất Trung 18 tuổi quyết định lên Sài Gòn để thi đại học. Chương ở nhờ tại nhà dì Ba ôn thi, bầu bạn với cô nhóc Lan Anh lắm chuyện và cũng tại thành phố này, ngay sát vách nhà dì Ba là gia đình bác Tám với bốn người con, trong đó có Quỳnh. Và giây phút Chương nhìn thấy nụ cười duyên dáng của cô bé lớp dưới, anh biết mình đã yêu rồi.

Để nói về Còn Chút Gì Để Nhớ, tớ lại không mấy ấn tượng với cặp nam nữ chính mà ấn tượng với hai nhân vật phụ hơn. Đó là Trâm và Kim Dung, cả hai cô gái này đều yêu mến Chương và tình cảm bạn bè giữa họ đối với tớ còn ấn tượng hơn rất nhiều so với chuyện tình của Chương và cô bé Quỳnh.

Trâm được miêu tả là một cô gái độc mồm độc miệng, hay trêu Chương và luôn thích dồn chương vào thế bí nhưng trái lại, ẩn sâu trong cô gái lại chứa đựng một tâm hồn tốt đẹp. Trâm tinh ý và hiểu chuyện. Trâm người lớn và quyết đoán. Trâm tốt bụng và biết suy nghĩ. Trâm đấu tranh và đấu tranh đến cùng. Trâm luôn giúp đỡ và thậm chí thấu hiểu Chương cũng như tình cảm của anh dành cho em gái mình. Và cũng chính Trâm là đòn bẩy để Chương mạnh dạn tiến tới cơ hội “thành đôi” với Quỳnh.

Bên cạnh đó, nhân vật Kim Dung cũng là nhân vật tớ rất yêu thích. Ở Kim Dung có gì đó mạnh mẽ và hoang dại nhưng theo kiểu học thức. Kim Dung là con nhà giàu với lối ăn mặc kỳ dị, cưỡi hon-đa đi học, là người “dạy” cho Chương khù khờ những hành động “chất chơi thành phố” và cô nàng còn có tính hài hước rất đáng yêu. Thuộc gia đình khá giả nhưng Kim Dung không hề kênh kiệu hay tỏ vẻ sang chảnh, mà Kim Dung lại luôn hết mình vì bạn bè. Cô gái giàu lòng tốt bụng đã chủ động ngồi cạnh Chương “nhà quê” trong ngày đầu tới giảng đường đại học khi thấy vẻ lạc lõng nơi anh, là người đề nghị Chương dùng bữa cơm trưa với mình, là người chở Chương trên con xe hon-đa vi vu khắp nẻo đường và là người bạn tâm tình của Chương mỗi ngày. Cô coi người bạn miền Trung ấy như là anh em ruột thịt trong nhà, thậm chí Kim Dung như là một tri kỷ của Chương, và tớ cực kỳ thích Kim Dung bởi những điểm đó.

Thêm nữa là về anh chàng Chương, điều tớ nhớ nhất về anh chàng này là ảnh si tình quá. Bác Ánh đã lột tả được hết sự “cuồng si” nơi trái tim Chương một cách rất chi tiết, có lẽ ít hay nhiều thì ai cũng đã trả qua cảm giác cảm nắng đến độ hoang mang như anh chàng này, nên nhân vật Chương suy cho cùng cũng là hiện thân một phần của mỗi người, giúp cho nhân vật này trở nên sống động hơn trong mắt người đọc.

Ngôn ngữ của bác Nguyễn Nhật Ánh giản dị và giàu cảm xúc, gần gũi và thân thuộc, thấm đượm cái “chất” của văn học Việt Nam. Bác có dùng cả một số từ địa phương nên tớ hơi bị khựng lại đôi chỗ nhưng không vấn đề gì. Ngoài ra, cách xây dựng tình huống truyện rất đơn giản nhưng lại có khả năng lôi kéo người đọc và thực sự là tớ tò mò nên trong hơn một tiếng tập trung đã cày xong cuốn này rồi, cũng bởi rất thích nhân vật Trâm và Kim Dung nữa. Vì cốt truyện đơn giản nên tớ cũng không muốn nói gì nhiều vì sợ vô tình spoil mất nội dung.

Tóm gọn là recommend for a quick reading.

5. TRẦN THANH MAI review sách Còn Chút Gì Để Nhớ

Tình yêu cũng thật lạ, nhiều lần chắc ta cũng lấy làm ngạc nhiên ko hiểu tại sao người đã cư xử với ta tệ bạc thế, ta vẫn cứ nuôi trong lòng một tình yêu đẹp đẽ và một niềm hy vọng mơ hồ với người.

Hẳn đã nhiều lần ta tìm mọi lý lẽ để lên án người, để tự chứng minh rằng đó là một con người tầm thường, bội bạc, ko đáng để nhớ thương chút nào nhưng vẫn ko thể thuyết phục đc trái tim ngốc nghếch, ù lì…

Những ngày, những tháng, những năm lặng lẽ và lạnh lùng lướt qua những cuộc đời, những số phận. Ta đã trưởng thành, người cũng vậy. Chúng ta có cuộc sống riêng, mối lo riêng, và những mảnh tình khác. Thời gian và nỗi lo toan phủ những lớp bụi mờ lên trí nhớ ngày một già nua, chậm chạp.

Nhưng nếu ngày nào đó gặp lại, nhìn sâu vào mắt nhau, này người ơi, tình yêu của chúng ta thì đã chết từ rất lâu rồi, nhưng ko biết trong vô vàn những kỉ niệm tươi đẹp ngày xưa, đối với Người còn một chút gì để nhớ hay không, hả Người?

Tôi đã nhớ người là vậy, khi đọc lại cuốn sách này vào một chiều cuối năm. Thời gian đúng là trôi tuột mang theo bao nhiêu mất mát, Người nhỉ?

6. HALO PHẠM review sách Còn Chút Gì Để Nhớ

Halo Phạm Review Còn chút gì để nhớ - Nguyễn Nhật Ánh
Halo Phạm Review Còn chút gì để nhớ – Nguyễn Nhật Ánh

Ngày lễ mà gặp được iêm này thì khỏi chê vào đâu được, hay là cuốn sách viết vào thời gian giải phóng miền Nam luôn mới hay chớ :)))

Mới nghe chưa hiểu mô tê gì hết, nhưng biết thằng ku lần đầu vào Sài Gòn đi học xa, tới đoạn nước mắt nó chảy ra lúc nào k hay. Tới đây nhớ mỗi lần đi Sài Gòn mình đều thấy buồn buồn, mặc dù nay đã gần ra trg rồi thế ấy. Kiểu mỗi lần đi là thấy thương Ba thương Mẹ, thương ae trong nhà phải vất vả, nên mỗi lần về đều quyết tâm, và cố gắng học thật tốt, để sau này đỡ đần cho Ba cho Mẹ hay ace trong nhà.

Té ra là ku này giống mình ghê ta ơi, lần đầu vào Sài Gòn mà nói ngta hem hiểu j hết á.

Mua Cá thì ngta bảo ở đây k bán Cà mày ơi

Mua Dưa thì bảo ở đây hỏng bán Dừa nghe mày.

Hỏi đường thì toàn bị la, or là hỏi đi hỏi lại ngta phát bực luôn.

Kiểu ấm ức cực kỳ luôn. Thầm nghĩ sao ngta k nói giọng như mình đi có phải dễ nghe k??? Nhưng k biết là giọng mình nghe khó đến vậy kkk. Tại thấy mình nghe giọng ai cũng hiểu, mà mình nói thì đám bạn toàn cười, ủa mày nói the hell j z??? Sau rồi phải tập nói giọng Sài Gòn, mà tập hoàiiiiii nói vẫn hem dc, xong rồi ai zè về sau tự nó nói dễ nghe luôn, ở lâu nó vậy 😂😂😂

Kiểu đúng dân tỉnh mà lên Sài Thành Hoa Lệ nó cứ bỡ ngỡ và ngộ ngộ thế nào ấy, khù khờ ha.

Nhưng hẻm sao, bh đỡ nhiềuuuuu rồi, nói dễ nghe hơn rồi, hỏi đường cái là ngta reply liền k có như xưa 🤔🤔🤔 Chuyện.

Thật luôn mình y như ku Chương này vậy, lần đầu thấy nhà thờ Đức Bà Paris, bưu điện thành phố, dinh độc lập và phố đi bộ Nguyễn Huệ, con đường gì quên méng tên năm trên phố đi bộ ấy, con đường dc dát loại đá nhìn rất sang chảnh, lần đầu tiên thấy mà phải, oa ui cha… Đẹp như ở nước ngoài vậy 😎

“Chạy ra đường mua cho em 10 cây kẹo dừa”

Chời đúng tuổi thơ lại ùa về khi nghe tới câu này, tuổi thơ ở quê ấy mà kẹo dừa là món rất đc luôn ấy, nhớ là nếu thêm ít tiền mua viên to hơn là hết sảy luôn 😂😂😂

Ku này lên Xì Gòn để chuẩn bị thi đai học: Lại ùa về nữa rồiiiiii, những năm tháng cố gắng học tập, đúng như giai thoại phía trước có nói “Trẻ con làm ng lớn rất tự nhiên ai cũng làm được, nhưng muốn vào đại học thì k phải ai cũng vào đc” đúng vậy, nhớ lại những ngày tháng đạp xe, đi học 7h-11h – 13h-16h30 – 17h-19h – 19h-21h học chỗ này xong đạp xe qua chỗ kia, đôi lúc còn dư thời gian chạy qua Gì Thái xin chén cơm, hay cùng Đức làm bt lý cùng ăn chung gói mì tôm sống.

(Đức ng bạn tôi nhớ nhất trong năm học cuối cấp, ng mà luôn luôn sợ tôi giỏi hơn, điểm cao hơn, tôi là tay chuyên lý nên làm lúc nào cũng nhanh.

Ảnh nhìn qua: Sao mày làm nhanh vậy.

Cái kiểu khi nào cũng xưng hô mày tao hết á, vài lần khinh tôi k làm đc bài đó đâu, kiến thức Hoá học lớp dưới (í là tôi k chuyên hóa, hem biết nhiều về kiến thức 11, 12) nhưng tôi thời đó niềm tin bản thân có thừa, làm cho ảnh bẽ mặt mấy lần vì cái tội khinh bạn. Hắn kiểu người luôn sợ tôi hơn hắn, nhưng tôi biết hắn kiến thức rất đều khối A còn tôi thì mỗi lý thôi, hai môn kia sao bằng dc nó.

Thậm chí năm 2014 tôi thi ĐH tôi thấp điểm hơn nó mà nó k tin bắt đưa số báo danh để check, năm đó tôi rớt, phải nói năm 12 tôi học như điên vậy, quyết tâm, nhưng kiến thức k đủ, vì thế năm 2015 tôi thi lại và đậu vs số điểm khá cao, biết ơn nhất đó là Thầy, ngày tôi xuống gặp để xin Thầy học để ôn thi lại, gặp Thầy mà cổ họng tôi như đứng lại không nói nên lời, Thầy nói một câu mà cho tới bh tôi vẫn còn nhớ, mà tôi nghĩ sẽ chẳng quên đâu “em cứ xuống học đi Thầy không lấy tiền em đâu” nghe câu đó mà mắt tôi đã ngập tràn nước mắt, cám ơn Thầy người truyền đầy nghị lực và sự giúp đỡ nhiệt tình dành cho người học trò năm xưa.

Thầy Nguyễn Đình Căng

Thứ hai đó là Cô, người giúp đỡ em lấy lại nền tảng, những kiến thức bị ngủ quên do những năm tháng lười biếng và k chú tâm học tập, thật tiếc là Cô có em bé nên k thể ôn thi cho em được, nhưng điều đó k sao, vì Cô vẫn giữ một vị trí trong lòng em.

Cô Bùi Thị Hải Yến

Chà nói về cn ôn thi nó vậy đó nhiều lắm kể đại khái vậy thôi. 😉

“Hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai”

Haha hài quá, quà của Quỳnh bị chuột tha mất tiêu, xơi mất món ăn tình cảm của Ảnh.

“Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định Đồng Nai thì về.”

Ông ở ngoài trung ms vào pk?… Con nhỏ này kỳ cục, tôi bằng tuổi nó mà nó cứ kêu tôi bằng ông: Thề là mình cũng vậy, ở quê toàn xưng tên vs nhau k à, chả ai gọi Ông cả, lên đh nghe gọi Ông mà thấy chướng tai y như Chương z đó, tới bh vẫn k quen gọi vậy, kiểu thấy k dc thân thiện cho lắm :)))

“Khi về hỏi Liễu Chương Đài

Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.”

“Chương đài” là tên một con đường ở thành Trường An đời nhà Ðường bên Trung Hoa. “Hỏi Liễu Chương đài” là hỏi thăm cây liễu ở đường Chương đài. Ðây có nghĩa là hỏi thăm người tình cũ (là Kiều)

Chà chà, đọc Mắt Biếc đã ưng lắm r, vì Bác trích nhiều thơ hay lắm, bh quyển này còn trích nữa 😘 thấy phục Bác quá…

Đi Xi-Nê (đi xem film)

Chời ơi mới 1/2 thôi mà sao hay quá vậy??? Iu Bác quá, lời văn hài hước dí dỏm, vui ơi là vui hà 😂😂😂

Một đứa em cù lần ngồi phía sau để Kim Dung chở về nhà: Nhớ con bạn ghê, trc đi học nó cho đi nhờ xe đạp, bảo Tiên xuống đi Cường chở cho, ai dè xe nó cao thấy mồ đạp chẳng tới, thế là đành làm đứa em ngồi sau để đàn chị chở, kể từ đó thân vs nó cho đến bh, một kỷ niệm đẹp thời học sinh mà hem quên đc :)))

Hay là truyện đc kể vào.

Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, thường được gọi là Ngày 30 tháng Tư, Ngày giải phóng miền Nam.

Mà tôi thì đang nghe nó trong ngày 30/04/2019 kkk thế có hay k chứ, một sự trùng hợp nhẹ.

Spoiler.

“Khi về hỏi Liễu Chương Đài

Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.”

Hai câu thư này được lặp lại lần hai, lần mà tỉnh cảm của hai người bị rạt nứt vì tư tưởng của hai gd khác nhau, ng thì bên cán bộ cách mạng, ng thì chế độ cũ, tài tình của Bác Ánh nhẹ nhàng đưa chính trị thời đó vào rất ư là tinh tế luôn ây, và điều khiến Chương buồn da riết vì nhớ và yêu Quỳnh.

Buồn quá Trâm dead, nhưng buồn và thật buồn hơn là lá thư Trâm viết cho Chương, k ngờ Quỳnh lại là một ng như vậy, một con ng hời hợt, k chung thủy trong tình yêu. Haizzz đá cho cô một cái bay xa.

Cuối cùng thì vẫn tội nghiệp Chương, đáng buồn cho một tình cảm chân thành, tình cảm dành trọn từ thời mới vào Sài Gòn.

Tình yêu ấy mà, mình nghĩ rằng nó mãnh liệt lắm, rào cản nào có thể ngăn cản, trừ phi tình yêu đó đặt nhầm chỗ và k đúng người.

Một cuốn truyện thật dễ thương, may mà nó hem buồn như Mắt Biếc, nhưng nó ư là được và rất vui khi ngày lễ lại đọc đc em “Còn Chút Gì Để Nhớ”.

III. Trích dẫn sách Còn Chút Gì Để Nhớ

Trích dẫn sách Còn chút gì để nhớ - Nguyễn Nhật Ánh

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

“Đôi khi chạy ngang tiệm may, tôi vẫn nhìn thấy Quỳnh. Có một lần, vâng, chỉ có một lần thôi, tôi dừng xe lại đứng nói chuyện dăm ba câu với Quỳnh trước cửa . Thú thật đó là những câu chuyện nhạt phèo, chán ngắt nhưng chẳng hiểu sao khi nhìn vào mắt Quỳnh, tôi bỗng cảm thấy bồi hồi, xao xuyến lạ lùng chẳng khác nào tôi đang đứng trước Quỳnh mười lăm năm về trước. Đúng là lạ lùng, bởi vì tôi biết chắc rằng tình yêu của tôi đối với Quỳnh thực sự đã chết từ lâu .

Khi đạp xe đi, bỗng dưng tôi bâng khuâng tự hỏi, rằng không biết trong vô vàn những kỷ niệm tươi đẹp ngày xưa, đối với Quỳnh bây giờ có còn một chút gì để nhớ hay không.”

“Ba tôi đi học tập thì sao, gia đình cách mạng thì sao, tôi có trách nhiệm gì trong chuyện ấy..”

Ngày ra trường tôi tình nguyện - Còn chút gì để nhớ - Nguyễn Nhật Ánh

“Cũng chính vì tâm trạng nặng nề đó mà hôm nay tôi tình nguyện ra mặt trận mặc dù mẹ tôi khóc lóc và ba tôi tìm đủ mọi cách để ngăn cản. Nhưng tôi không phải là con Quỳnh. Tôi đã quyết đi là đi cho bằng được !”

“Tôi hoàn toàn thất vọng khi nhận ra nó là một đứa con gái hời hợt, vô tâm, thích được chiều chuộng và không hề có trách nhiệm với ai kể cả với chính bản thân mình. Vì vậy, tình yêu mà nó dành cho anh trước đây là có thật nhưng không sâu sắc, sẵn sàng sụp đổ bất cứ lúc nào nếu gặp sóng gió.”

một buổi tối tôi qua nhà bác tám - Còn chút gì để nhớ - Nguyễn Nhật Ánh

“Dường như khi trở thành một chàng trai mười tám tuổi, không chú bé nào là không phấn khởi. Ðối với tôi cũng vậy, đó là một ngày kỳ diệu vô cùng.”

“Tôi còn nhớ trước đó hai năm, khi một đứa bạn cùng lớp hí hửng khoe : “Thế là năm nay tao mười tám tuổi”, tôi đã ghen tị một cách khổ sở với hạnh phúc của nó. Mặc dù lớn xác như nó, đi học trễ hơn bạn bè hai, ba năm, chẳng được cái vinh dự gì ngoài mỗi “ưu điểm” to con nên được cô chủ nhiệm phân làm lớp trưởng. Tuy nhiên mười tám tuổi vẫn cứ là mười tám tuổi, vẫn cứ là cái tuổi oai vệ, đáng ao ước và đầy bí mật đối với bọn nhóc tì như tôi. Lúc đó, tôi đã cay đắng vô cùng khi nhận ra rằng mình phải phấn đấu đến hai năm đằng đẵng nữa mới được như nó.”

“Thế rồi mải học hành, mải vui chơi, tôi quên béng mất sự mong ngóng nôn nao của mình. Ðùng một cái, nó tới lúc nào chẳng hay, cái tuổi mười tám ấy. Nó tới và nhe răng cười với tôi, vào một buổi sáng rực rỡ đầy ắp nắng hồng và hương thơm.”

“Mười tám tuổi, tôi có hai niềm vui rộng lớn, hai bước đi quan trọng trong cuộc đời : một chân bước vào ngưỡng cửa người lớn, và một chân chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học.”

“Cửa người lớn thì rộng, trẻ em tới tuổi cứ xộc vào tự do, chẳng ai cấm cản hay soát vé. Nhưng cửa vào đại học thì không phải dành cho tất cả mọi người. Muốn vào phải thi mà phải thi đậu kia !”

Em tốt lắm, cảm ơn em - Còn chút gì để nhớ - Nguyễn Nhật Ánh

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè!

Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!

5/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Thành Phố Tình Yêu Và Nỗi Nhớ - Nguyễn Nhật Ánh

Thành Phố Tình Yêu Và Nỗi Nhớ – Nguyễn Nhật Ánh

Bài thơ Thành Phố Tình Yêu Và Nỗi Nhớ được viết năm 1979 lúc xảy …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *