Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì – Herb Cohen

Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì - Herb Cohen

Thể Loại Kỹ Năng Sống
Tác Giả Herb Cohen
NXB NXB Lao Động – Xã Hội
CTy Phát Hành AlphaBooks
Số Trang 364
Ngày Xuất Bản 01 – 2019
Xem Giá Bán Trên FAHASA T I K I SHOPEE

I. Giới thiệu sách Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì

Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì

Thế giới là một bàn đàm phán khổng lồ, và muốn hay không, bạn là một người tham dự. Bạn, với tư cách một cá nhân, sẽ có lúc mâu thuẫn với người khác: các thành viên trong gia đình, nhân viên bán hàng, đối thủ cạnh tranh, hoặc các thực thể với những cái tên đầy oai vệ như “Giới quyền uy” hoặc “cơ cấu quyền lực”. Cách bạn xử lý những mâu thuẫn này có thể quyết định không chỉ sự phát đạt của bạn, mà cả việc bạn có thể có được một cuộc sống đầy đủ, thú vị và thoải mái hay không.

Đàm phán là một lĩnh vực kiến thức và sự nỗ lực chú trọng vào việc làm hài lòng những người mà bạn muốn nhận từ họ (một hoặc nhiều) thứ gì đó. Chỉ đơn giản như vậy. Hầu như tất cả mọi thứ đều có thể thoả thuận được, nhưng làm thế nào để bước ra từ mỗi cuộc đàm phán trong tư thế của người đạt được mục tiêu?

Trong cuốn sách Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì, Herb Cohen chia sẻ với chúng ta kinh nghiệm của 40 năm tham gia và kết thúc thành công hàng nghìn cuộc đàm phán lớn nhỏ. Cuốn sách không chỉ trình bày những yếu tố căn bản trong đàm phán và các kiểu đàm phán chủ yếu, mà còn đưa ra những ví dụ minh hoạ thú vị và thiết thực cho những hoàn cảnh khác nhau, đề xuất những giải pháp xử lý mềm dẻo, tế nhị nhưng hiệu quả mỗi tình huống hay xung đột, dù là trong gia đình (Khi trẻ con khóc đòi quà…), trong cuộc sống hàng ngày (Khi vợ bạn im lặng), trong công việc (Khi xin tăng lương….) hay môi trường kinh doanh (Khi khai thuế lợi tức, khi mua đất…). Vì thế, Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ hơn 9 tháng liền, và đã được dịch ra trên 20 thứ tiếng.

Thông tin tác giả Herb Cohen:

Tác giả Herb Cohen

Herb Cohen sinh ngày 30 tháng 12 năm 1932 tại Thành phố New York, New York, Hoa Kỳ. Ông là chuyên gia đàm phán chuyên nghiệp trong hơn 40 năm, là cố vấn cho các tổng thống Jimmy Carter, Ronald Reagan về chống khủng bố, và là cố vấn cho các thương gia, tập đoàn và cơ quan chính phủ hàng đầu Hoa kỳ như Bộ Ngoại giao, FIB, CIA, Bộ tư Pháp, Nhà Trắng…

Ngoài ra, ông còn tham gia giảng dạy tại các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ như Đại học Harvard, Đại học Michigan, viện Brookings, Học viện FBI.

Ông cũng là tác giả của cuốn sách best-seller trên New York Times: You Can Negotiate Anything và nhiều ấn phẩm về các chủ đề liên quan đến giải quyết định, bán hàng, đàm phán, xây dựng thương hiệu, và động lực.

II. Review sách Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì

Review sách Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì - Herb Cohen

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Dưới đây là tổng hợp Review sách Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì của tác giả Herb Cohen. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.

Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.

1. QUYÊN ĐỖ review sách Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì

Mình học học viện ngoại giao, thấy đàm phán là khoai nhất trong tất cả chương trình học. Giáo trình dày như cuốn từ điển mà không vào được chữ nào, vì đọc cũng không mấy hứng thú. Tình cờ mượn được cuốn này, đọc xong phải đặt hàng một cuốn liền. Sách muốn người ta mê đọc thì phải viết thế này chứ Giá mà chương trình học có mấy cuốn giáo trình đều thú vị như này có phải thích không nhỉ

2. VŨ MINH CÔNG review sách Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì

Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì (Tái Bản 2014). Cũng giống như mọi người thôi!

Với 1 người dày dạn kinh nghiệm hơn 40 năm trong việc đàm phám, thì những kiến thức đó cực kỳ quý báu. Bởi chính vì vậy, mà phải sau 40 năm làm nhà đàm phán chuyên nghiệp, ông mới xuất bản 1 tác phẩm đỉnh cao để lại cho đời. Cám ơn ông Herb Cohen rất nhiều.

Về mình, có vài trải nghiệm về việc đàm phán, khi đọc cuốn sách này, kiến thức ông đề cập rất chuyên sâu, và đưa ra nhiều ví dụ thực tiễn mà ông đã trải qua. Và mình có niềm tin mạnh liệt, khi làm chủ kỹ năng đàm phán của ông, mình sẽ giỏi như ông.

3. ĐINH HÀ review sách Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì

Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì đưa ra những trường hợp cụ thể và các phương thức cụ thể để đàm phán (ví dụ làm sao để đòi giảm giá, làm sao để yêu cầu bồi thường với một mức tiền cao hơn, thậm chí là trong những trường hợp tưởng chừng như bất khả thi… ) một cách dí dỏm và đầy thực tế. Không đao to búa lớn, không kiến thức chung chung, những câu chuyện đàm phán xoay quanh cuộc sống hàng ngày khiến người đọc cũng thấy mình trong đó.

Nếu đọc thật kĩ và khéo léo áp dụng theo, có lẽ những vấn đề trong cuộc sống cần “mặc cả”, “thương lượng” của chúng ta sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

4. HOÀNG QUỐC SƠN review sách Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì

Từ tốt đến vĩ đại, xây dựng để trường tồn, vĩ đại do lựa chọn, cafe cùng Tony, trên đường băng và quyển sách “Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì” này là những quyển tôi cực kì thích. Đây là quyển sách có nhiều ví dụ cụ thể, giúp người đọc có thể vận dụng ngay lập tức. Những ví dụ chứng minh được những nhận thức vốn có của con người về rủi ro nhưng ít khi được hệ thống hóa. Nếu đang dạy về đàm phán ở các trường đại học mà đọc thêm quyển này, bạn trở thành người dạy hay ngay, sinh viên sẽ đi đông hơn hẳn. Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần và cảm thấy không tiếc tiền chút nào.

5. PHẠM TIÊN review sách Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì

Tôi biết đến cuốn sách “Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì” khi tôi được học môn kỹ năng đàm phán. Xác định quyền lực, thông tin và cũng như cách đàm phán là nội dung chính của cuốn sách.

Đàm phán thành công là phải Win – Win. Ấn tượng với cách đàm phán, mặc dù thấy đội khi nó quá lí thuyết khó áp dụng, nhưng khi đọc nó, mình có thể thay đổi được suy nghĩ và hành động của mình một cách nhẹ nhàng và tốt hơn.

Herb Cohen với 40 năm kinh nghiệm đàm phán đã đúc kết trong cuốn sách này. Tôi nghĩ nó sẽ hữu ích cho bạn khi bạn kinh doanh lắm nhé!

6. NUNU review sách Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì

Khi tranh luận hay đàm phán, hiện nay từ sinh viên đến những người đã đi làm thường hay mắc những thói quen không tốt khi thương lượng một điều gì đó. Họ thường hay bảo thủ với ý kiến của mình và không lắng nghe hay tiếp thu ý kiến người khác, đây là một yếu tố rất quan trọng trong làm việc nhóm cũng như thương thuyết bất cứ đều gì.

“Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì” được chia ra thành bốn phần chính, giúp bạn xác định quyền lực của bạn, thông tin bạn đang nắm và quan trọng hơn nữa là những cách để đàm phán.

Quyển sách cũng đề cập đến triết lý đàm phán đang rất thịnh ngày nay đó là Win-Win tư duy cùng thắng.

Một quyển sách vô cùng hữu ích và thiết yếu. Xin cảm ơn.

7. NGUYỄN THỊ TUYẾT SƯƠNG review sách Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì

Đúng như tên của nó, cuốn sách này giúp bạn giành lợi thế từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống.

Thế giới là một bàn đàm phán khổng lồ và dù muốn hay không bạn cũng phải tham dự vào.

Ở trường đại học, bạn chỉ được học về kĩ năng đàm phán quan trọng nhất là Win-Win nhưng bạn có thực sự hiểu về nó, làm thế nào để đôi bên cùng có lợi trong khi cả 2 đều muốn giành phần thắng về mình. Tác giả còn giới thiệu cho chúng ta về đàm phán “thắng bằng mọi giá”.

Hãy đọc cuốn sách này để bạn sẽ chủ động hơn khi thương thuyết, đàm phán giành lợi ích trong mọi tình huống cuộc sống

III. Trích dẫn sách Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì

Trích dẫn sách Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì - Herb Cohen

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Trích đoạn sách Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì

  1. Đàm phán là gì?

Thế giới là một bàn đàm phán khổng lồ, và muốn hay không, bạn là một người tham dự. Bạn, với tư cách một cá nhân, sẽ có lúc mâu thuẫn với người khác: các thành viên trong gia đinh, nhân viên bán hàng, đối thủ cạnh tranh, hoặc các thực thể với những cái tên đầy oai vệ như “Giới quyền uy” hoặc “cơ cấu quyền lực” . Cách bạn xử lý những mâu thuẫn này có thể quyết định không chỉ sự phát đạt của bạn, mà cả việc bạn có thể có được một cuộc sống đầy đủ, thú vị và thoải mái hay không.

Đàm phán là một lĩnh vực kiến thức và sự nỗ lực chú trọng vào việc làm hài lòng những người mà bạn muốn nhận từ họ (một hoặc nhiều) thứ gì đó. Chỉ đơn giản như vậy.

Chúng ta muốn gì?

Chúng ta muốn đủ thứ: uy tín, tự do, tiền bạc, sự công bằng, địa vị, tình yêu, sự an toàn và được công nhận. Một vài người biết rõ hơn những người khác phương thức để đạt được những gì mình muốn. Bạn sắp trở thành một trong số những người này.

Theo truyền thống, phần thường sẽ đến với những ai có tài năng, tận tuỵ và được đào tạo tốt nhất. Nhưng trong cuộc sống, những người giỏi giang và siêng năng chưa chắc đã giành được chiến tháng. Những “người thắng cuộc” có vẻ không chỉ giỏi, mà còn có khả năng đàm phán để đạt được những gì mình muốn.

Vậy, đàm phán là gì? Đó là việc sử dụng thông tin và quyền lực để tác động đến các hành vi trong một “mớ các xung đột”. Nếu phân tích định nghĩa chung này, bạn sẽ nhận ra rằng trong thực tế, bạn đã luôn luôn đàm phán trong cả công việc và cuộc sống riêng của minh.

Ngoài công việc, bạn sử dụng thông tin và quyền lực để tác động đến hành vi của ai? Bạn đàm phán với vợ (chồng). Bạn sử dụng thông tin và quyền lực với bạn bè và họ hàng. Bạn có thể đàm phán với cảnh sát giao thông đang chuẩn bị ghi giấy phạt, với một cửa hàng đang phân vân có nên chấp nhận séc của bạn không, với chủ nhà không chịu cung cấp những bảo trì thiết yếu hoặc muốn tăng tiền nhà gấp đôi, với các chuyên viên muốn được trả công đủ để bù lại một phần phí đào tạo, với người bán xe hơi đang cố gắng lôi kéo bạn mua xe, với nhân viên xếp phòng khách sạn nói: “Hết phòng” cho dù bạn đã được bảo đảm dành chỗ, Một vài cuộc đàm phán thường gặp và nản lòng nhất xảy ra trong gia đình, khi cha mẹ và con cái vô tình tham gia vào chuyện này. Tôi xin đưa một ví dụ của bản thân

Chúng tôi có ba con. Lúc lên chín, đứa con trai bé nhất chỉ nặng khoảng 22 kg, nhẹ hơn nhiều so với một đứa trẻ cũng tuổi. Nó khiến cả gia đình tôi bối rối. Tôi nói vậy vì vợ tôi và tôi thích ăn uống, còn hai đứa con lớn rất phàm ăn. Còn đứa thứ ba này, mọi người sẽ hỏi: “Nó từ đâu đến vậy?” hay “Con của ai thế?”

Con trai chúng tôi trở nên gầy gò như vậy bằng cách tiến hành một chiến lược tránh mọi chỗ có thể bị cho ăn. Đối với nó, “bữa ăn”, “bếp”, “bữa tối” và “thức ăn’ là những từ tục tĩu.

Vài năm trước, tôi trở về nhà vào một buổi tối thứ sáu, sau một tuần đi lại và giảng dạy vất vả. Trên đường về, tôi cân nhắc về một đàm phán nhỏ với vợ vào buổi tối. Về đến nhà, tôi thất vọng khi nhìn thấy cô ấy đang nằm cuộn tròn trên trường kỷ, mút ngón tay cái. Tôi cảm thấy có chuyện rắc rối. “Em đã có một ngày bão tố”, cô ấy than phiền,

Để giúp cô ấy thoát khỏi nỗi buồn chán, tôi nói: “Tại sao chúng ta không đi ăn nhà hàng tối nay nhỉ?”

Cô ấy và hai đứa con lớn đồng thanh: “Ý kiến tuyệt quá.”

Đứa út phản đối: “Con không đi nhà hàng nào cả. Đấy là chỗ người ta phục vụ thức ăn!”. Tôi nhấc nó lên và bế ra xe, cũng là một cách đàm phán.

Khi vào nhà hàng, thằng bé vẫn tiếp tục kêu ca. Cuối cùng nó nói: “Bố ơi, tại sao con phải ngồi quanh bàn cùng mọi người? Tại sao con không được ngồi dưới gầm bàn?”

Tôi quay sang nói với vợ: “Ai mà biết được phải không? Chúng ta sẽ có bốn người ngồi quanh bàn và một dưới gầm bàn. Có khi còn tiết kiệm được tiền cơ đấy!”. Cô ấy phản đối, nhưng tôi thuyết phục cô ấy rằng đó cũng là một ý hay.

Bữa ăn bắt đầu, và không có chuyện gì xảy ra trong mười phút đầu tiên. Trước khi món thứ hai được dọn ra, tói cảm thấy một bàn tay ẩm ướt sờ lên chân. Vài giây sau, vợ tôi nhảy lên như thể bị chọc vào mông.

Tức giận, tôi thò tay xuống bàn, tóm vai thủ phạm và đặt phịch nó xuống ghế bên cạnh. Tôi càu nhàu: “Ngồi yên đó. Không được nói gì với bố mẹ và các anh chị!”

Thằng bé trả lời: “Vâng, nhưng con có thể đứng lên ghế được không?” “Được thôi,” tôi chấp nhận, “Nhưng để mọi người yên!”

Hai mươi giây sau, không hề báo trước, nó khum tay vòng quanh miệng và gào lên: “Đây là nhà hàng bẩn thỉu!”

Mặc dù bất ngờ, tôi vẫn còn đủ nhanh trí để túm cổ thằng bé, đẩy xuống gầm bận, rồi kêu tính tiền.

Trên đường về, vợ tôi nói: “Herb ạ, em nghĩ chúng ta đã học được vài điều. Không bao giờ đưa thằng quỷ sứ này đến một nhà hàng nào nữa.”

Và thực tế là, chúng tôi không đưa nó đến một nhà hàng nào nữa. Điều mà đứa con trai chín tuổi đã làm trong sự kiện đáng xấu hổ đó là sử dụng thông tin và quyền lực để tác động đến hành vi của chúng tôi. Cùng giống như nhiều đứa trẻ ngày nay, nó là một nhà đàm phán – ít nhất là với cha mẹ.

Bạn liên tục phải đàm phán trong công việc mặc dù bạn có thể không nhận ra điêu đó. Nhân viên sử dụng thông tin và quyền lực để tác động đến hành vi của cấp trên. Ví dụ bạn có một ý tưởng hay đề nghị muốn được chấp nhận. Bạn cần phải “đóng gói” ý tưởng theo cách nào đó phù hợp với nhu cầu hiện tại của cấp trên và ưu tiến hiện tại của cơ quan. Rất nhiều người có trình độ chuyên môn nhưng thiếu khả năng đàm phán để thuyết phục người khác đồng tình với ý tưởng của minh. Cuối cùng, họ nản lòng.

Thời đại ngày nay, một người cấp trên sáng suốt luôn đàm phán để đạt được sự tận tuỵ của nhân viên. Cấp trên là ai? Họ là người có quyền hành để lãnh đạo nhân viên tự nguyện thực hiện công việc. Chúng ta đều biết rằng cách tốt nhất khiến cấp trên – để biến cấp trên thành kẻ bị lên dây – là làm theo chính xác những gì họ nói. Khi được giao việc, bạn ghi lại và hỏi: “Có phải đây là điều sếp muốn?” Sau đó, bạn làm theo, đúng từng chữ.

Hai tuần sau, cấp trên của bạn chạy đến và thốt lên: “Chuyện gì vậy?” Bạn trả lời: ” Tôi không biết. tôi đã làm theo chính xác những gì ngài nói.” Chúng ta gọi việc này là “Sự phục tùng ác ý”. Và rất nhiều người đang thực hiện nó với một nghệ thuật tinh tế. Do đó, nếu chẳng may bạn đang là cấp trên, bạn không bao giờ muốn nhân viên làm theo chính xác những gì mình giao. Bạn muốn thỉnh thoảng anh ta làm những gì mình không yêu cầu, thường là những điều bạn không thể chỉ cho anh ta, vì có rất nhiều vấn đề không thể dự đoán trước.

Không chỉ đàm phán với cấp trên hay thuộc cấp, bạn còn phải đàm phán với đồng nghiệp. Để hoàn tất công việc, bạn cần sự hợp tác, giúp đỡ của nhiều người ngang hàng với mình. Những người này có chức năng hoặc kiến thức khác nhau, ở các vùng khác nhau. Bạn cần kỹ năng đàm phán để nhận được sự hợp tác và hỗ trợ của họ.

Bạn có thể phải đàm phán với khách hàng, thân chủ, ngân hàng, nhân viên bán hàng, nhà cung cấp và ngay cả các cơ quan chính phủ từ Sở Thuế vụ, ủy ban Sức khỏe và An toàn Lao động. Bạn có thể đàm phán cho một ngân quỹ, văn phòng rộng rãi, quyền tự trị lớn, thời gian nghỉ, chuyển chỗ làm hoặc bất cứ điều gì thoả mãn nhu cầu đàm phán của bạn nhiều hơn bạn nghĩ. Do đó, bạn cần học cách đàm phán hiệu quà. Bạn học để có ảnh hưởng hơn, nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống.

Trong mọi cuộc đàm phán, ba yếu tố cốt yếu sau luôn hiện diện:

  • Thông tin: Phía bên kia có vẻ biết nhiều về bạn hơn là bạn biết về họ.
  • Thời gian: Phía bên kia không chịu áp lực về tổ chức, thời gian và thời hạn cuối cùng như bạn đang phải chiu đụng.
  • Quyền lực: Phía bên kia có nhiều quyền lực hơn bạn.

Quyền lực có thể gây ảo giác. Nó là khả năng hay năng lực để hoàn tất công việc, điều khiển con người, các sự kiện, tình huống. Tuy nhiên, mọi Quyền lực đều dựa trên nhận thức. Nếu bạn nghĩ là mình có nó, thi bạn có nó. Nếu bạn nghĩ mình không có nó, ngay cả khi bạn có, thi bạn cũng không có nó. Tóm lại, bạn sẽ có nhiều quyền lực hơn nếu bạn nghĩ mình có quyền lực và coi mọi cuộc đối thoại trong đời nhu các cuộc đàm phán đó.

Năng lực đàm phán của bạn quyết định việc bạn có thể chi phối môi trường xung quanh hay không. Nó cho bạn ý thức làm chủ cuộc đời. Nó là sự phân tích thông tin, thời gian và quyền lực để tác động đến hành vi… sự thoả mãn các nhu cầu (của bạn và những người khác) để khiến mọi việc xảy ra theo ý bạn.

Nghệ thuật đàm phán đã có từ rất lâu. Theo định nghĩa trên, hai trong số những nhà đàm phán vĩ đại nhất sống cách đây khoảng 2.000 năm. Không ai thuộc “giới quyền uy” của thời đại. Cũng không ai có quyền hành chính thức. Tuy nhiên, cả hai đều sử dụng quyền lực.

Cả hai đều ăn mặc xoàng xĩnh, đi khắp nơi và đưa ra những câu hỏi để thu nhập thông tin, một người dưới hình thức các tam đoạn luận, một người dưới hình thức các câu chuyện ngụ ngôn. Họ có các mục tiêu và chuẩn mực cụ thể. Họ sẵn sàng mạo hiểm nhưng với ý thức làm chủ hoàn cảnh. Mỗi người chọn những địa điểm và cách chết khác nhau. Tuy nhiên, khi chết, cả hai đều nhận được sự cam kết của các môn đồ, những lời giáo huấn của họ thành một hệ thống nguyên tắc hoàn chỉnh. Ngày nay, nhiều người đang sống theo các nguyên tắc của họ trong cuộc sống hàng ngày.

Tất nhiên, tôi đang nói về Jesus Christ và Socrates. Theo định nghĩa trên, họ là những nhà đàm phán. Họ là những nhà đàm phán về đạo lý theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi và có quyền lực. Trong thực tế, cả hai đều chủ tâm sử dụng nhiều phương pháp cộng tác mà tôi sẽ chỉ cho bạn qua cuốn sách này.

……

Trên đây là một trích đoạn sách Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì – Herb Cohen. Nếu các bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản nhé!

Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì - Herb Cohen

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè!

Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!

5/5 - (9 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Trích dẫn sách Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc - OSHO

Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc – OSHO

"Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc" Bằng sự gần gũi và tình yêu, bằng cách cởi mở với nhiều người khác, bạn sẽ càng trở nên giàu có. Và nếu có thể sống trong tình yêu sâu sắc, trong tình bạn bền chặt, trong sự gần gũi thân thiết với nhiều người, tức là bạn đã có một cuộc sống đúng nghĩa. Và cho dù ở đâu, bạn đều học được cách sống và sống hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *